Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách tài chính thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa
PREMIUM
Số trang
225
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1274

Chính sách tài chính thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

LƯỜNG ĐỨC DANH

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THU HÚT ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI PHỤC VỤ CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH THANH HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

LƯỜNG ĐỨC DANH

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THU HÚT ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI PHỤC VỤ CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng

Mã số : 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. PHẠM VĂN LIÊN

2. TS. VÕ THỊ PHƯƠNG LAN

HÀ NỘI - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu

của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực

có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Lường Đức Danh

ii

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan...................................................................................................................................i

Mục lục .......................................................................................................................................... ii

Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................................ iv

Danh mục các bảng........................................................................................................................v

Danh mục các hình.........................................................................................................................v

MỞ ĐẦU........................................................................................................................................1

Chương 1: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI PHỤC VỤ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.................................. 15

1.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ......... 15

1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................................................... 15

1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế..................................................................................... 22

1.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................ 34

1.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

NGOÀI PHỤC VỤ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ........................................... 36

1.2.1. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài....................................................................... 36

1.2.2. Chính sách tài chính thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ chuyển

dịch cơ cấu kinh tế ................................................................................................. 44

1.3. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THU HÚT FDI

PHỤC VỤ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC .............................................................................. 60

1.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài......................................................................................... 60

1.3.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước ..................................................... 65

1.3.3. Bài học rút ra đối với tỉnh Thanh Hóa ................................................................... 69

Kết luận chương 1.............................................................................................................. 73

Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THU HÚT ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI PHỤC VỤ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

CỦA TỈNH THANH HÓA...................................................................................................... 74

2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC

TRẠNG FDI CỦA TỈNH THANH HÓA ....................................................................... 74

2.1.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thanh hóa ............. 74

2.1.2. Thực trạng FDI của tỉnh Thanh Hóa ...................................................................... 78

2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THU HÚT FDI PHỤC VỤ

CHUYỂN DỊCH CCKT CỦA TỈNH THANH HÓA .................................................... 84

2.2.1. Chính sách tài chính về cơ sở hạ tầng .................................................................... 85

2.2.2. Chính sách tài chính về xúc tiến đầu tư ................................................................. 94

iii

2.2.3. Chính sách tài chính về đất đai............................................................................... 99

2.2.4. Chính sách tài chính về đào tạo nguồn nhân lực ................................................. 105

2.2.5. Chính sách tài chính về cải cách thủ tục hành chính........................................... 114

2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THU HÚT FDI PHỤC

VỤ CHUYỂN DỊCH CCKT CỦA TỈNH THANH HÓA........................................... 121

2.3.1. Kết quả đạt được.................................................................................................... 121

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 125

Kết luận chương 2............................................................................................................ 136

Chương 3: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM THU HÚT

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI PHỤC VỤ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

KINH TẾ CỦA TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN ĐẾN 2030........ 137

3.1. MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG,

QUAN ĐIỂM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI PHỤC VỤ

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM

2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030.................................................................................. 137

3.1.1. Dự báo xu hướng vận động của dòng FDI trên thế giới và thuận lợi

thách thức đối với tỉnh Thanh Hóa ..................................................................... 137

3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.................................................................... 141

3.1.3. Định hướng thu hút FDI và quan điểm chỉ đạo về chính sách tài chính

thu hút FDI phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................... 144

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THU HÚT FDI

PHỤC VỤ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH THANH HÓA

ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN ĐẾN 2030 .................................................................... 148

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính................................................. 148

3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác ................................................................................. 165

3.3. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN......................................................... 176

3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội......................................................................................... 176

3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và bộ ngành có liên quan............................................ 178

Kết luận chương 3............................................................................................................ 181

KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 182

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT NỘI DUNG

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank)

BBC Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BOT Xây dựng- kinh doanh - chuyển giao (Building - Operate -Transfer)

BT Xây dựng - chuyển giao (Building -Transfer)

BTO Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (Building -Transfer - Operate)

CDCCHXK Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu

CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CNH- HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT Công nghệ thông tin

CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ & vừa

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Invesment)

