Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế tại các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------------
NGUYỄN THỊ THU
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
BẰNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------------
NGUYỄN THỊ THU
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
BẰNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9 34 04 10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Gấm
THÁI NGUYÊN - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong Luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Những kết quả nghiên cứu của Luận án đã được tác giả công bố trên các tạp
chí khoa học, không trùng với bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận án
Nguyễn Thị Thu
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Quản lý - Luật kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị Gấm -
người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng để tôi hoàn thiện
Luận án.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ tận tình từ Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Quản lý - Luật kinh tế cùng
toàn thể các thầy cô giáo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại
học Thái Nguyên, tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn.
Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo và nhân viên của Sở y tế tỉnh Thái Nguyên,
lãnh đạo, nhân viên và người bệnh tại các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện Luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã
luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành Luận
án của mình.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 20….
Tác giả Luận án
Nguyễn Thị Thu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ..............................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án .................................................................................1
2.1. Mục tiêu chung..........................................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................2
4. Những đóng góp mới của luận án ................................................................................3
4.1. Những đóng góp về mặt lý luận................................................................................3
4.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn.............................................................................4
4.3. Tính mới....................................................................................................................5
5. Bố cục của luận án .......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................6
1.1. Các nghiên cứu về chất lượng khám chữa bệnh .......................................................6
1.2. Các nghiên cứu về quan hệ giữa chất lượng khám chữa bệnh và sự hài lòng của
bệnh nhân ................................................................................................................8
1.3. Các nghiên cứu về chất lượng khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế......................14
1.4. Tóm lược các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân về chất lượng
dịch vụ khám chữa bệnh .......................................................................................14
1.5. Một số nhận xét, đánh giá và khoảng trống nghiên cứu .........................................16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM
CHỮA BỆNH BẰNG BẢO HIỂM Y TẾ..........................................................18
2.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................18
2.1.1. Dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế ......................................................18
2.1.2. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế....................................21
2.1.3. Sự hài lòng của khách hàng.................................................................................39
iv
2.1.4. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.................42
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................43
2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y
tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh trong nước ..................................................43
2.2.2. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo
hiểm y tế cho các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Thái Nguyên .............46
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................49
3.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án ..............................................................................49
3.2. Phương pháp tiếp cận..............................................................................................49
3.2.1. Tiếp cận từ phía nhà quản lý và cơ sở y tế...........................................................49
3.2.2. Tiếp cận từ phía người bệnh ................................................................................49
3.3. Khung phân tích......................................................................................................50
3.3.1. Cơ sở xây dựng khung phân tích .........................................................................50
3.3.2. Khung phân tích..................................................................................................50
3.4. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................52
3.5. Định nghĩa các biến.................................................................................................53
3.5.1. Các biến độc lập...................................................................................................53
3.5.2. Biến phụ thuộc .....................................................................................................55
3.6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................56
3.6.1. Phương pháp thu thập thông tin ...........................................................................56
3.6.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin............................................................63
