Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chia sẻ tri thức trong mối quan hệ giữa quản trị nhân lực và sự hài lòng trong công việc tại các doanh nghiệp vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh
PREMIUM
Số trang
154
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1534

Chia sẻ tri thức trong mối quan hệ giữa quản trị nhân lực và sự hài lòng trong công việc tại các doanh nghiệp vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ HUYỀN

CHIA SẺ TRI THỨC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ HÀI LÒNG

TRONG CÔNG VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA Ở

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và Tên: Phạm Thị Huyền

CHIA SẺ TRI THỨC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ HÀI LÒNG

TRONG CÔNG VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA Ở

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

Mã số chuyên ngành : 62 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019.

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Cao Minh Trí

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu đề tài “Chia sẻ tri thức trong mối quan

hệ giữa quản trị nguồn nhân lực và sự hài lòng trong công việc tại các doanh

nghiệp vừa ở thành phố Hồ Chí Minh” là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này được trích dẫn,

tôi cam kết rằng tất cả nội dung trong luận văn chưa được công bố hoặc được sử dụng

để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có bất kì nghiên cứu/ công trình khoa học của người khác được sử dụng

trong luận văn này mà không được trích dẫn đúng theo quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kì bằng cấp nào tại các cơ sở

đào tạo, trường đại học khác.

TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2019.

PHẠM THỊ HUYỀN

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu “Chia sẻ tri thức trong mối quan hệ giữa

quản trị nguồn nhân lực và sự hài lòng trong công việc tại các doanh nghiệp vừa ở

thành phố Hồ Chí Minh” ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi rất biết ơn sự hướng dẫn

và hỗ trợ nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn và sự hỗ trợ của Khoa Sau đại học￾trường đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh cùng với sự giúp đỡ của các Doanh nghiệp

đồng hành trong suốt quá trình nghiên cứu khảo sát thực tế trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh.

Đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn Tiến sĩ Cao Minh Trí luôn nhiệt tình hướng

dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này. Những sự hướng

dẫn, góp ý và chỉnh sửa của thầy đã truyền đạt và bổ sung thêm cho tôi nhiều kiến thức

quý báu và góp phần hoàn thiện luận văn chỉnh chu, giá trị hơn.

Bên cạnh đó, tôi cũng rất cám ơn đến quý thầy, quý cô Khoa Sau đại học￾trường đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, môi trường nghiên cứu

khoa học để cho các học viên nói chung và bản thân tôi nói riêng được cơ hội học tập,

nghiên cứu và học hỏi trong suốt quá trình học tập tại trường. Hơn thế nữa, sự nhiệt

tình giảng dạy của quý thầy cô và môi trường học tập tốt đã đem lại cho tôi cơ hội

được phát triển bản thân nhiều hơn, lĩnh hội được nhiều tri thức quý báu từ những đội

ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tận tâm với sự nghiệp giảng dạy, trồng người.

Tôi chân thành gửi lời cám ơn đến quý doanh nghiệp đã hỗ trợ dành thời gian

tham gia thực hiện khảo sát nghiên cứu này. Đây là cơ sở dữ liệu rất quan trọng và có ý

nghĩa thực tiễn giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu của mình và phát hiện nhiều bài học

thú vị.

Cuối cùng, tôi rất cảm ơn đến bố, mẹ và người thân đã luôn ủng hộ và khích lệ

tôi hoàn thành nghiên cứu này.

iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn này được thực hiện nhằm nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị

nguồn nhân lực và sự hài lòng trong công việc và vai trò của chia sẻ tri thức trong mối

quan hệ đó tại các doanh nghiệp vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. Để hoàn thành đề tài

nghiên cứu “Chia sẻ tri thức trong mối quan hệ giữa quản trị nguồn nhân lực và

sự hài lòng trong công việc tại các doanh nghiệp vừa ở thành phố Hồ Chí Minh”

với đối tượng nghiên cứu là chia sẻ tri thức trong mối quan hệ giữa quản trị nguồn

nhân lực và sự hài lòng trong công việc tại các doanh nghiệp có quy mô vừa ở TP Hồ

