Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách an ninh phòng thủ biển đảo thời chúa nguyễn (1558 - 1777).
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1737

Chính sách an ninh phòng thủ biển đảo thời chúa nguyễn (1558 - 1777).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG

ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA

LỊCH SỬ

---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀ I:

CHÍNH SÁCH AN NINH PHÒNG THỦ BIỂN ĐẢO

THỜI CHÚA NGUYỄN (1558-1777)

Sinh viên thực hiện : Hồ Phùng Khánh Giang

Chuyên ngành: Sư phạm Lịch Sử

Lớp : 13SLS

Người hướng dẫn: Ts. Nguyễn Duy Phương

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017

Lời Cảm Ơn

Khóa luận là kết quả cho những nỗ lực và cố gắng của em trong suốt

thời gian học tập tại trường Đại học Sư phạm. Để hoàn thành khóa luận này

ngoài những nỗ lực của bản thân thì em cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình

của các cá nhân, đơn vị. Đầu tiên, em xin gởi lời cám ơn chân thành đến cô

Nguyễn Duy Phương- Giảng viên khoa Lịch Sử đã trực tiếp hướng dẫn, giúp

đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận.

Em cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong khoa Lịch

Sử - trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng cùng các bạn lớp 13 sls, bạn

bè và gia đình đã động viên, quan tâm, đóng góp những lời khuyên và ý kiến

quý báu trong quá trình làm khóa luận để em có thể hoàn thành tốt đề tài.

Cuối cùng, em cũng xin cảm ơn đến thư viện trường Đại học Sư phạm,

phòng học liệu khoa Lịch Sử, thư viện Tổng hợp thành phố Đà Nẵng đã tạo

điều kiện cho em có thể tìm kiếm tư liệu phục vụ cho khóa luận của mình một

cách tốt nhất.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khóa luận không thể tránh khỏi

những hạn chế, thiếu sót . Em kính mong nhận được những đóng góp quý báu

của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện.

Đà Nẵng, tháng 5/2017

Người thực hiện

Hồ Phùng Khánh Giang

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................................2

2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nƣớc..........................................................................2

2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nƣớc ngoài ....................................................................4

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................5

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................6

5. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu .................................................................................................6

6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................7

7. Đóng góp của đề tài...........................................................................................................7

8. Bố cục của đề tài................................................................................................................7

B. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................8

Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH NHỮNG CHÍNH SÁCH AN NINH PHÒNG THỦ

BIỂN ĐẢO CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN (1558-1777) .....................................................8

1.1 Tổng quan về vùng biển đảo Việt Nam....................................................................8

1.1.1 Vị trí chiến lƣợc......................................................................................................8

1.1.2 Tiềm năng của vùng biển đảo Việt Nam...................................................................9

1.2. Tình hình trong nƣớc và quốc tế trong các thế kỉ XVI- XVII................................11

1.2.1 Trong nƣớc .................................................................................................................11

1.2.2 Quá trình Nam tiến của chúa Nguyễn ....................................................................14

1.2.3 Sự xâm nhập của thực dân phƣơng Tây............................................................16

1.3 Khái quát chính sách an ninh phòng thủ biển đảo trƣớc thời chúa Nguyễn .........20

Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................................28

2.1 Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ biển đảo ...................................................29

2.2 Phát triển lực lƣợng thủy quân ..................................................................................35

2.3 Huy động lực lƣợng nhân dân ....................................................................................41

2.4 Chống quân xâm lƣợc, tiêu diệt giặc biển .................................................................44

3 Đánh giá chính sách.........................................................................................................55

Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................................57

KẾT LUẬN..........................................................................................................................58

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................60

- 1 -

1. Lý do chọ n đề

tài

PHẦN MỞ ĐẦU

Biển Đông đối với Việt Nam là một hướng chiến lược có ý nghĩa quan

trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Biển

Đông là con đường giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Đồng

thời, biển cung cấp nguồn lợi thủy hải sản, dầu mỏ, là một trong những cửa

ngõ để đi vào nội địa bên trong… Với những đặc điểm như vậy thì từ xa xưa

và cho đến hiện nay thì ý thức bảo vệ biển đảo luôn được các triều đại và các

nhà nước trong suốt chiều dài lịch sử quan tâm. Các chúa Nguyễn là người có

công mở cõi, coi trọng việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đồng thời, chúa

Nguyễn là người tiếp nối cấc triều đại trước thực hiện các công việc bảo vệ

lãnh hải. Vào thời chúa Nguyễn từ 1558-1777 thì các chúa đã quan tâm đến

việc phòng thủ biển đảo và khẳng định chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa.