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GPMB Giải phóng mặt bằng

KCN, KCX Khu công nghiệp, khu chế xuất

KHCN Khoa học công nghệ

KHXH Khoa học xã hội

KTQD Kinh tế quốc dân

LLSX Lực lượng sản xuất

MNCs Công ty đa quốc gia (Multil National Corporation)

NSNN Ngân sách Nhà nước

ODA Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)

OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index)

PPP Hợp tác công tư (Public - Private -Partnership)

PAPI Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh

(Public Administration Performance Index)

QHSX Quan hệ sản xuất

TLSX Tư liệu sản xuất

TNC Công ty xuyên quốc gia (Transnational corporation)

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

UBND Ủy ban nhân dân

UNCTAD Diễn đàn thương mại và phát triển của liên hiệp quốc (United Nations

Conference on Trade and Development)

WB Ngân hàng thế giới (World bank)

WTO Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu Nội dung bảng Trang

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng và thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2011 - 2017...........76

Bảng 2.2: FDI của tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2017..........................................................78

Bảng 2.3: FDI của tỉnh Thanh Hóa theo đối tác đầu tư giai đoạn 2011 - 2017 ..........................80

Bảng 2.4: FDI vào Thanh Hóa theo địa điểm đầu tư giai đoạn 2011 - 2017 ..............................82

Bảng 2.5: FDI của tỉnh Thanh Hóa theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2017 ..........................83

Bảng 2.6: Chi ngân sách Nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2011 - 2017...........88

Bảng 2.7: Chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động xúc tiến đầu tư giai đoạn

2011 - 2017 ..................................................................................................................96

Bảng 2.8: Dự toán chi phí san lấp mặt bằng KCN số 3,4,5 trong khu kinh tế Nghi Sơn.........102

Bảng 2.9: Chi ngân sách Nhà nước cho GPMB giai đoạn 2011 - 2017....................................104

Bảng 2.10: Chi NSNN cho đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2017 .............................109

Bảng 2.11: Chi ngân sách Nhà nước nhằm ứng dụng CNTT giai đoạn 2011 - 2017 ..............114

Bảng 2.12: Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011- 2017...................118

Bảng 3.1: Tác động của chính sách đối với giá cho thuê đất tại KCN số 3, 4,5,6 - KKT

Nghi Sơn.......................................................................................................................157

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu Nội dung hình Trang

Hình 2.1: FDI của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2017................................................79

Hình 2.2: FDI Thanh Hóa theo đối tác đầu giai đoạn 2011 - 2017...................................81

Hình 2.3: FDI Thanh Hóa theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2017...............................84

Hình 2.4: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2017 ...................................120

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế là những vấn đề cấp bách đối với các quốc gia có trình độ phát triển

kinh tế thấp. Việc nâng cao trình độ, quy mô các nguồn lực và xây dựng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) hiện đại, bền vững là một trong những

nội dung cốt lõi. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trở thành yếu tố khách quan của

quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân trong xu hướng toàn cầu hóa. FDI có

vai trò quan trọng, thông qua FDI, nước nhận đầu tư có cơ hội tham gia vào

quá trình phân công lao động quốc tế, từ đó nâng cao trình độ phát triển, tạo

động lực thúc đẩy chuyển dịch CCKT. Nước ta luôn coi trọng việc thu hút FDI

để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh

tế. FDI có ảnh hưởng lan tỏa đến các ngành kinh tế, hiện đại hóa nền kinh tế.

Tuy nhiên, không phải lúc nào FDI cũng có tác động tích cực. Do đó, nếu

không đánh giá, phân tích đúng những yếu kém trong tổ chức thu hút và sử

dụng FDI, chúng ta không thể đưa ra được những giải pháp khả thi nhằm phát

huy mặt tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ nguồn vốn này đến chuyển

dịch cơ cấu kinh tế.

Trong xu thế phát triển của cả nước thì tỉnh Thanh hóa cũng có nhiều

chuyển biến tích cực thông qua việc mở rộng hợp tác với nước ngoài trong các

lĩnh vực đầu tư, thương mại, dịch vụ. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện

nay của tỉnh Thanh hóa luôn đứng tốp đầu trong cả nước về thu hút FDI và hiện

đang là một trong những địa phương đứng đầu của cả nước về tổng vốn FDI từ

Nhật Bản. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu của tỉnh Thanh hóa đã đạt được những

thành tựu đáng khích lệ, kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, xây

dựng và dịch vụ, ngành nghề, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi

mới. Cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng tăng dần

qua các năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường, đời sống vật chất

và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng trong tỉnh ngày càng được cải thiện.