Chí Minh từ tháng 12/2018 đến tháng 08/2019.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua ba giai đoạn, gồm hai giai đoạn nghiên

cứu định tính và một giai đoạn nghiên cứu định lượng. Đối tượng khảo sát là các quản

lí đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa ở TP Hồ Chí Minh kết hợp với sự tham

khảo, góp ý của các Chuyên gia trong lĩnh vực Nhân sự tại TP Hồ Chí Minh. Bài

nghiên cứu được thực hiện với 37 biến quan sát đo lường 7 thang đo: Tuyển dụng,

Đánh giá hiệu quả, Lương thưởng, Đào tạo phát triển; Chia sẻ tri thức và sự hài lòng

công việc.

Đề tài được thực hiện dựa trên việc xác định thực tế tại các doanh nghiệp vừa ở

TP Hồ Chí Minh đang gặp phải tình trạng lao động không đáp ứng được yêu cầu công

việc và tỷ lệ hài lòng của người lao động làm việc tại doanh nghiệp vừa ở Thành phố

Hồ Chí Minh chưa cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 yếu tố trong quản trị nguồn

nhân lực (gồm: Tuyển dụng, Lương thưởng, đánh giá hiệu quả, đào tạo-phát triển) có

tác động tích cực đến chia sẻ tri thức; từ đó, ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công

việc. Mô hình nghiên cứu giải thích được 60.277 % về tổng thể cho mối liên hệ trên.

Kết quả của nghiên cứu này vừa giúp đem lại cái nhìn mới hơn, thực tiễn hơn về

chia sẻ tri thức trong quản trị nguồn nhân lực và sự hài lòng của nhân viên trong các

doanh nghiệp vừa tại TP Hồ Chí Minh. Từ đó, các doanh nghiệp vừa tại thành phố Hồ

iv

Chí Minh hiểu rõ được tầm quan trọng của chia sẻ tri thức và có cơ sở để đưa ra giải

pháp phù hợp đem lại sự hài lòng cho nhân viên và phát triển doanh nghiệp.

v

DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1: Mô hình chức năng quản trị nguồn nhân lực và chia sẻ tri thức ................... 14

Hình 2. 2: Mô hình về mối quan hệ giữa chức năng quản trị nguồn nhân lực, chia sẻ tri

thức, năng lực đổi mới và hiệu suất của bệnh viện ........................................................ 15

Hình 2. 3: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức ...................................... 16

Hình 2. 4: Mô hình nâng cao động lực chia sẻ tri thức .................................................. 17

Hình 2. 5: Mô hình Tác động của văn hóa chia sẻ tri thức đến sự hài lòng trong công

việc tại các công ty kế toán ............................................................................................ 18

Hình 2. 6: Mô hình chia sẻ tri thức ................................................................................ 19

Hình 2. 7: Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 22

Hình 4. 1: CFA tới hạn của mô hình đo lường .............................................................. 64

Hình 4. 2: SEM tới hạn của mô hình lý thuyết .............................................................. 65

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan. ...................................... 20

Bảng 3. 1: Bảng thang đo nghiên cứu sau khi điều chỉnh .............................................. 33

Bảng 4. 1: Kết quả thống kê mô tả về lĩnh vực hoạt động ............................................. 43

Bảng 4. 2: Kết quả thống kê mô tả của các biến định lượng ......................................... 44

Bảng 4. 3: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo "Chia sẻ tri thức" (Lần 1) ................ 46

Bảng 4. 4: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo "Chia sẻ tri thức" (Lần 2) ................ 47

Bảng 4. 5: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Chia sẻ tri thức” (Lần 3) ................ 48

Bảng 4. 6: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Chia sẻ tri thức” (Lần 4) ................ 49

Bảng 4. 7: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Tuyển dụng” (Lần 1) ..................... 50

Bảng 4. 8: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Tuyển dụng” (Lần 2) ..................... 51

Bảng 4. 9: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Lương thưởng” (Lần 1) ................. 52

