Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN CHIỀU
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ VAI TRÕ
CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội – 2013
1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN CHIỀU
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ VAI TRÕ
CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62. 22. 80.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Đức
Hà Nội - 2013
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài
liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Chiều
3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5
1.1. Những công trình nghiên cứu về "chính sách an sinh xã hội" 5
1.2. Công trình nghiên cứu về "vai trò của nhà nước" 16
Chƣơng 2. CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ VAI TRÕ CỦA NHÀ
NƢỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
25
2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách an sinh xã hội 25
2.2. Tính tất yếu, vai trò và yêu cầu đặt ra đối với nhà nước trong việc thực hiện
chính sách an sinh xã hội
38
2.3. Thực hiện chính sách an sinh xã hội ở một số nước trên thế giới và kinh
nghiệm đối với Việt Nam
49
Chƣơng 3. VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
66
3.1.Quá trình hình thành và nội dung chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện
nay
66
3.2. Một số thành tựu thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính
sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
77
3.3. Một số hạn chế của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội
ở Việt Nam hiện nay
93
Chƣơng 4. BỐI CẢNH, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
107
4.1. Bối cảnh và phương hướng nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực
hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
107
4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực
hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
116
KẾT LUẬN 143
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASXH: An sinh xã hội
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
KTTT: Kinh tế thị trường
KT - XH: Kinh tế - xã hội
NXB: Nhà xuất bản
TGXH: Trợ giúp xã hội
ƯĐXH: Ưu đãi xã hội
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền được hưởng ASXH là một trong những quyền cơ bản và là một đòi hỏi
chính đáng xuất phát từ nhu cầu phòng tránh rủi ro của con người. Tuyên ngôn
Nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1948 đã ghi nhận: Tất cả mọi người với
tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự
thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho sự tự do phát triển
cá nhân. Để cụ thể hoá quyền được hưởng ASXH, tổ chức Lao động quốc tế đã
khẳng định "ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình
thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về
KT - XH do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y
tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” [24, tr.9-10].
Nhằm hiện thực hoá nhu cầu phòng tránh rủi ro, từ xa xưa con người đã có các
biện pháp như tiết kiệm (tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn) hoặc nhờ sự cưu
mang, đùm bọc của cộng đồng (lá lành đùm lá rách), v.v. Tuy nhiên, trong nền
KTTT, những biện pháp có tính truyền thống như trên đã không còn đủ sự an toàn
để giúp cho mỗi người có thể tự khắc phục hoặc vượt qua khó khăn khi gặp phải rủi
ro trong cuộc sống. Bổ sung vào đó là hệ thống "chính sách ASXH" được nhà nước
đảm bảo thực thi. Nhà nước thông qua chính sách ASXH để duy trì sự ổn định và
phát triển của xã hội. Trong mọi thời kỳ, đảm bảo ASXH luôn là đòi hỏi mang tính
tất yếu khách quan để nhà nước thực hiện cả chức năng giai cấp và chức năng xã
hội của mình.
Qua hơn 25 năm đổi mới Đất nước theo đường lối phát triển KTTT định
hướng XHCN, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về KT - XH: Kinh tế
tăng trưởng nhanh, cơ cấu chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý, thu nhập bình
quân đầu người ngày tăng, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Cùng
với những thành tựu đạt được về kinh tế, Nhà nước cũng đóng vai trò rất quan trọng
trong việc thực hiện chính sách ASXH cho người dân. Nhiều chính sách ASXH đã
được các cơ quan nhà nước nghiên cứu, ban hành và triển khai, qua đó đã góp phần
“thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách
2
phát triển” [43, tr.101]. Nhưng cũng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan khác nhau mà việc thực hiện chính sách ASXH của Nhà nước đang phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng trong thu
nhập ngày càng rõ rệt; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến hàng triệu
người nông dân không còn đất sản xuất, buộc họ phải di chuyển từ nông thôn ra
thành thị để tìm việc làm, chấp nhận cuộc sống bấp bênh và nhiều rủi ro; dân số
ngày càng già hoá; cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu đã
dẫn đến tình trạng thất nghiệp, đe doạ đến cuộc sống của nhiều người lao động,
nhất là lao động thu nhập thấp, lao động phổ thông, v.v. Hậu quả chiến tranh,
tình trạng thất nghiệp, bệnh tật, ốm đau và sự tác động của thiên tai, luôn là nguy
cơ đẩy hàng triệu người dân Việt Nam rơi vào cảnh nghèo đói. Nếu Nhà nước
không có chính sách ASXH hiệu quả thì đây sẽ là rào cản và mầm mống của
những bất ổn về chính trị, kinh tế và xã hội, ngăn trở quá trình xây dựng một xã
hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" [44, tr.24].