2

Với mục tiêu tổng quát là đến năm 2025 đưa tỉnh Thanh Hóa cơ bản trở thành

một tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo

hướng hiện đại. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội

dung đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, được Đảng bộ

và nhân dân tỉnh Thanh Hóa đặt ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần

thứ XV là “tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ,

giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp” nhưng quá trình CDCCKT của tỉnh vẫn

còn chậm và chưa thật sự đáp ứng được mục tiêu đề ra. Tỷ trọng nhóm ngành

công nghiệp chưa cao, đặc biệt các lĩnh vực công nghiệp chế tạo và công

nghiệp có công nghệ kỹ thuật hiện đại, cơ cấu ngành dịch vụ chưa có sự

chuyển dịch mạnh mẽ đối với dịch vụ chất lượng cao. Có nhiều nguyên nhân

khác nhau, nhưng nguyên nhân quan trọng là thiếu một đòn bẩy về vốn nhằm

thúc đẩy quá trình CDCCKT của tỉnh Thanh Hóa diễn ra nhanh chóng hơn

nữa. Đòn bẩy đó chính là nguồn lực từ nước ngoài, trong đó có thu hút FDI.

Do đó, việc nghiên cứu đưa ra hệ thống chính sách tài chính phù hợp, có cơ

sở khoa học làm đòn bẩy mạnh mẽ trong việc thực hiện mục tiêu thu hút FDI

nhằm phục vụ CDCCKT là yêu cầu bức thiết cần đặt ra.

Xuất phát từ vấn đề cấp thiết này, tôi đã lựa chọn đề tài “Chính sách tài

chính thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của tỉnh Thanh Hóa” làm luận án tiến sĩ.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

2.1.1. Những nghiên cứu dưới dạng luận án tiến sỹ

(1). Nguyễn Tiến Long (2012),“Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển

dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên”, luận án tiến sĩ kinh tế, đại học kinh tế

Quốc dân Hà Nội. Tác giả đã kiểm định FDI với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở

tỉnh Thái Nguyên, với phương pháp phân tích định tính và định lượng từ số liệu

giai đoạn năm 1993 - 2009 cho thấy:

(i) Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng đối với CDCCKT của

tỉnh Thái Nguyên theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

3

(ii) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tích cực đến cân đối tài chính của

tỉnh Thái Nguyên, tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường,

đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

(iii) Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát

triển kinh tế đồng đều tại các vùng của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, đây là luận

án đề cập đến đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ của

tỉnh Thái Nguyên, mà chưa đề cập đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa mà tác giả đang nghiên cứu.[25]

(2). Nguyễn Tấn Vinh (2011),“ Đầu tư trực tiếp nước ngoài với quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh”, luận án tiến sĩ kinh tế, đại

học kinh tế - Luật TP.HCM, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh

hưởng của FDI đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thông qua tăng

trưởng kinh tế ngành của TP. HCM, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm

thu hút và sử dụng FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. HCM theo

hướng hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, luận án chỉ đề cập đến ảnh hưởng của

FDI đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành mà phạm vi ở

TP.HCM, mà không phải đề cập đến chính sách tài chính thu hút FDI phục vụ

CDCCKT của tỉnh Thanh Hóa. Về cơ bản có nhiều điểm khác biệt về nội dung,

phạm vi nghiên cứu so với đề tài mà tác giả đang thực hiện.[70]

(3). Nguyễn Minh Hằng (2011),“Chính sách tài chính với thu hút đầu tư

nước ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, luận án tiến

sỹ kinh tế Học viện tài chính. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính

sách tài chính, tác động của các chính sách tài chính trong việc thu hút vốn FDI.

