Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cấu trúc thông tin trong câu văn nguyễn huy thiệp (khảo sát lời qua thoại nhân vật)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
--------------
MAI THỊ XÍ
CẤU TRÚC THÔNG TIN
TRONG CÂU VĂN NGUYỄN HUY THIỆP
(KHẢO SÁT QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ HỌC
Đà Nẵng - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN SÁNG
Phản biện 1: PGS. TS. Lê Đức Luận
Phản biện 2: TS. Trương Thị Nhàn
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Ngôn ngữ học họp tại Trường Đại học Sư phạm
ĐHĐN vào ngày 14 tháng 01 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lí thuyết CTTT còn là vấn đề hết sức mới mẻ. Ở Việt Nam
cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào,
ngoại trừ một vài khảo cứu đề cập ở mức độ sơ lược. Hơn nữa, các
quan điểm không thống nhất, các khái niệm đưa ra mỗi người mỗi
cách, vẫn chưa có được tiếng nói chung. Vì thế, việc nghiên cứu
CTTT sẽ góp phần bổ khuyết bức tranh về CTTT một cách hoàn
chỉnh hơn đồng thời hứa hẹn mang lại nhiều điều mới mẻ thú vị cho
những ai dụng tâm nghiên cứu và yêu thích ngôn ngữ.
1.2. Ngay từ khi mới ra đời, những truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp đã tạo nên một tiếng vang lớn bởi nghệ thuật kể chuyện độc
đáo, bởi nguyên tắc khắc họa nhân vật không phải bằng miêu tả
ngoại hình mà bằng ngôn ngữ lời thoại. Dưới cái nhìn của lý thuyết
CTTT, chúng tôi thấy rằng các các lời thoại trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp có cách thể hiện thông tin và đánh dấu thông tin
hết sức đặc biệt. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc khắc
họa hình tượng nhân vật và tạo nên phong cách riêng của nhà văn.
Chính vì những lý do trên mà chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài:
“Cấu trúc thông tin trong câu văn Nguyễn Huy Thiệp (khảo sát lời
qua thoại nhân vật)”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Vấn đề lý thuyết CTTT thực ra đã được nghiên cứu từ rất
sớm (từ trước chiến tranh thế giới thứ 2), với công trình của
V.Mathesius và các học giả trường phái Praha mà những công trình
của họ thường gặp dưới cái tên lý thuyết phân đoạn thực tại câu.
Theo họ, cấu trúc câu được chia làm hai phần là đề (theme, topic) và
thuyết (rheme, comment), trong đó đề là bộ phận biểu thị “cái đã
2
biết” hay “thông tin cũ’ còn thuyết biểu thị “cái chưa biết” hay
“thông tin mới”. Từ tiền đề cơ sở này, lý thuyết phân đoạn thực tại
câu đã được các nhà nghiên cứu phát triển theo nhiều hướng khác
nhau.
2.2. Việc vận dụng lý thuyết CTTT trong nghiên cứu cũng được
giới Việt ngữ xem xét ở nhiều bình diện.
Trần Ngọc Thêm cho rằng xét theo sự phân đoạn thông báo, câu
tiếng Việt được chia thành 2 phần rõ rệt: phần nêu (cái mà người đọc
đã biết hoặc giả định đã biết), phần báo (cái mới, thông báo về phần
nêu). Diệp Quang Ban cho rằng trong cấu trúc phân đoạn thực tại của
câu, phần đề luôn đứng trước phần thuyết và trong câu đơn hai thành
phần với trật tự chủ ngữ- vị ngữ, chủ ngữ sẽ là phần đề, vị ngữ sẽ là
phần thuyết.
Hướng nghiên cứu của Cao Xuân Hạo, Lưu Vân Lăng lại có sự
phân biệt rõ ràng giữa cấu trúc thông báo và cấu trúc đề thuyết. Cao
Xuân Hạo quan niệm cấu trúc đề thuyết với tư cách là cấu trúc cú
pháp của câu, luôn “chia hết cho câu hai thành phần”, trong khi
“thông tin mới” có thể hết cả câu, một phần bất kỳ hoặc hai phần
cách nhau trong câu.