Với đặc trưng chung của một quốc gia đang phát triển, chính sách ASXH và
vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam vẫn cần
tiếp tục nhận thức và hoàn thiện. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Chính sách an sinh
xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở
Việt Nam” làm luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử sẽ có cả ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chính sách ASXH và
vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH, kinh nghiệm quốc tế
và thực trạng Nhà nước thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam, luận án làm rõ
bối cảnh, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của
Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các nhiệm vụ chính
như sau:
3
Thứ nhất, trình bày những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm quốc tế trong
việc thực hiện chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính
sách ASXH.
Thứ hai, phân tích nội dung cơ bản của chính sách ASXH và vai trò của Nhà
nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, đề xuất phương hướng và những giải pháp nâng cao vai trò của Nhà
nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối
của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người, thực hiện chính sách ASXH
và vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH. Ngoài ra, luận án còn kế
thừa và phát triển những quan điểm lý luận của các nhà khoa học trong nước và thế
giới về những nội dung có liên quan.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của triết học MácLênin và các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội như: khái quát
hoá, trừu tượng hoá, kết hợp lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn
dịch, hệ thống - cấu trúc, phân tích tài liệu, v.v. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một
số phương pháp thu thập thông tin của xã hội học.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là "chính sách ASXH và vai trò của nhà
nước trong việc thực hiện chính sách ASXH".
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận chung về chính
sách ASXH, vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH và thực
tiễn của nó ở Việt Nam hiện nay. Những số liệu được sử dụng trong luận án được
giới hạn chủ yếu từ khi thực hiện đường lối Đổi mới Đất nước (1986) đến nay.
4
5. Cái mới của luận án
Với tư cách là một công trình nghiên cứu từ góc độ triết học về chính sách
ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH, luận án có
những điểm mới sau:
- Khái quát và hình thành hệ thống lý luận về chính sách ASXH và vai trò của
nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH.
- Cung cấp thông tin, phân tích và đánh giá khái quát về chính sách ASXH ở
Việt Nam và vai trò của Nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam
hiện nay.
- Từ góc độ triết học, luận án đã đề xuất một số phương hướng và những giải
pháp chủ yếu nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH
ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về chính sách ASXH
và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH nói chung và ở Việt
Nam nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu,
giảng dạy. Những phương hướng và giải pháp được luận án đề xuất có thể gợi mở
cho các cơ quan quản lý có những điều chỉnh phù hợp để thực hiện chính sách
ASXH hiệu quả hơn, qua đó góp phần nâng cao vai trò của Nhà nước trong thực
hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách
ASXH là những nội dung đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và
được luận giải từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Vì thế, sự khái quát, đánh giá và
phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan sẽ giúp cho luận án tránh được sự
trùng lặp về góc độ tiếp cận cũng như nội dung.
1.1. Những công trình nghiên cứu về "chính sách an sinh xã hội"
Trong các công trình nghiên cứu về chính sách ASXH, chúng ta có thể khái
quát thành một số nhóm vấn đề sau:
1.1.1. Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội trong chính sách xã hội
Điểm chung của cách tiếp cận này là nhìn nhận chính sách ASXH như một
phần trong hệ thống chính sách xã hội của nhà nước. Chúng ta có thể kể đến một số
công trình có cách tiếp cận này như:
Tác giả Bùi Đình Thanh trong công trình “Những quan điểm lý luận, phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu chính sách xã hội” (Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1993) đã phân tích một cách sâu sắc khái niệm "chính sách xã hội" và trình
bày những vấn đề lý luận chung về chính sách xã hội như: Quan điểm, phương pháp
luận nghiên cứu chính sách xã hội; tính nhân văn và tính cách mạng trong hoạch
định về chính sách xã hội và cơ chế quản lý xã hội; quan hệ giữa chính sách xã hội
và dân số, kinh tế cùng các tầng lớp xã hội như phụ nữ, thanh niên v.v...
Trong công trình “Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện nay”
(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993) tác giả Hoàng Chí Bảo đã đề cập đến các
vấn đề: Lý luận chung về chính sách xã hội; cấu trúc chính sách xã hội, quan hệ
của chính sách xã hội với các chính sách khác; quan hệ của chính sách xã hội với
các tầng lớp, giai cấp xã hội; đổi mới chính sách xã hội trong tình hình hiện nay,
v.v.
Tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến trong công trình “Góp phần đổi
mới và hoàn thiện chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay” (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996) đã làm rõ một số nội dung của chính sách ASXH qua việc
6
phân tích: Cơ sở lý luận của bảo đảm xã hội; nhũng quy định của công ước quốc tế
về bảo đảm xã hội và kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thực hiện chính
sách bảo đảm xã hội; lịch sử hình thành chính sách bảo đảm xã hội ở Việt Nam;
vấn đề đổi mới chính sách bảo đảm xã hội nói chung và chính sách ASXH nói riêng
trên các lĩnh vực như BHXH, cứu trợ xã hội, ƯĐXH. Mặc dù vẫn chưa phân định rõ
ràng giữa bảo đảm xã hội với ASXH song có thể nói, công trình đó đã đưa ra nhiều
luận cứ quan trọng cho việc đổi mới và hoàn thiện chính sách ASXH nói riêng và
chính sách xã hội nói chung ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
Tác giả Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú trong công trình “Khung chính
sách xã hội trong quá trình chuyển đổi sang KTTT (Kinh nghiệm quốc tế và thực
tiễn Việt Nam)” (Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999) đã khẳng định: Những thành quả xã
hội đã đạt được trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung là cơ sở tốt giúp Việt Nam
chuyển tiếp sang nền KTTT. Tuy nhiên, để giữ gìn và phát huy được thành tựu đó,
tạo sự phát triển bền vững của xã hội, các tác giả cho rằng Nhà nước cần phải hình
thành khung chính sách xã hội phù hợp, đặc biệt là hệ thống chính sách bảo hiểm –
một trụ cột của hệ thống chính sách ASXH hiện đại.
Trong công trình “Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và
công bằng” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001), tác giả Phạm Xuân Nam cho
rằng, nói đến thực hiện chính sách xã hội và quản lý sự phát triển xã hội là nói đến
vai trò, chức năng của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch,
chương trình, dự án và các công cụ khác để định hướng và điều chỉnh xã hội theo
những mục tiêu mà chủ thể quản lý xã hội mong muốn hướng tới. Trong từng giai
đoạn khác nhau, tuỳ từng đối tượng xã hội cụ thể mà nhà nước đề ra và thực hiện
chính sách xã hội tương ứng, phù hợp. Vì thế, việc đổi mới, điều chỉnh chính sách
xã hội, trong đó có các trụ cột như chính sách BHXH, ƯĐXH là việc làm cần thiết,
phù hợp với quy luật khách quan. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chính sách phải trên
cơ sở đảm bảo sự công bằng và tiến bộ xã hội, phải tạo ra sự bền vững và an toàn
cho xã hội trong một giai đoạn phát triển.
Từ góc độ triết học, công trình “Tiến bộ xã hội: Một số vấn đề lý luận cấp
bách” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000) do tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn chủ
biên đã chỉ ra một số vấn đề có liên quan đến chính sách xã hội nói chung như: Quy
7
luật vận động, phát triển và tiến bộ mang tính khách quan của xã hội; những quan
niệm tiến bộ xã hội trước Mác và quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ
Chí Minh về tiến bộ xã hội; một số quan điểm hiện đại về tiến bộ xã hội; những vấn
đề đạo đức và văn hoá của tiến bộ xã hội, v.v. Những lý luận cơ bản về tiến bộ xã
hội đã được công trình làm sáng tỏ sẽ góp phần định hướng cho đề tài trong việc
xây dựng giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước trong đảm bảo ASXH, qua đó
góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Từ góc nhìn hiện đại hoá xã hội, tác giả Lương Việt Hải trong cuốn "Hiện đại
hoá xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2001) đã có cách nhìn mới về ASXH. Theo đó, thực chất hiện đại hoá xã hội là "sự
phát triển xã hội, sự giàu mạnh và thịnh vượng của quốc gia, là con người được
thoả mãn đầy đủ các nhu cầu cả vật chất lẫn tinh thần" [59, tr.35]. Xét từ góc độ
nào đó, đảm bảo ASXH vừa là tiêu chuẩn, vừa có chung mục tiêu với hiện đại hoá
xã hội. Trong quá trình ấy, nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Cũng từ góc độ triết học, cuốn sách "Công bằng xã hội, trách nhiệm và đoàn
kết xã hội" (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008), của tập thể tác giả do Phạm Văn
Đức, Đặng Hữu Toàn, Trần Văn Đoàn và Ulrich Dornberg (chủ biên) là công trình
gồm tập hợp một số bài viết về những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện công
bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam. Trong bài "Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam" tác giả Trần Đức Cường khẳng định: "Trong việc
hoạch định các chính sách phát triển KT - XH, quốc gia nào, bằng cách này hay
cách khác cũng phải xem xét và tính toán đến các vấn đề về công bằng xã hội, trách
nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội. Nếu một quốc gia chỉ chú trọng đến tăng trưởng
kinh tế ..nhưng không quan tâm đến sự công bằng giữa các tầng lớp, các giai cấp,
các nhóm dân cư, thì sự phát triển của quốc gia đó không bền vững" [49, tr.21].