Bảng 4. 10: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Lương thưởng” (Lần 2) ............... 53

Bảng 4. 11: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Đánh giá hiệu quả” (Lần 1) ......... 54

Bảng 4. 12: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo "Đánh giá hiệu quả"(Lần 2) ........... 55

Bảng 4. 13: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo "Đào tạo-phát triển"(Lần 1) ........... 56

Bảng 4. 14: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo "Đào tạo - phát triển"(Lần 2) ......... 57

Bảng 4. 15: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo "Sự hài lòng" ................................. 58

Bảng 4. 16: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's ........................................................ 59

Bảng 4. 17: Bảng Eigenvalues và phương sai trích ....................................................... 60

Bảng 4. 18: Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................... 66

Bảng 5. 1: Bảng giá trị trung bình Mean của thang đo “Đánh giá hiệu quả” ................ 80

Bảng 5. 2: Giá trị trung bình mean của thang đo "Chiêu mộ -Tuyển chọn" .................. 82

Bảng 5. 3: Giá trị trung bình Mean của thang đo "Lương thưởng" ............................... 84

Bảng 5. 4: Giá trị trung bình Mean của thang đo "Đào tạo - phát triển" ....................... 86

Bảng 5. 5: Giá trị trung bình Mean của thang đo "Chia sẻ tri thức" .............................. 88

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

QTNNL : Quản trị nguồn nhân lực

CSTT : Chia sẻ tri thức

GĐNS : Giám đốc nhân sự

TPNS : Trưởng phòng nhân sự

LĐ, TB & XH : Lao động, Thương binh và xã hội

CPI : Provincial Competitiveness Index- Chỉ số cạnh tranh năng

lực cấp tỉnh

KPIs : Key Perfomance Index- Chỉ số đánh giá hiệu quả công

việc

CBNV : Cán bộ nhân viên

MBN : Market Business New

viii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii

DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... v

DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.............................................................................. 1

1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................... 5

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ....................................................................................... 5

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu: ........................................................................................ 5

1.3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu ...................................................... 5

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................... 5

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................ 6

1.4. Đối tượng khảo sát: ................................................................................................ 6

1.5. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................... 6

1.6. Ý nghĩa nghiên cứu: ............................................................................................... 7

1.6.1. Ý nghĩa khoa học: ........................................................................................... 7

1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn: ............................................................................................ 7

1.7. Kết cấu đề tài: ........................................................................................................ 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................... 10

2.1. Khái niệm: ........................................................................................................... 10

2.1.1. Chia sẻ tri thức: ............................................................................................. 10

2.1.2. Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực ................................................................ 11

2.1.3. Hài lòng trong công việc: .............................................................................. 12

ix

2.2. Doanh nghiệp vừa: ............................................................................................... 12

2.3. Quản lí: ................................................................................................................ 13

2.4. Nghiên cứu trước có liên quan: ........................................................................... 14

2.4.1. Nghiên cứu của Fong và cộng sự, 2011 ........................................................ 14

2.4.2. Nghiên cứu của Sengottuvel, Syed Aktharsha, 2016. ................................... 15

2.4.3. Nghiên cứu của Nguyễn Phan Như Ngọc, 2016 ........................................... 16

2.4.4. Nghiên cứu của Phạm Quốc Trung, Lạc Thái Phước, 2015 ......................... 17

2.4.5. Nghiên cứu của Trivellasa và cộng sự, 2014 ................................................ 17

2.4.6. Nghiên cứu của Azar và cộng sự, 2016......................................................... 18

2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất: ............................................................................... 21

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 29

3.1 Quy trình nghiên cứu: ........................................................................................... 29

3.2 Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 30

3.3 Kết quả nghiên cứu định tính: .............................................................................. 31

3.3.1 Xây dựng thang đo: ........................................................................................ 31

3.3.2. Nghiên cứu định tính lần 1 ............................................................................ 31

3.4. Nghiên cứu định lượng ........................................................................................ 38

3.4.1 Quy mô mẫu nghiên cứu ................................................................................ 38

3.4.2. Phương pháp chọn mẫu và phương pháp tiếp cận đáp viên .......................... 39

3.4.3. Phương pháp xử lí dữ liệu ............................................................................. 40

3.5. Nghiên cứu định tính lần 2 .................................................................................. 41

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 42

4.1. Mô tả kết quả nghiên cứu .................................................................................... 42

4.1.1. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................... 42