Đánh giá thực hiện sử dụng các chính sách tài chính để thu hút vốn FDI vào Việt

Nam. Đồng thời chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế và nguyên

nhân của hạn chế của các chính sách tài chính. Đề xuất các giải pháp để sử dụng

hiệu quả các chính sách tài chính nhằm thu hút FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên,

phạm vi nghiên cứu của luận án khác với phạm vi của NCS là chính sách tài

chính thu hút FDI vào tỉnh Thanh Hóa nhằm phục vụ chuyển dịch CCKT theo

ngành. [19]

4

(4). Hoàng Văn Bằng (2003), “Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế Học viện tài chính, luận án đã bổ sung, hoàn

thiện lý luận về tác động của thuế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các

nước nhận đầu tư. Phân tích thực trạng sử dụng chính sách thuế trong thu hút và

sử dụng FDI tại Việt Nam. Đồng thời tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm sử

dụng chính sách thuế trong thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả cao nhất, phát

huy tích cực vai trò của thuế trong thu hút FDI phục vụ cho sự nghiệp CNH -

HĐH tại Việt Nam. Mặc dù vậy, nội dung của luận án chỉ đề cập đến chính sách

thuế để nhằm thu hút FDI mà không sử dụng các chính sách khác như chính sách

chi NSNN như luận án mà NCS đang thực hiện.[2]

(5).Tào Thị Hoàng Anh (2007). “Đổi mới và hoàn thiện chính sách thuế

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam theo hướng CNH, HĐH”, luận

án tiến sĩ Học viện tài chính, luận án nghiên cứu và làm rõ các vấn đề lý luận và

thực tiễn về chuyển dịch CCKT và vai trò của thuế trong việc thúc đẩy chuyển

dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH. Đồng thời xem xét chọn lọc kinh nghiệm

sử dụng chính sách thuế thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH

của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học với Việt Nam. Đánh giá việc

sử dụng chính sách thuế để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm

1990 đến nay. Đề xuất giải pháp mới hoàn thiện chính sách thuế nhằm thúc đẩy

nhanh quá trình chuyển dịch CCKT ở nước ta trong những năm tới. Tuy nhiên,

luận án mới chỉ đề cập đến hoàn thiện chính sách thuế nhằm thúc đẩy nhanh quá

trình chuyển dịch CCKT ở Việt Nam chứ không đề cập đến hoàn thiện chính

sách thuế nhằm thu hút FDI phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như tác giả đang

nghiên cứu.[1]

(6). Ngô Việt Hương (2015),“Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa” luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài

chính.Trong luận án này tác giả đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chuyển dịch

CCKT, vai trò và tác động của tài chính đối với quá trình chuyển dịch CCKT

nông nghiệp. Phân tích tác động của các giải pháp tài chính: chi NSNN, tín dụng

Nhà nước, tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch CCKT nông nghiệp đồng thời

5

đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKT nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa ở các khía

cạnh: tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp trong nền kinh tế, chuyển dịch CCKT nội

bộ ngành nông nghiệp...Đề xuất quan điểm và các giải pháp cụ thể về chi NSNN,

tín dụng Nhà nước, tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch

CCKT nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, luận án chỉ đề cập đến việc sử

dụng các công cụ về tài chính như chi NSNN, công cụ tín dụng nhằm thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Vì vậy, đối tượng phạm vi và nội dung nghiên cứu khác với luận án mà tác giả

đang nghiên cứu.[20]

(7). Xổm Xạ Ạt Unxi đa (2004)“Hoàn thiện các giải pháp tài chính trong

thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Lào đến năm 2010”, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính Hà Nội. Trong luận

án, tác giả đã phân tích vai trò của các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu

hút vốn FDI, đánh giá thực trạng thực hiện giải pháp tài chính về thu hút vốn FDI

của Lào trong những năm qua và kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về

sử dụng giải pháp tài chính thu hút FDI. Từ đó, tác giả đề ra các giải pháp tài

chính chủ yếu nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào

đến năm 2010 như: tiếp tục hoàn thiện các chính sách thuế, cơ cấu chi tiêu của

Chính phủ, chính sách tiền tệ - tín dụng, tạo môi trường chính trị ổn định, cải thiện

môi trường pháp lý, tăng cường hiệu lực của chính sách quản lý vĩ mô. Tuy nhiên,

dù được tiếp cận dưới nhiều góc độ, hoàn thiện các giải pháp để tăng cường thu

hút FDI vào Lào thường chỉ được trình bày như một phần nội dung trong các công

trình nghiên cứu về FDI, chứ chưa trở thành một nội dung duy nhất, một cách có

hệ thống và cập nhật một công trình riêng biệt, và tác giả luận án cũng chưa đề

cập đến sử dụng các chính sách về tài chính để thu hút FDI với chuyển dịch cơ cấu

kinh tế ở Lào giống như luận án mà tác giả đang nghiên cứu.[67]