Mặc dù không trực tiếp đề cập đến những nội dung căn bản của chính sách ASXH,
song từ cách tiếp cận đã cho thấy, đảm bảo ASXH vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu
góp phần thúc đẩy công bằng, trách nhiệm và đoàn kết xã hội ở nước ta hiện nay.
Nhìn nhận vấn đề đảm bảo ASXH là một vấn đề dân sinh quan trọng và chủ
yếu, trong cuốn sách "Vấn đề dân sinh và xã hội hài hoà" (Nxb Khoa học xã hội,
8
Hà Nội, 2010), do tác giả Phạm Văn Đức chủ biên đã nêu bật quan niệm dân sinh
trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả đã khái quát
thực tiễn vấn đề dân sinh trong quá trình xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc
và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Trong bài "Vấn đề dân sinh trong
chủ trương xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và chiến lược phát triển bền
vững của Việt Nam" tác giả Phạm Văn Đức nhấn mạnh "vấn đề dân sinh và phát
triển bền vững, hài hoà có mối quan hệ biện chứng, việc giải quyết tốt vấn đề dân
sinh là cơ sở cho sự phát triển hài hoà, bền vững và ngược lại, phát triển hài hoà,
bền vững là tiền đề quan trọng cho việc giải quyết vấn đề dân sinh" [51, tr.11].
Có thể nói, điểm chung của các công trình này là tập trung phân tích chính
sách xã hội và coi chính sách ASXH là một phần của hệ thống đó.
1.1.2. Nghiên cứu về pháp luật an sinh xã hội
Cách tiếp cận này cho rằng, để thực hiện chính sách ASXH, nhà nước cần
phải thể chế hoá và hình thành hệ thống pháp luật về ASXH. Nghĩa là cần hình
thành các quy định mang tính bắt buộc, có hiệu lực pháp lý nhằm xác định quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể khác nhau trong xã hội để thực hiện mục tiêu, nội dung
của chính sách ASXH. Điển hình cho cách tiếp cận này là giáo trình “Luật ASXH”
của Đại học Luật Hà Nội (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005). Công trình này đã
trình bày một cách toàn diện các vấn đề cơ bản như: Luật ASXH trong hệ thống
pháp luật Việt Nam; Quan hệ pháp luật ASXH và tranh chấp ASXH. Ngoài ra, từ
góc nhìn luật học, cuốn sách còn đề cập khá chi tiết đến các quy định của pháp luật
Việt Nam về các BHXH, ƯĐXH, cứu trợ xã hội.
Bên cạnh việc phân tích các khái niệm, nguyên tắc, vai trò của ASXH và pháp
luật ASXH của một số nước như Đức, Hoa Kỳ, Nga, cuốn sách "Pháp luật ASXH:
Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011), các tác giả Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thuý Hương đã khái quát tương đối
đầy đủ hệ thống pháp luật ASXH của Việt Nam. Qua những phân tích, đánh giá về
hệ thống pháp luật ASXH của Việt Nam hiện nay, các tác giả cho rằng để hoàn
thiện pháp luật ASXH của Việt Nam trong tình hình mới cần phải xúc tiến xây dựng
Bộ luật ASXH và cải cách các Luật BHXH và Luật BHYT.
9
Trong luận án tiến sĩ luật học “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về ASXH ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hiền Phương cho rằng,
cấu trúc pháp luật về ASXH gồm 4 bộ phận cơ bản: Pháp luật về BHXH; pháp luật
về BHYT; pháp luật về TGXH; pháp luật về ƯĐXH. Các chế độ này được Nhà nước
vừa quy định cụ thể, độc lập và vừa bổ trợ cho nhau nhằm điều chỉnh các hoạt động
đảm bảo ASXH trên phạm vi cả nước. Trong giai đoạn tới, để thích ứng với nền
KTTT và hội nhập quốc tế thì việc hoàn thiện pháp luật về ASXH của nước ta là
một nhiệm vụ cấp bách.