Gần đây nhất, những công trình nghiên cứu của Nguyễn Hồng
Cổn:“Các kiểu cấu trúc thông tin của câu đơn tiếng Việt”, “Cấu trúc
thông tin và biến thể cú pháp trong câu tiếng Việt”, đã vận dụng lý
thuyết CTTT vào việc phân loại các kiểu CTTT câu đơn tiếng Việt.
Đồng thời tác giả cũng cho rằng CTTT có vai trò quan trọng trọng
việc tạo ra các biến thể cú pháp của câu và do đó ảnh hưởng trực tiếp
đến việc làm thay đổi hình thức cú pháp bề mặt một câu.
2.3. Nói đến nền văn học đương đại Việt Nam, có thể nói chưa
có nhà văn nào lại khiến thiên hạ tốn nhiều bút mực như Nguyễn Huy
3
Thiệp. Các ý kiến tranh cãi về Nguyễn Huy Thiệp tuy có sự đối lập
nhưng giới phê bình nghiên cứu đều phải thừa nhận: Nguyễn Huy
Thiệp là một tài năng độc đáo. Đặc biệt đáng chú ý là một số hướng
tiếp cận mới truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp qua những công trình
nghiên cứu gần đây ngày càng khẳng định sự đóng góp của Nguyễn
Huy Thiệp cho nền văn học đương đại. Tuy nhiên, việc tiếp cận lời
thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp theo lý thuyết CTTT vẫn
là một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
CTTT trong lời thoại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được xem
xét ở các phương diện: ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát những truyện ngắn tiêu biểu của
Nguyễn Huy Thiệp được in trong hai cuốn: Tuyển truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp –tình yêu, tội ác và trừng phạt, Nxb Trẻ, 2013 và
Tuyển truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – hạc vừa bay vừa kêu thảng
thốt, Nxb Trẻ, 2013.
4. Mục đích nghiên cứu
- Phân loại các kiểu CTTT trong lời thoại nhân vật.
- Chỉ ra các hình thức đánh dấu tiêu điểm thông tin trong lời
thoại nhân vật.
- Nêu lên ý nghĩa của việc đánh dấu tiêu điểm thông tin trong lời
thoại nhân vật.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5. 1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này được
chúng tôi vận dụng để thống kê các lời thoại nhân vật trong truyện
ngắn và phân loại theo những tiêu chí cụ thể.
4
5.2. Phƣơng pháp miêu tả ngôn ngữ: Chúng tôi vận dụng
phương pháp này để phân tích, miêu tả các lời thoại và đưa ra những
nhận xét đánh giá. Trong từng chương, phần, mục của luận văn,
chúng tôi sử dụng các thủ pháp nghiên cứu cụ thể như thủ pháp phân
tích ngữ cảnh, thủ pháp phân tích vị từ-tham tố, v.v.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về phƣơng diện lý thuyết
Trong chừng mực nhất định, chúng tôi đưa ra một vài phát hiện
về mặt lý thuyết để góp phần bổ khuyết bức tranh về CTTT hoàn
chỉnh hơn.
6.2. Về phƣơng diện thực tiễn
- CTTT vốn thuộc lĩnh vực ngữ dụng nên việc nghiên cứu vấn
đề này rất hữu ích trong thực tế giảng dạy và học tiếng Việt, cho
những người làm công tác trong lĩnh vực báo chí, quảng cáo truyền
thông và dịch thuật.