2.1.2. Những nghiên cứu dưới dạng, đề tài nghiên cứu khoa học

(1). Ngô Đình Giao (1994), “Luận cứ khoa học của việc chuyển dịch

CCKT theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân” là một đề tài cấp Nhà

nước (KX 0305) với sự tham gia đông đảo của nhiều học giả. Đề tài này đề cập

6

đến những quan niệm về công nghiệp hóa, cơ sở khoa học của việc thực hiện

công nghiệp hóa, một số mô hình công nghiệp hóa (CNH), kinh nghiệm CNH ở

một số nước, thực trạng CNH ở Việt Nam. Đề tài này cũng nêu ra cơ sở lý luận về

thực tiễn của chuyển dịch CCKT, quan điểm và phương hướng xây dựng CCKT

có hiệu quả ở Việt Nam, đánh giá thực trạng CCKT ở nước ta trong thời gian

trước năm 1994, nghiên cứu phương pháp và biện pháp chuyển dịch CCKT theo

hướng CNH ở Việt Nam, nghiên cứu về chuyển dịch CCKT theo lãnh thổ, và

những biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện chuyển dịch CCKT thành công,

đồng thời nghiên cứu thực tiễn ở một số địa phương. Tuy nhiên, đề tài này còn đề

cập mờ nhạt vai trò của FDI đối với chuyển dịch CCKT, điều này cũng có nguyên

nhân lịch sử của nó, vì khi đề tài ra đời, đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam

được 5 năm và mới bắt đầu có tác động tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam.

Mặt khác, tuy nghiên cứu điều kiện thực tiễn ở một số địa phương của Việt Nam,

nhưng tỉnh Thanh Hóa lại chưa được xem xét và nghiên cứu trong đề tài này.[18]

(2) GS.TSKH Lương Xuân Quỳ (chủ nhiệm đề tài KHXH 03.01) (2000)

là một đề tài cấp nhà nước có chất lượng với sự tham gia đông đảo của các nhà

khoa học đầu ngành “Cơ cấu các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường

theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Đề tài đã làm rõ những lí luận

và quan điểm về thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế và vị trí của các thành phần

kinh tế trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trên cơ

sở đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển cơ cấu các thành phần kinh tế ở

Việt Nam từ khi đổi mới đến năm 2000, từ đó góp phần tổng kết thực tiễn cung

cấp luận cứ khoa học và các giải pháp cho việc định hướng các chính sách cho

các thành phần kinh tế nhằm phát triển lực lượng sản xuất xã hội trong cơ cấu

thành phần kinh tế ở Việt Nam.Tuy nhiên, CCKT theo ngành và theo vùng kinh

kế và vai trò của FDI với chuyển dịch CCKT (trong đó CCKT theo thành phần)

chưa được đề cập một cách có hệ thống, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập.[31]

2.1.3. Những nghiên cứu dưới dạng bài báo khoa học

(1). Phạm Thị Mỵ (2015),“Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc,

Singapore và những gợi ý cho Việt Nam”.Tác giả bài báo đã đưa ra kinh nghiệm

7

về thu hút FDI của hai quốc gia được coi là “điểm sáng” về thu hút FDI của

Châu Á trong những năm gần đây. Đối với kinh nghiệm về thu hút FDI của

Trung Quốc tác giả đưa ra một số quan điểm sau:

- Từng bước hình thành hệ thống chính sách đầu tư thống nhất cho cả

doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, tạo môi trường kinh tế thị trường

cạnh tranh công bằng.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao hiệu suất của ngành Hải

quan, tăng cường xây dựng hệ thống cơ sở tín dụng xã hội, tạo môi trường ưu đãi

cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đây bỏ vốn.