3.6.3. Phương pháp phân tích thông tin .........................................................................63
3.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................69
3.7.1. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế
tiếp cận từ phía nhà quản lý và cơ sở y tế.............................................................69
3.7.2.Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế tiếp cận
từ phía người bệnh ................................................................................................72
3.7.3. Các chỉ tiêu phản ánh sự hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ khám
chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế...............................................................................72
3.7.4. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tín nhiệm của người bệnh đối với dịch vụ khám
chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế của cơ sở y tế........................................................72
3.7.5. Các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm nhân khẩu - xã hội học của người bệnh ............72
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
BẰNG BHYT TẠI CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN .......................................................................................73
v
4.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu..................................................................73
4.1.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên............................................................................73
4.1.2. Thông tin chung về các bệnh viện nghiên cứu.....................................................75
4.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng BHYT tại các bệnh viện
tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tiếp cận từ phía nhà quản lý và cơ
sở y tế ....................................................................................................................76
4.2.1. Thực trạng các yếu tố đầu vào .............................................................................76
4.2.2. Thực trạng các yếu tố quá trình và đầu ra............................................................91
4.3. Thực trạng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế ở các
bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tiếp cận từ phía
người bệnh .........................................................................................................103
4.3.1. Đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế theo cảm
nhận thực tế của người bệnh ...............................................................................103
4.3.2. Ước lượng ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm
y tế đến sự hài lòng của bệnh nhân .....................................................................105
4.3.3. Kiểm định sự khác biệt giữa sự hài lòng về chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh bằng bảo hiểm y tế theo đặc điểm cá nhân của của bệnh nhân.................115
4.3.4. Sự tín nhiệm của bệnh nhân đối với dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo
hiểm y tế tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...........120
4.3.5. Đánh giá chung ..................................................................................................122
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM
CHỮA BỆNH BẰNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI CÁC BỆNH HUYỆN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN...................................................................128
5.1. Quan điểm, định hướng về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng bảo
hiểm y tế..............................................................................................................128
5.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và định hướng của Nhà nước cho vấn đề bảo
hiểm y tế..............................................................................................................128
5.1.2. Quan điểm về nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y
tế tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên........................131
5.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế tại
các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.......................................134
5.2.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ..................................................................134
5.2.2. Cải cách thủ tục hành chính và quy trình trong khám chữa bệnh bằng bảo
hiểm y tế..............................................................................................................137
5.2.3. Giải pháp đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại và nâng cấp cơ sở vật chất............139
vi
5.2.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính khám chữa bệnh bằng bảo
hiểm y tế..............................................................................................................141
5.2.5. Các giải pháp khác .............................................................................................142
5.3. Một số kiến nghị ...................................................................................................144
5.3.1. Đối với Chính Phủ ............................................................................................144
5.3.2. Đối với Bộ Y tế ..................................................................................................144
5.3.3. Đối với Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên .....................................................................144
5.3.4. Đối với ngành Bảo hiểm xã hội ........................................................................145
5.3.5. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh và các ban
ngành liên quan ...................................................................................................145
5.3.6. Đối với các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...................145