Tại Hội thảo “Chính sách, pháp luật về ASXH ở Việt Nam hiện nay” do Viện
Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Viện
KAS (Cộng hoà Liên bang Đức) tổ chức (ngày 19 -20/4/2010), các nhà khoa học
đều khẳng định, trong nền KTTT nhà nước có vai trò quan trọng trong đảm bảo
ASXH. Vì thế, để nâng cao vai trò của mình, Nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về ASXH, nâng cao hiệu lực quản lý, đảm bảo tính minh bạch, công bằng
trong quá trình thực hiện chính sách.
Ngoài các công trình nghiên cứu có tính khái quát như trên thì còn có một số
bài viết có tính chất trao đổi đã được đăng trên các tạp chí trong nước như: bài
“Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật ASXH” của Lưu Bình Nhưỡng (tạp chí
Luật học, số 5/2004); bài “Hoàn thiện pháp luật về ASXH ở Việt Nam” của Nguyễn
Xuân Nga (tạp chí BHXH, số 8/2007); bài "Luật ASXH trong hệ thống pháp luật
Việt Nam" của tác giả Phạm Công Trứ (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1/2004);
bài "Một số vấn đề cơ bản về quyền hưởng ASXH" của tác giả Phạm Trọng Nghĩa
(tạp chí BHXH, số 8/2005), v.v.
Có thể khẳng định rằng, tiếp cận chính sách ASXH dưới góc độ thể chế hoá
pháp luật ASXH là một trong những cách tiếp cận phổ biến hiện nay. Tuy nhiên,
các công trình này do nhấn mạnh đến khía cạnh pháp lý (chế tài bắt buộc, quyền và
nghĩa vụ) về ASXH nên chưa đề cập trực tiếp đến các phương diện khác của chính
sách ASXH. Nhiều vấn đề khác như khái niệm, vai trò, nội dung của chính sách
ASXH chưa được làm rõ và cần phải tìm hiểu thêm.
10
1.1.3. Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội với tư cách là một nội dung độc lập
Trước hết, có thể xem cuốn sách "Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách
ASXH ở Việt Nam hiện nay" (Nxb Chính trị quốc gia, 2009) do tác giả Mai Ngọc
Cường làm chủ biên trong khuôn khổ đề tài "Cơ sở khoa học của việc xây dựng,
hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở nước ta giai đoạn 2006 – 2015" là công
trình nghiên cứu có hệ thống về chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay. Công trình
này đã khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng chính sách ASXH ở Việt Nam
trong những năm gần đây và đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
chính sách ASXH, tiến tới xây dựng mô hình ASXH phù hợp với điều kiện KTTT
định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Cuốn "ASXH ở Việt Nam hướng tới 2020" (Nxb Chính trị quốc gia, 2012) do
tác giả Vũ Văn Phúc chủ biên là tập hợp các bài viết trình bày về:1) Những vấn đề
lý luận chung và kinh nghiệm thế giới về ASXH; 2) Những vấn đề về thực tiễn
ASXH ở nước ta. Trong bài "ASXH ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
tác giả Vũ Văn Phúc nhấn mạnh "bảo đảm ASXH trở thành vấn đề trung tâm trong
chiến lược phát triển đất nước, bởi việc chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng
XHCN ở Việt Nam" [91, tr.13-14]. Để thực hiện mục tiêu đó, một số tác giả cho
rằng Nhà nước cần phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau như: Tiếp tục quán
triệt sâu sắc và vận dụng tốt hơn quan điểm kết hợp hài hoà giữa thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội với bảo đảm ASXH ngay
trong từng bước và từng chính sách phát triển [91, tr.142]; xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về ASXH một cách đồng bộ, đồng thời quyết liệt đưa các văn bản vào
cuộc sống [91, tr.28]; phát triển mạnh và đa dạng hoá hệ thống BHXH, BHYT, tiến
tới BHYT toàn dân [91, tr.92]; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò
của hệ thống chính trị [91, tr.230], v.v. Có thể nói, mỗi bài viết dù có cách tiếp cận
khác nhau nhưng đều có chung mục đích là đưa ra giải pháp nhằm không ngừng
nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân, bảo đảm cho sự phát
triển bền vững của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Từ góc độ của một giáo trình giảng dạy cho bậc đại học, cuốn "Giáo trình
ASXH" của tác giả Nguyễn Văn Định và giáo trình "Nhập môn ASXH" của tác giả