- Từ việc nhận diện TĐTT trong lời thoại truyện ngắn, chúng ta
có thể nhận diện thông tin trong tít báo, tiêu đề văn bản nghệ thuật,
tiêu đề của các tổ chức xã hội, của sản phẩm hàng hóa…
- Khẳng định lần nữa tài năng và sự sáng tạo của Nguyễn Huy
Thiệp qua ngôn từ và giọng điệu câu văn qua lời thoại nhân vật.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề có liên quan
Chương 2: Phân loại, miêu tả cấu trúc thông tin trong lời thoại
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Chương 3: Tiêu điểm thông tin và giá trị biểu đạt của tiêu điểm
thông tin trong câu văn Nguyễn Huy Thiệp
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
1.1. CẤU TRÚC THÔNG TIN
1.1.1. Một số quan niệm về CTTT
a. Các nhà ngôn ngữ học trên thế giới đưa ra nhiều quan niệm
khác nhau về CTTT của câu. Phổ biến nhất là quan điểm đồng nhất
CTTT với cấu trúc đề thuyết (theme- rheme/ comment), trong đó đề/
chủ đề được coi là thành phần biểu hiện TTC, thông tin đã được tiền
giả định trong ngữ cảnh, có tỉ lực thông báo thấp nhất, còn thuyết/
tiêu điểm thường được xác định là thành phần mang TTM, thông tin
chưa được tiền giả định hoặc là thành phần có tỉ lực thông báo cao
nhất.
b. Ở Việt Nam, khi CTTT được giới Việt ngữ học tiếp thu và
nghiên cứu, đã hình thành hai luồng quan điểm tiếp nhận hoàn toàn
trái ngược nhau. Một bên là đồng nhất CTTT với cấu trúc đề thuyết,
tiêu biểu cho quan điểm này là có thể kể đến Trần Ngọc Thêm, Diệp
Quang Ban, Lý Toàn Thắng. Còn một bên là các nhà ngôn ngữ học
như Cao Xuân Hạo, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Hồng Cổn… không cho
rằng CTTT là cấu trúc đề thuyết.
Đặc biệt gần đây, qua những công trình nghiên cứu của mình,
Nguyễn Hồng Cổn đã chứng minh rằng, cấu trúc đề thuyết không
phải là CTTT mà là cấu trúc cú pháp của câu. Còn CTTT của câu
phản ánh sự khác biệt về vị thế thông tin giữa các thành tố cú pháp
của câu trong những ngữ cảnh cụ thể theo ý định của người nói.
c. Chúng tôi thấy cần phân biệt rõ ràng CTTT và cấu trúc đề
thuyết. Vì xét về mặt chức năng thì cấu trúc đề thuyết có chức năng
tổ chức và truyền đạt thông điệp, trong đó đề là “cái được nói đến”
hay xuất phát điểm của thông điệp, còn thuyết mang nội dung mà
6
người nói muốn nói về đề. CTTT biểu hiện sự khác biệt về vị thế
thông tin của các thành tố của thông điệp trong các tình huống giao
tiếp cụ thể.
1.1.2. Khái niệm CTTT
Chúng tôi tán đồng theo quan điểm của Lambrecht về những
phạm trù liên quan đến khái niệm CTTT. Và chúng tôi đưa ra khái
niệm CTTT như sau: “CTTT là sự mã hóa các thành phần của câu
thành 2 bộ phận, phần thứ nhất có chức năng nổi bật về mặt thông
tin là tiêu điểm thông tin (gọi tắt là tiêu điểm), phần thứ 2 là phần cơ
sở thông tin (gọi tắt là cơ sở). Tùy thuộc vào thời điểm phát ngôn
(ngữ cảnh, tình huống) cụ thể để xác định đâu là TĐTT, và TĐTT có
thể được nhận biết bằng nhiều yếu tố (ngữ điệu, từ vựng…).