5.3.7. Đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ......................................................146
KẾT LUẬN.................................................................................................................147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..........................................................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................151
PHỤ LỤC....................................................................................................................158
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
STT Viết tắt Viết nguyên văn
1 BHYT Bảo hiểm y tế
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 BQ Bình quân
4 BYT Bộ Y tế
5 BTC Bộ tài chính
6 BNV Bộ nội vụ
7 BV Bệnh viện
8 BVĐK Bệnh viện đa khoa
9 CBVC Cán bộ viên chức
10 CLDV Chất lượng dịch vụ
11 CNTT Công nghệ thông tin
12 CP Chính phủ
13 CS Chính sách
14 CTr Chương trình
15 CQ Chính quy
16 CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
17 ĐD Điều dưỡng
18 KCB Khám chữa bệnh
19 KH Kế hoạch
20 KTV Kỹ thuật viên
21 KTVTC Kỹ thuật viên trung cấp
22 NB Người bệnh
23 NĐ Nghị định
24 NQ Nghị quyết
25 NNLYT Nguồn nhân lực y tế
26 NVYT Nhân viên y tế
27 PL Phụ lục
28 QĐ Quyết định
29 QH Quốc hội
30 SL Số lượng
31 TC Tài chính
32 TH Trung học
viii
33 TTYTH Trung tâm y tế huyện
34 TSCĐ Tài sản cố định
35 TX Thị xã
36 TTLT Thông tư liên tịch
37 TP Thành phố
38 UBND Ủy ban nhân dân
TIẾNG ANH
STT Viết tắt Viết nguyên văn Nghĩa đầy đủ tiếng Việt
39 RBF Result Based Financing Tài trợ dựa trên kết quả
40 EFA Exploratory Factor
Analysis
Phân tích nhân tố khám phá
41 CFA Confirmatory factor
analysis
Phân tích nhân tố khẳng
định
42 SEM Structural Equation Mo
deling
Mô hình phương trình cấu
trúc
43 ILO International Labor
Organization Tổ chức Lao động Quốc tế
44 SERVQUAL Service quality Mô hình chất lượng dịch vụ
45 SERVPERF Service performance Mô hình chất lượng dịch vụ
thực hiện
46 WHO World Health
Organization Tổ chức y tế thế giới
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân về chất
lượng dịch vụ KCB từ các nghiên cứu trước đây ........................................15
Bảng 4.1. Thông tin chung về các bệnh viện nghiên cứu năm 2019 .............................75
Bảng 4.2. Tình hình nhân lực chuyên môn tại các bệnh viện tính đến tháng 12/2019..77
Bảng 4.3. Tỷ lệ nhân viên y tế/giường bệnh và cơ cấu chuyên môn nguồn nhân lực y
tế tại các Bệnh viện năm 2019 .....................................................................78
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá của Đoàn kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện, đối
với tiêu chí “Cơ sở vật chất phục vụ người bệnh” năm 2019 tại các bệnh
viện...............................................................................................................81
Bảng 4.5. Chi phí KCB BHYT ngoại trú tại các bệnh viện giai đoạn 2016-2019.........86
Bảng 4.6. Chi phí KCB BHYT nội trú tại các bệnh viện giai đoạn 2016-2019 ............87
Bảng 4.7 Chỉ số giường bệnh BHYT tại các Bệnh viện ................................................93
Bảng 4.8. Tổng hợp cơ cấu bệnh nhân KCB BHYT tại các Bệnh viện.........................94
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả điều trị nội trú cho bệnh nhân BHYT giai đoạn 2017-
2019..............................................................................................................96
Bảng 4.10. Tốc độ tăng giảm bình quân về kết quả điều trị nội trú cho bệnh nhân
BHYT giai đoạn 2017-2019 ........................................................................97
Bảng 4.11. Thống kê mức độ hài lòng của bệnh nhân nội trú về chất lượng dịch vụ
KCB BHYT tại địa bàn nghiên cứu năm 2018..............................................101
Bảng 4.12. Chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT theo cảm nhận thực tế của người bệnh103
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s alpha.........................................107
Bảng 4.14. Hệ số hồi quy với biến phụ thuộc là hài lòng............................................111
Bảng 4.15. Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình và độ mạnh của các
nhân tố........................................................................................................112
Bảng 4.16. Tổng hợp kết quả kiểm định sự khác biệt giữa sự hài lòng về chất lượng
dịch vụ KCB bằng BHYT theo đặc điểm cá nhân của của bệnh nhân ......120
Bảng 4.17. Mức độ tín nhiệm của người bệnh đối với dịch vụ KCB bằng BHYT tại
các bệnh viện tuyến huyện ở tỉnh Thái Nguyên ........................................121
x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1. Mô hình của Donabedian trong việc đánh giá CLDV y tế ........................... 29
Sơ đồ 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến CLDV của Parasuraman (1985) ........................ 30
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích về CLDV KCB bằng BHYT............................................ 51
Sơ đồ 3.2. Quy trình nghiên cứu chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT.......................65
Đồ thị 4.1. Đồ thị phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa ..................................114
Đồ thị 4.2. Tần số của phần dư chuẩn hóa...................................................................114
Đồ thị 4.3. Đồ thị so sánh với phân phối chuẩn (p-p) của phần dư chuẩn hóa............115
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan
trọng nhất trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Bảo hiểm y tế mang ý nghĩa
nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Qua hơn 26 năm thực hiện chính sách pháp
luật về BHYT, những kết quả cụ thể đạt được đã đưa Việt Nam tuy là nước có thu nhập
trung bình thấp, nhưng gần đạt tỷ lệ BHYT toàn dân. Đây là sự cố gắng lớn của Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta, thể hiện quyết tâm và tính nhân văn trong chính sách xã hội của
Việt Nam; đồng thời góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền được chăm sóc sức
khỏe, giúp nhiều người dân không bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi ốm đau, bệnh tật.
