Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG THANH - KHÍ QUẢN pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG
THANH - KHÍ QUẢN
TÓM TẮT
Giới thiệu: Chấn thương thanh-khí quản là một cấp cứu quan trọng trong
lâm sàng Tai Mũi Họng, có thể gây nên tình trạng khó thở, nguy hiểm đến tính
mạng bệnh nhân. Nếu không được phát hiện và xử lý đúng đắn kịp thời thì có thể
tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng tới đời sống của bệnh nhân như sẹo
hẹp.
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá tình hình dịch tễ học lâm sàng, tìm hiểu các
bệnh cảnh lâm sàng trên bệnh nhân chấn thương thanh-khí quản và đề xuất hướng
xử trí ban đầu hợp lý tại tuyến Y tế cơ sở cũng như tuyến chuyên khoa và rút ra
một số kinh nghiệm trong điều trị chấn thương thanh khí quản.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca.
Kết quả : Qua 72 trường hợp chấn thương thanh-khí quản tại khoa Tai Mũi
Họng trong năm 2005-2006 : đa số là nam trong độ tuổi lao động, nông thôn nhiều
hơn thành thị, chấn thương kín nhiều hơn hở, khàn tiếng, khó thở, tràn khí dưới da
là ba triệu chứng thường gặp nhất. X-quang, nội soi, nhất là CTscan là phương
tiện chẩn đoán vị trí tổn thương có giá trị. Kết quả điều trị chấn thương hở T-KQ
tốt hơn nhóm chấn thương kín. Kết quả sau điều trị ở nhóm có tổn thương đơn
thuần tốt hơn có tổn thương phối hợp. Kết quả sau điều trị ở nhóm được phẫu
thuật sớm tốt hơn so với nhóm được sử trí muộn.
Kết luận: Đây là chấn thương đường thở nên việc thông đường khí đạo và
chống sốc là việc cần phải tiến hành tức thì ngay lúc vào cấp cứu. Kết quả sau điều
trị ở nhóm được phẫu thuật sớm tốt hơn so với nhóm được sử trí muộn. Nên cần
chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời để tránh sẹo hẹp, sớm trả bệnh nhân về với cuộc
sống sinh hoạt bình thường.
SUMMARY
Introduction: Laryngeal and tracheal trauma is one of the important
emergencies in otolaryngology. It can cause dyspnea which can threaten patient’s
life. It can lead to death or tracheal stenosis if not being discovered and treated as
soon as possible.
Objectives: To evaluate the epidemiology of laryngo-tracheal trauma, the
clinical picture and the treatment at local medical centres and ENT centres.
Study design : descriptive study as serial case.
Results: data were analysed from 72 laryngo-tracheal trauma cases at the
ENT department of Cho Ray Hospital in 2005-2006 : most of them are male, at
labour age, who live in the countryside more than in the cities. Closed trauma is