Tranh chấp biển Đông trở nên phức tạp và bị đẩy lên mức độ gay gắt

trong những năm gần đây. Việc tranh chấp này không bắt nguồn từ mâu thuẫn

hay tồn tại tranh chấp về chủ quyền lãnh hải do lịch sử để lại và quyền tài

phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế, vùng chồng lấn ở biển của các quốc

gia đòi yêu sách. Tranh chấp xuất phát từ sự đan xen lợi ích, mưu cầu địa

chính trị, trước hết là quản lý, kiểm soát tuyến hàng hải, hàng không chiến

lược và nguồn tài nguyên giàu có, đặc biệt là dầu mỏ ở khu vực này, từ đó mở

rộng ảnh hưởng ra toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tiêu biểu là việc

Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 lên hải phận nước ta vào

ngày 01-5-2014.

Qua quá trình học tập ở trường Đại học và trong tình hình hiện nay bảo

vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách. Vì vậy, tôi đã chọn

đề tài “Chính sách an ninh phòng thủ biển đảo thời chúa Nguyễn 1558 -

1777” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn là đóng góp một phần

- 2 -

nhỏ vào công tác nghiên cưú về biển đảo và góp phần thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội thông qua đề tài.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nƣớc

Thư tịch cổ Việt Nam đề cập và nhắc đến vùng biển Việt Nam. Tuy

nhiên, việc nghiên cứu vùng biển Việt Nam thì phải đến đầu thế kỉ XX với

một số bài viết đề cập đến vấn đề liên quan đăng trên tạp chí Những người

bạn cố đô Huế và một số học giả quan tâm nghiên cứu.

Giai đoạn từ 1945-1975, có những nghiên cứu đáng chú ý như tác phẩm

Les archiples de Hoang Sa et de Truong Sa selon les ancient ouvrages

Vietnamiens d‟histoire et de georgraphic của Võ Long Tê năm 1974. Năm

1975, nhóm nghiên cứu Sử địa (Sài Gòn) công bố số 29 Đặc khảo về Hoàng

Sa và Trường Sa (đầu năm 2015 đặc khảo này đã được tái bản với nhan đề là

Đặc khảo về Hoàng Sa - Trường Sa, biển Đông và chủ quyền Hoàng Sa,

Trường Sa do Nguyễn Nhã chủ biên). Đặc khảo này có những bài viết giá trị

của các tác giả Hoàng Xuân Hãn, Sơn Hồng Đức, Trần Thế Đức, Nguyễn

Nhã, Lam Giang, Lãng Hồ…. cung cấp nhiều tư liệu và luận cứ khoa học về

Hoàng Sa, Trường Sa được người Việt xác lập chủ quyền từ nhiều thế kỉ

trước.

Việc nghiên cứu chú trọng nhiều về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng

Sa, Trường Sa, lịch sử thủy quân và lịch sử chống ngoại xâm. Năm 1979 có

tác phẩm Hoàng Sa - quần đảo Việt Nam của Văn Trọng; Quần đảo Hoàng Sa

và quần đảo Trường Sa, bộ phận lãnh thổ Việt Nam, NXB Sự thật, 1981. Năm

1995, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia mã số BĐHĐ 01 về lịch sử

chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Nguyễn

Quang Ngọc làm chủ nhiệm được thực hiện thành công với nhiều đóng góp

trong tiến trình nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa đặc biệt ở góc độ bản đồ,

tài liệu thư tịch cổ trong nước và tư liệu phương Tây. Kết quả nghiên cứu của

đề tài đã được xuất bản năm 2002.

- 3 -

Năm 2003, Nguyễn Nhã bảo vệ luận án Quá trình xác lập chủ quyền

của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, với những bằng chứng

chứng minh quá trình chiếm hữu thực sự, hoà bình và thực thi liên tục của các

Nhà nước quân chủ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử tại hai quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa.