1.1.3. Khái niệm thông tin cũ (TTC), thông tin mới (TTM),
tiêu điểm thông tin (TĐTT)
TĐTT là một loại nhấn mạnh mà nhờ đó người nói có thể giới
hạn một phần (có thể là toàn bộ) của một khối thông điệp thành một
phần mà anh ta muốn được hiểu là có thông tin. Cái thuộc tiêu điểm
là thông tin “mới”, không phải theo chiều hướng nó không thể được
đề cập trước đây mà theo chiều hướng người nói giới thiệu nó như là
điều không thể được phục hồi từ diễn ngôn trước đó….Tiêu điểm của
thông điệp đó, như được gợi ý, được người nói giới thiệu như là
thông tin mới, không thể phát sinh theo văn bản.
1.1.4. Dấu hiệu nhận biết TĐTT
Chúng tôi tập hợp thành 5 dấu hiệu cơ bản để nhận biết TĐTT.
a. Dựa vào hình thức trình bày của ngôn ngữ
Trong ngôn ngữ nói, TĐTT được đánh dấu bằng sự nhấn mạnh
của trọng âm cường điệu thì trong ngôn ngữ viết, sự nhấn mạnh này
được mã hóa bằng hình thức trình bày của ngôn ngữ.
7
b. Dựa vào ngôn điệu
Ngữ điệu là đặc trưng của câu, trọng âm là đặc trưng của từ, hai
yếu tố này có đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ xuất TĐTT.
c. Dựa vào từ vựng
Theo kiến giải của chúng tôi, về hình thức từ vựng, để nhận biết
TĐTT, có thể dựa vào từ hồi chỉ- khứ chỉ, trợ từ, phó từ.
- Từ hồi chỉ - khứ chỉ
Từ hồi chỉ - khứ chỉ nếu xét về mặt ngữ nghĩa thì những từ này
được xem là thông tin cũ và trong phát ngôn, khi có những từ này
xuất hiện thì phát ngôn đó không còn mang TTM nữa vì những sự
việc được nói ra đã có trong ý thức của người nghe (đã nói ra rồi).
Ví dụ: Nó lại bỏ nhà ra đi.
TĐTT
Chúng ta có thể hình thành quy tắc thứ nhất về nhận diện TĐTT
theo hình thức từ vựng: Nếu trong một phát ngôn có xuất hiện từ hồi
chỉ hoặc khứ chỉ thì thành phần theo sau từ hồi chỉ khứ chỉ chính là
TĐTT.
- Trợ từ
Trợ từ nhấn mạnh có tác dụng nhấn mạnh thông tin.
Ví dụ: “Chính anh đang ở thiên đường”
TĐTT
Trợ từ nhấn mạnh quy định kiểu hoàn cảnh sử dụng, quy định
luôn cả các thao tác tương ứng, các bình diện xuất phát và hướng
người ta trong việc xử lý TĐTT. Từ đó, chúng ta có thể hình thành
quy tắc thứ hai về nhận diện TĐTT theo hình thức từ vựng: Nếu
trong một phát ngôn có xuất hiện trợ từ thì tổ hợp từ ngữ đứng sau
trợ từ mà trợ từ nhấn mạnh chính là TĐTT.
8
- Phó từ
Các phó từ chỉ thời gian (đã, sẽ, đang, vừa, mới….), chỉ sự tiếp
diễn đồng nhất (cũng, còn, cứ, lại, vẫn, đều…)v.v. có tác dụng chỉ
xuất TĐTT.
Ví dụ:
Ở cửa hàng đang bán xe máy đấy.
TĐTT
Chúng ta có thể hình thành quy tắc thứ ba về nhận diện TĐTT:
Nếu trong một phát ngôn có xuất hiện phó từ thì thành phần theo sau
phó từ chính là TĐTT.
d. Dựa vào hình thức câu
Hình thức ngữ pháp của câu được coi là phương tiện để định vị
thông tin cũng như là cơ sở để minh hóa TĐTT. Tùy từng hoàn cảnh
và tâm thế người giao tiếp sẽ có những cơ cấu cú pháp thích hợp
được lựa chọn.