4.1.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu định lượng .......................................... 43

4.2. Kiểm định độ tin cậy- Cronbach’s Alpha ............................................................ 45

4.2.1. Chia sẻ tri thức: ............................................................................................. 46

4.2.2. Tuyển dụng .................................................................................................... 49

x

4.2.3. Lương thưởng ................................................................................................ 51

4.2.4. Đánh giá hiệu quả .......................................................................................... 53

4.2.5. Đào tạo - phát triển: ....................................................................................... 55

4.2.6. Sự hài lòng: ................................................................................................... 57

4.2.3. Phân tích nhân tố EFA ................................................................................... 58

4.2.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................................... 61

4.3 Thảo luận kết quả.................................................................................................. 65

4.3.1 Tuyển dụng có tác động tích cực đến chia sẻ tri thức (Giả thuyết H1) .......... 66

4.3.2 Lương thưởng có tác động tích cực đến chia sẻ tri thức (giả thuyết H2) ....... 68

4.3.3 Đánh giá hiệu quả có tác động tích cực đến chia sẻ tri thức (giả thuyết H3) 70

4.3.4 Đào tạo- phát triển có tác động tích cực đến chia sẻ tri thức (giả thuyết H4) 71

4.3.5 Chia sẻ tri thức có tác động tích cực đến sự hài lòng công việc (giả thuyết

H5) ........................................................................................................................... 73

4.3.6 Thảo luận kết quả các biến bị loại bỏ ............................................................. 74

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................................... 77

5.1 Kết luận ................................................................................................................. 77

5.2 Hàm ý quản trị ...................................................................................................... 78

5.2.1 Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả phù hợp: ............................................ 78

5.2.2 Tuyển dụng phù hợp với định hướng của doanh nghiệp, hiệu quả, tối ưu: ... 80

5.2.3 Lương thưởng ................................................................................................. 83

5.2.4 Đào tạo- phát triển .......................................................................................... 84

5.2.4 Chia sẻ tri thức ................................................................................................ 86

5.3 Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................... 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 90

PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... 96

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SƠ BỘ .................................................................................. 96

PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 106

xi

KẾT QUẢ THẢO LUẬN VỚI CHUYÊN GIA LẦN 1 .............................................. 106

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN VỚI CHUYÊN GIA LẦN 2 ........................ 117

PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA ................................................. 123

PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH KMO ................................................................................ 130

PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA ............................................................... 131

PHỤ LỤC 7: KIỂM ĐỊNH SEM ................................................................................. 134

PHỤ LỤC 8: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC .................................... 135

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến thị

trường lao động trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thứ trưởng LĐ, TB &

XH Doãn Mậu Diệp nhận định lực lượng lao động tại Việt Nam hiện nay đối mặt với

vấn đề thất nghiệp, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường (Báo Pháp luật, 2018).

Năm 2016, khoảng 84.5% dân số Việt Nam trong độ tuổi lao động chưa được qua đào

tạo (Báo cáo của Tổng cục thống kê, 2016). Theo báo cáo tháng 7 năm 2016 (Tổ chức

lao động Quốc tế, 2016), 70% thị trường lao động Việt Nam có nguy cơ bị thay thế bởi

tự động hóa. Đây là một con số đáng báo động về trình độ, chất lượng lao động của thị

trường Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, tình trạng đội ngũ lao động thiếu kỹ năng mềm và

trình độ ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng máy móc, công nghệ

thông tin, … đang trở thành mối quan tâm của các doanh nghiệp. Theo Bà Nguyễn Thị

