Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Câu văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn phong cách học qua “gáy người thì lạnh” và “bánh trái mùa xưa”.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
-----------
CÂU VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ GÓC NHÌN
PHONG CÁCH HỌC QUA “GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH”
VÀ “BÁNH TRÁI MÙA XƯA”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
GVC. TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
NGUYỄN THỊ MẪN VY
Đà Nẵng, tháng 5/2013
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi Nguyễn Thị Mẫn Vy , sinh viên lớp 09CVH2,
khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng,
xin cam đoan công trình “Câu văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc
nhìn phong cách học qua “Gáy người thì lạnh” và “Bánh
trái mùa xưa”” là công trình do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Giảng viên chính – Tiến sĩ Bùi Trọng Ngoãn
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa
học trong công trình này
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Tác giả
NGUYỄN THỊ MẪN VY
iii
LỜI CẢM ƠN
Sau khi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn,
trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, đã trang bị cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Bùi
Trọng Ngoãn, người đã tận tình tận tâm hướng dẫn, động viên
tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khoá luận. Tôi
xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đã luôn bên
cạnh an ủi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Một lần nữa xin
chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Tác giả
NGUYỄN THỊ MẪN VY
iv
LỜI NÓI ĐẦU
Nếu ngôn từ là chất liệu để nhà văn xây nên những tượng
đài văn chương bất diệt thì cấu trúc câu cũng giống như bộ
khung xương để công trình đó vững chãi cùng năm tháng.
Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện như một vệt sao lạ. Văn của chị nhẹ
nhàng, giản dị, câu từ mủ mỉ, hồn hậu như ngàn cánh bèo nổi
nênh trên những dòng sông hai mùa nước lũ, nhưng lại có độ
âm vang và thấm đẫm chất thơ. Qua “Gáy người thì lạnh” và
“Bánh trái mùa xưa”, ta nhận ra, hơi văn độc đáo mà bấy lâu chị
phả vào trang viết đã định hình thành những câu, những chữ
đậm giá trị nghệ thuật. Đó là ẩn số mà chúng tôi muốn kiếm
tìm...
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Tác giả
NGUYỄN THỊ MẪN VY
v
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
5. Dự kiến đóng góp của đề tài ...................................................................................7
6. Bố cục của đề tài .....................................................................................................7
NỘI DUNG ................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN ............................................................8
1.1. Các kiểu câu phân chia theo cấu tạo ngữ pháp ....................................................8
1.2. Các kiểu câu có giá trị tu từ .................................................................................9
1.3. Nguyễn Ngọc Tư – con người và sự nghiệp ......................................................11
1.4. Vài nét về thể tản văn và các tập “Gáy người thì lạnh” - “Bánh trái mùa xưa” 12
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC KIỂU CÂU TRONG “GÁY NGƯỜI THÌ
LẠNH” VÀ “BÁNH TRÁI MÙA XƯA” CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ...............15
2.1. Các kiểu câu văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn phương tiện tu từ cú pháp......15
2.1.1. Kiểu câu thu gọn cấu trúc................................................................................16
2.1.2. Kiểu câu mở rộng cấu trúc ..............................................................................22
2.1.3. Câu có giá trị tu từ nổi bật...............................................................................28
2.1.4. Đảo cấu trúc ....................................................................................................31
2.2. Các kiểu câu văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn biện pháp tu từ cú pháp .........34