Việc “thông tuyến” khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) giữa tuyến xã và
tuyến huyện trên cùng địa bàn tỉnh, trong đó có tỉnh Thái Nguyên đã khiến cho bệnh viện
tuyến huyện và tương đương trở thành cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cho người dân có
thẻ BHYT, đã mang lại điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia BHYT trong việc
tiếp cận các dịch vụ y tế. Tuy nhiên dịch vụ khám, chữa bệnh bằng BHYT tại các bệnh
viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn khá nhiều tồn tại cần phải khắc phục
như: những danh mục thuốc y tế điều trị bệnh, các dịch vụ y tế được hưởng rất hạn chế;
đội ngũ y, bác sĩ thiếu cả về số lượng và chất lượng; vấn đề y đức trong KCB BHYT;
trang thiết bị y tế còn thiếu và yếu, …Kết quả điều trị bệnh theo BHYT tại các bệnh viện
này (đặc biệt là nhóm các bệnh viện công) có xu hướng suy giảm trong các năm gần đây.
Cụ thể: tỷ lệ bệnh nhân khỏi và bệnh nhân đỡ giảm về bệnh có xu hướng giảm, bệnh nhân
không thay đổi về tình trạng bệnh tật và bệnh nhân nằng hơn ngày càng tăng [7].
Chưa có công trình nghiên cứu nào về chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT ở hệ
thống các bệnh viên tuyến huyện trên địa bàn một tỉnh ở Việt Nam nói chung, do đó, còn
khá thiếu vắng các lý luận cơ bản và tổng kết thực tiễn về vấn đề này, đặc biệt đối với chất
lượng dịch vụ KCB bằng BHYT ở các bệnh viện tuyến huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên. Vì
vậy, rất cần một nghiên cứu về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế
tuyến huyện nói chung và nói riêng ở tỉnh Thái Nguyên.
Việc đánh giá một cách sát thực về thực trạng chất lượng khám chữa bệnh bằng Bảo
hiểm y tế tại các Bệnh viện tuyến huyện và tương đương trên địa bàn Tỉnh, để tìm ra giải
pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT - tiền đề để nâng
cao sự hài lòng của người bệnh tại các Bệnh viện tuyến huyện và tương đương trên địa
bàn Tỉnh có tầm quan trọng đặc biệt và cấp bách nhằm thực hiện tốt chính sách chăm sóc
sức khỏe nhân dân của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, “Chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh bằng Bảo hiểm y tế tại các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” là
một đề tài khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT – Tiền
đề để nâng cao sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh
2
Thái Nguyên, từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh
bằng BHYT, nâng cao sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa
bàn; nhờ đó, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của chính sách BHYT nhằm đảm bảo an sinh xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để giải quyết mục tiêu chung trên, đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ
khám chữa bệnh bằng BHYT.
- Đánh giá thực trạng CLDV KCB bằng BHYT và thực trạng công tác đảm bảo chất
lượng KCB bằng BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Xác định, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh về
CLDV KCB bằng BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bằng
BHYT, qua đó nâng cao sự hài lòng của người bệnh tại các Bệnh viện tuyến huyện trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT tại các
Bệnh viện tuyến huyện và tương đương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đối tượng thu thập thông tin: Trong khuôn khổ luận án về đánh giá chất lượng
dịch vụ KCB bằng BHYT, tác giả tập trung thu thập số liệu sơ cấp về đánh giá chất
lượng dịch vụ KCB bằng BHYT của bệnh nhân điều trị nội trú theo BHYT tại các
bệnh viện tuyến huyện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về không gian: Các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2.2. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2016-2019
- Số liệu điều tra được thực hiện trong năm 2019, gồm 3 giai đoạn: Nghiên cứu sơ
bộ (tháng 5/2019); nghiên cứu thí điểm (tháng 6/2019); Nghiên cứu chính thức (tháng 7-
10/2019); Giải pháp được đề xuất có ý nghĩa cho giai đoạn 2020-2025.