Nhàn, Giám đốc dự án Clound Learning System chia sẻ trên báo Vnmedia.vn (2017),

tỷ lệ lao động không đáp ứng được công việc ngày càng tăng đáng kể. Qua khảo sát

của Navigos Search, Bà Nguyễn Thị Phương Mai- Giám đốc điều hành Navigos Search

cho biết có đến 41% các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng,

tìm kiếm ứng viên chất lượng cho các vị trí quản lí. Nguồn lao động tại thị trường Việt

Nam cho các vị trí cấp trung và cấp cao đang vừa thiếu vừa không đáp ứng được chất

lượng yêu cầu. Thực tế này là cảnh báo về lực lượng lao động tại Việt Nam thiếu năng

lực dễ dàng bị đào thải, dẫn đến thất nghiệp và doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình

trạng hoạt động vận hành bị đổ gãy. Do đó, những hoạt động chia sẻ tri thức nhằm

nâng cao năng lực, giá trị của người lao động trong các tổ chức ngày càng trở nên thiết

thực hơn. Chia sẻ tri thức vừa giúp cho người lao động được phát triển năng lực hơn,

có nhiều cơ hội hơn đồng thời doanh nghiệp sở hữu lực lượng lao động đó có thêm

nhiều điều kiện để phát triển tổ chức và quản trị hiệu quả.

2

Ngày nay, với sự thay đổi mạnh mẽ và tốc độ phát triển nhanh, để doanh nghiệp

bắt kịp bước tiến với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì cần rất nhiều yếu tố, nguồn

lực khác nhau (hiệu quả sử dụng vốn, chiến lược kinh doanh, nắm bắt thời cơ, tối ưu

hóa chi phí, …) và kỹ năng quản trị con người phù hợp. Đặc biệt, con người là một

trong những nhân tố cốt lõi tạo nên lợi thế cho doanh nghiệp; là tài sản vô hình trong

mỗi doanh nghiệp. Chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp góp phần xây dựng và kiến tạo

nên giá trị vô hình, nâng cao hiệu quả trong công việc, tạo nên nét văn hóa đặc trưng và

mang lại sự hài lòng trong công việc cho các nhân viên tại doanh nghiệp nói chung,

doanh nghiệp vừa nói riêng (Victoria Hoffman, Learningindustry, 2017). Các doanh

nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chia sẻ tri thức và tận dụng hiệu quả nguồn

lực này giúp cho nguồn tri thức của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, phong phú

và được cập nhật, tái tạo không ngừng. Đây là hình thức vừa giúp nâng cao tri thức cho

đội ngũ nhân lực tại công ty, vừa góp phần gia tăng giá trị của doanh nghiệp với mức

chi phí thấp nhất. Hiện nay, hoạt động chia sẻ tri thức được diễn ra bằng nhiều hình

thức khác nhau. Trong môi trường nội bộ các doanh nghiệp, chia sẻ tri thức có thể

được thực hiện qua các buổi hội thảo, chương trình đào tạo phát triển, huấn luyện￾hướng dẫn trong công việc, talk show, … Hoạt động đào tạo trở thành một trong những

hoạt động đóng vai trò chia sẻ tri thức đem lại tri thức mới trong doanh nghiệp. Tuy

nhiên, còn rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng và sức ảnh

hưởng của chia sẻ tri thức đến sự phát triển bền vững, sự hài lòng của nhân viên nên

chất lượng, hiệu quả của các hoạt động chia sẻ tri thức chưa thực sự được đánh giá cao.

Trong khi đó, một số ít các doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhận thức đúng được

vai trò của việc chia sẻ tri thức nên chia sẻ tri thức đang được xây dựng và tập trung

phát triển để nâng cao năng lực đội ngũ. Ban lãnh đạo một số doanh nghiệp đã có nhiều

giải pháp khác nhau tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để khích lệ các hoạt động chia

sẻ tri thức ngay trong công việc. Trong báo cáo về kết quả chỉ số năng lực (PCI) năm

2017, theo Bà Nguyễn Thị Nhàn- giám đốc dự án Clound Learning System chia sẻ:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!