2.2.1. Tỉnh lược .........................................................................................................35
vi
2.2.2. Im lặng ............................................................................................................37
2.2.3. Phép điệp.........................................................................................................40
CHƯƠNG 3: TẦM TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC CÂU VĂN ĐỐI VỚI VĂN
CHƯƠNG NGUYỄN NGỌC TƯ ..........................................................................43
3.1. Vai trò của câu văn Nguyễn Ngọc Tư đối với nội dung thể hiện trong tác
phẩm..........................................................................................................................43
3.1.1. Phác họa rõ nét bức tranh đất và người miệt vườn Nam Bộ...........................43
3.1.2. Thể hiện những cách nhìn mới giàu tính phát hiện về cuộc sống đương đại..49
3.1.3. Tả chân “ những điều trông thấy” giữa đời.....................................................51
3.2. Vai trò của câu văn Nguyễn Ngọc Tư đối với cảm xúc trữ tình của tác giả ......54
3.2.1. Đong đầy nỗi nhớ niềm thương về đất và người Nam Bộ ..............................55
3.2.2. Bày tỏ niềm hẫng hụt, nuối tiếc những chân giá trị đang bị đánh mất ...........56
3.2.3. Bộc lộ chân thật sự trăn trở, day dứt trước “trần thế” ngổn ngang.................58
3.3. Vai trò của câu văn Nguyễn Ngọc Tư đối với phong cách ngôn ngữ của tác giả
trong thể tản văn........................................................................................................60
3.3.1. Thể hiện một lối viết đậm chất khẩu ngữ và đối thoại....................................60
3.3.2. Tạo nên những dòng văn đậm chất nhạc và thơ..............................................62
3.3.3. In đậm dấu ấn một Nguyễn Ngọc Tư đa tính cách, đa giọng điệu..................63
KẾT LUẬN ..............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như một miền sông nước mênh mang, chảy bất tận nơi cánh đồng văn chương
xanh tốt, những câu văn “như vắt ra từ thương yêu” của Nguyễn Ngọc Tư đã lay động
hàng triệu trái tim ngay từ những ngày đầu xuất hiện. Giữa chốn thị thành xô bồ với
bao bon chen vật chất tầm thường, những dòng văn mộc mạc, giản dị, phả vào hồn
người hơi gió sông rười rượi, mùi cây trái thơm ngát miệt vườn cùng những cảnh
sống dân dã, nghĩa tình đã trở thành một cơn mưa rào tẩy sạch bụi trần. Trong khi
nền văn học trẻ đương đại bắt đầu làm người ta bội thực vì những vấn đề nóng bỏng
mang tầm cỡ thời đại với một lối viết quẫy đạp, bứt phá, cố sức đập tan cái bóng lớn
của thế hệ đi trước thì Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện như một vệt sao lạ. Văn của chị
nhẹ nhàng, giản dị, câu từ mủ mỉ, hồn hậu, đặc quánh chất Nam Bộ, đọc lên nghe âm
vang đậm chất thơ như ngàn cánh bèo nổi nênh đang đuổi nhau trên những dòng sông
hai mùa nước nổi. Tất cả chảy tràn trên đầu ngọn bút, lênh láng những trang văn in
đậm phong cách Nguyễn Ngọc Tư. Vì vậy, không lâu sau khi khẳng định mình bằng
những giải thưởng uy tín và xuất bản hàng loạt tác phẩm xuất sắc, cái tên Nguyễn
Ngọc Tư nổi lên như một hiện tượng văn học khiến dư luận bấn loạn với những dòng
ý kiến trái chiều. Lẫn lộn giữa yêu mến, cảm phục, hứng thú, tò mò, ngợi ca với lên
án, bài xích, chối bỏ… nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về những sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư đã nối nhau ra đời giữa lúc dư luận vẫn đang nóng hổi và xôn xao.
Trong thực tiễn, hiện tượng sáng tác rất phong phú và đa dạng nhưng nghiên
cứu văn học chưa bao giờ theo kịp. Điều đó cũng khá dễ hiểu, bởi vì độ lùi thời gian
là cơ sở trung thực nhất để một tác phẩm xác định được chỗ đứng và khẳng định được
giá trị của mình. Tần số xuất bản sách đáng nể phục cùng tài năng viết văn độc đáo
của Nguyễn Ngọc Tư vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn cho người nghiên cứu. Mặc
dù đã khuấy động giới nghiên cứu bằng một niềm hào hứng đáng trân trọng song,
nhịp độ nghiên cứu khoa học về câu văn trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư
nói riêng và văn học hiện đại nói chung vẫn còn chịu một sức nặng vô hình làm chậm