Đầu năm 2008 các tác giả Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Lê Minh

Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt có tác phẩm Hoàng Sa, Trường

Sa là của Việt Nam tổng hợp các bài viết và tư liệu về chủ quyền của Việt

Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Gần đây khi vấn đề chủ

quyền lãnh hải trên Biển Đông nổi lên, việc nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường

Sa được đặc biệt quan tâm. Đến nay có khá nhiều công trình viết về Biển

Đông và hải đảo cũng như phòng thủ biển ở Việt Nam trong lịch sử…

Đề tài khoa học cấp thành phố “Font tư liệu về chủ quyền của Việt

Nam với huyện đảo Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng” do Trần Đức Anh Sơn

làm chủ nhiệm (2011) đã hệ thống các tư liệu thành văn, tư liệu cổ, bản đồ…

các công trình, bài viết trong và ngoài nước liên quan đến Hoàng Sa và biển

đảo Việt Nam. Sau công trình nghiên cứu về Font tư liệu nói trên, Trần Đức

Anh Sơn tiếp tục nghiên cứu và công bố nhiều bài viết về chủ quyền của Việt

Nam trên quần đảo Hoàng Sa trong đó đáng chú ý là những bài viết liên quan

đến những bản đồ cổ. Các công trình trên có đóng góp đáng kể trong tiến

trình nghiên cứu về biển đảo Việt Nam nói chung đặc biệt ở mảng tư liệu và

bản đồ cổ.

Về tổ chức lực lượng phòng thủ 8 vùng biển có luận văn Thủy quân

thời Nguyễn của Bùi Gia Khánh. Luận văn Chính sách an ninh – phòng thủ

biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX của Đinh Thị Hải Đường. Ở luận

văn này, tác giả Đinh Thị Hải Đường tập trung vào chính sách an ninh -

phòng thủ biển của vua Nguyễn trong giai đoạn đầu và phạm vi nghiên cứu

được mở rộng ra cả nước.

- 4 -

Nhìn chung từ 1975 đến nay, các nghiên cứu trong nước về lịch sử quân

sự nói chung, và công tác bảo vệ đất nước dưới các chính quyền phong kiến

được quan tâm khá nhiều với nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nhận diện

về những nỗ lực xây dựng và bảo vệ đất nước của các triều đại phong kiến

Việt Nam.

2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nƣớc ngoài

Những ghi chép, nghiên cứu rời rạc có liên quan tới vùng biển Việt

Nam trước năm 1945 trước tiên phải kể đến những người nước ngoài qua lại

trên vùng Biển Đông và tới buôn bán tại Việt Nam. Các ghi chép, báo cáo,

nhật ký của các giáo sĩ, thương nhân, quân nhân của các nước khác đến nước

ta trước đây như: Xứ Đàng Trong của C. Borri, Hải ngoại ký sự của Thích

Đại Sán (1695), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793) của John

Barrow. Nhìn chung, các tài liệu trên đã đề cập tới vùng biển miền Trung với

nhiều góc độ khác nhau như: địa lí - địa hình, kinh tế, chính trị, xã hội và hoạt

động quân sự, ngoại giao…

Cuốn sách đầu tiên đề cập đến việc thực dân phương Tây xâm lược

Việt Nam là công trình của Léopold Pallo được in tại Pháp năm 1864 với

nhan đề “Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861”. Tác giả Léopold Pallo

cũng là người trực tiếp tham chiến nên đã cung cấp nhiều tư liệu thực tế về

cuộc chiến tại miền Trung và Nam kỳ. Tuy vậy, cuốn sách không tránh khỏi

những cái nhìn thiên lệch của những kẻ xâm lược. Nhiều công trình nghiên

cứu của các học giả người Việt ở nước ngoài như Từ Đặng Minh Thu, Vũ

Quang Việt, Nguyễn Duy Chính, các công trình dịch thuật của Ngô Bắc về

các tư liệu của người nước ngoài có liên quan đến lịch sử thăm dò và xâm

chiếm Việt Nam.

Nếu như các học giả phương Tây có những nghiên cứu khách quan về

lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì các

học giả Trung Quốc lại ngụy biện trong các công trình của họ. Tiêu biểu trong

các nghiên cứu của Trung Quốc về tư liệu cổ có liên quan đến Biển Đông là

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!