- Tăng cường quản lý giám sát thuế, phòng ngừa doanh nghiệp FDI thông

qua định giá chuyển tài sản, chuyển nhượng tài sản phi pháp ra nước ngoài.

Chuyển hướng đầu tư từ gia công đơn giản, ngành chế tạo lắp sáp trình độ thấp,

sang nghiên cứu phát triển, thiết kế công nghệ mũi nhọn và phát triển lưu thông

hiện đại. Thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

- Đối với kinh nghiệm từ Singapore là đất nước hầu như không có tài

nguyên nhưng lại có những bước phát triển thần kỳ, có được điều này một phần

quan trọng là nhờ vào nguồn vốn FDI có quy mô lớn, liên tục chảy vào quốc đảo

này đó là nhờ vào một số bí quyết sau:

Một là, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung

vào ba lĩnh vực ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu.

Hai là, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn

định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ công khai khẳng

định, không quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài, chú trọng xây dựng

kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất. Xây dựng hệ thống pháp luật

hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả, tệ nạn tham nhũng được xử

lý rất nghiêm.

Từ kinh nghiệm về thu hút FDI của Chính phủ Trung quốc và Singapore, tác

giả đề xuất một số bài học thu hút FDI với Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa đề

cập đến FDI tác động như thế nào đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam nói

chung và địa phương nói riêng như luận án mà tác giả đang nghiên cứu.[26]

8

(2). Mai Văn Trường (2014) “Vấn đề quản lý FDI tại tỉnh Thanh

Hóa”.Tác giả bài báo đã đề cập đến vấn đề quản lý FDI hiện nay ở tỉnh Thanh

Hóa bởi vì Thanh Hóa là tỉnh đang nổi lên như một điểm sáng trong cả nước về

thu hút nguồn vốn FDI. Điển hình trong năm 2013 tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 2

trong cả nước về thu hút FDI (sau tỉnh Thái Nguyên) và đứng thứ 7 nếu tính lũy

kế vốn FDI đến năm 2013. FDI đã góp phần quan trọng trong tạo việc làm, tăng

năng suất lao động cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Tính đến hết năm 2013,

khu vực FDI trên địa bàn tỉnh đã tạo việc làm cho hơn 40.000 lao động trực tiếp

và một số lượng lớn lao động gián tiếp. Khu vực kinh tế này đã mang đến một

phương thức đầu tư kinh doanh mới, khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước.

Thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước,

công nghệ và năng lực quản lý kinh doanh được chuyển giao, tạo động lực cạnh

tranh giữa các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt

được trong thu hút FDI thì công tác quản lý quá trình triển khai dự án FDI còn

chưa tốt cụ thể do cán bộ thiếu kinh nghiệm, trình độ yếu kém, thủ tục hành

chính còn bị các nhà đầu tư kêu ca phàn nàn, doanh nghiệp gặp khó khăn trong

giải phóng mặt bằng, thuê công nhân, cung cấp nguyên, vật liệu. Công tác quản

lý yếu kém đã tạo nhiều kẻ hở cho các đối tác nước ngoài lợi dụng gây thiệt hại

cho phía Việt Nam, nâng giá đầu vào, hạ giá đầu ra để thu lợi từ khâu đầu, trước

khi dự án đi vào hoạt động, nhập công nghệ cũ, lạc hậu, gian lận thương mại,

bán phá giá. Để tiếp tục phát huy những gì hiện có và hạn chế những yếu kém

trên trong thu hút và quản lý FDI, tác giả đã đưa ra một số giải pháp khắc phục

hạn chế trên. Tuy nhiên, tác giả bài báo mới đặt ra vấn đề làm thế nào để quản lý

và duy trì thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa bền vững, hiệu quả chứ

chưa đề cập đến đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu kinh tế như

tác giả đang nghiên cứu.[46]

2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

(1). Shojiro Tokunaga (chủ biên) 2001,“Đầu tư nước ngoài của Nhật Bản

và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở Châu Á ” đề cập đến FDI của Nhật Bản ở

Châu Á với các hệ thống sản xuất, mậu dịch và tài chính. Cuốn tài liệu này đề

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!