3.2.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
(1) Đánh giá chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Do đánh giá chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT rất rộng nên đề tài tập trung vào
việc đánh giá chất lượng dịch vụ KCB BHYT với các nội dung sau:
Thứ nhất, đánh giá thực trạng CLDV KCB bằng BHYT tiếp cận từ phía nhà quản lý
và cơ sở y tế, thông qua bộ số liệu thứ cấp thu thập được tại tất cả các bệnh viện thuộc địa
bàn nghiên cứu, bao gồm chất lượng các yếu tố đầu vào (nhân lực chuyên môn, cơ sở vật
3
chất và trang thiết bị y tế phục vụ người bệnh, chi phí khám chữa bệnh BHYT, chính sách
liên quan đến KCB BHYT, thủ tục hành chính KCB BHYT), chất lượng các yếu tố đầu ra
và quá trình (chất lượng chuyên môn kỹ thuật và chất lượng chức năng).
Thứ hai, tiếp cận từ phía người bệnh để đánh giá thực trạng CLDV KCB bằng
BHYT theo cảm nhận thực tế của người bệnh về các yếu tố cấu phần chất lượng dịch vụ
KCB bằng BHYT dựa trên mô hình CLDV SERVPERF cải tiến: Tin cậy; Đáp ứng; Năng
lực phục vụ; Đồng cảm, Phương tiện hữu hình; Thủ tục hành chính KCB bằng BHYT.
(2) Để nâng cao chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT đề tài sẽ phân tích, ước lượng
ảnh hưởng của các yếu tố cấu phần chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT tới sự hài lòng
của bệnh nhân, để từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ KCB bằng BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn 2020-2025.
(3) Đánh giá thực trạng thực thi các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ KCB
bằng BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời
gian qua.
4. Những đóng góp mới của luận án
4.1. Những đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã tổng quan được cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh bằng bảo hiểm y tế. Bên cạnh các nhân tố truyền thống cấu thành chất lượng dịch vụ
KCB bằng BHYT tiếp cận từ phía người bệnh theo mô hình SERVPERF là Tin cậy; Đáp
ứng; Năng lực phục vụ; Đồng cảm; Phương tiện hữu hình. Luận án đã bổ sung thêm một
nhân tố mới là Thủ tục hành chính KCB bằng BHYT.
Các nhân tố truyền thống và nhân tố mới bổ sung này đã được tác giả kiểm định chất
lượng của nó cho thấy chúng đều đạt chất lượng tốt; bằng cách i) sử dụng hệ số
Cronbach’s Alpha cho thấy với các nhân tố này, các hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể
đều lớn hơn 0,6; ii) hệ số tương quan biến tổng điều chỉnh của các biến quan sát
(Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0,3.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng các nhân tố/thang đo trên để phân tích nhân
tố khám phá EFA; tác giả của Luận án đã sử dụng kiểm định Bartlett để đánh giá các
biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố/thang đo đại diện khi mức ý nghĩa
significance của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05. Luận án cũng sử dụng phương sai
trích (% cummulative variance) để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối
với nhân tố đại diện với yêu cầu trị số của phương sai trích nhất thiết phải lớn hơn 0,5.
Ngoài ra, các nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT đã được kiểm
định bằng hệ số tương quan từng cặp Pearson và hệ số phóng đại phương sai VIF để thấy
các nhân tố này không vi phạm giả thiết về đa cộng tuyến khi chạy hàm hồi quy theo
phương pháp bình phương bé nhất.