Với trường hợp không được đánh dấu thường thì trật tự cơ sởtiêu điểm này trùng với trật tự đề - thuyết nên có thể dựa vào cấu trúc
đề thuyết để xác định đâu là phần cơ sở và phần TĐTT.
Trường hợp được đánh dấu về hình thức câu là tỉnh lược và đảo
trật tự cũng có tác dụng chỉ xuất TĐTT.
1.2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
1.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng lời thoại
Đối thoại làm nên bản sắc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Nguyễn Huy Thiệp ít khi dùng lời gián tiếp của người trần thuật để
khắc họa nhân vật trên các bình diện ngoại hình, tính cách. Các nhân
vật dường như không cần có người trung gian mà tự thể hiện bộc lộ
qua nhau thông qua các cuộc đối thoại. Những đối thoại cứ liên tiếp
9
nhau khiến người đọc luôn phải theo sát từng đối thoại để có thể hình
dung ra nhân vật mà nhà văn xây dựng trong tác phẩm.
Đối thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
mang những đặc điểm ngôn ngữ kịch như tính hành động, tính hàm
súc, tính khẩu ngữ và phù hợp với cá tính của nhân vật. Qua đối
thoại, bản chất của nhân vật được bộ lộ rõ nét.
1.2.2. Các đoạn thoại vi phạm các quy tắc hội thoại với tần
số cao
Thông qua những đoạn thoại vi phạm các quy tắc hội thoại,
Nguyễn Huy Thiệp đã khắc họa chân dung con người thời hiện đại
không chỉ với một tấn bi kịch mà nhiều tấn bi kịch: đó là bi kịch con
người cô đơn lạc lõng, là con người thực dụng lên ngôi, là hình ảnh
con người khủng hoảng niềm tin, bất lực trước cuộc đời.
1.3. TIỂU KẾT
CTTT phụ thuộc rất lớn vào ngữ cảnh, tùy theo từng ngữ cảnh
xác định mà người nói xác định tình trạng thông tin là mới hay cũ và
việc tiếp nhận thông tin lại một lần nữa phụ thuộc vào người nghe.
Không phải khi nào TTM cũng là thông tin quan trọng nhất và là
TĐTT. Có những câu, phần mang thông tin quan trọng nhất và là
trọng tâm thông báo của câu nhưng không phải là mới đối với người
nghe hay người nói.
10
CHƢƠNG 2
PHÂN LOẠI, MIÊU TẢ CẤU TRÚC THÔNG TIN TRONG
LỜI THOẠI TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
Chúng tôi phân loại CTTT lời thoại nhân vật theo 3 tiêu chí của
TĐ: (1) dựa vào vị trí của tiêu điểm; (2) dựa vào chức năng của tiêu
điểm; (3) dựa vào hình thức của tiêu điểm.
2.1. CTTT THEO VỊ TRÍ CỦA TIÊU ĐIỂM
Theo Nguyễn Hồng Cổn, dựa vào vị trí của tiêu điểm có thể
phân thành 3 nhóm: CTTT lưỡng phân cơ sở - tiêu điểm (CS-TĐ),
CTTT xen kẽ cơ sở - tiêu điểm và CTTT chỉ có tiêu điểm, mỗi nhóm
lại có sự phân loại nhỏ hơn.
2.1.1. CTTT lời thoại lƣỡng phân CS – TĐ
Các CTTT lời thoại lưỡng phân CS – TĐ là các lời thoại có CS
và TĐ được sắp xếp theo trình tự thuận (TĐ đứng sau CS) hoặc
nghịch (TĐ đứng trước CS), tùy thuộc vào vị trí của TĐ. Những lời
thoại nhân vật có cấu trúc TĐ lưỡng phân gồm 866 lời thoại, chiếm
38,6% trong tổng số 2240 lời thoại.
a. Tiêu điểm đứng sau CS (CS – TĐ)
Như đã đề cập ở chương 1, mô hình CTTT cơ bản và thường
gặp nhất là CS đứng trước TĐ, CS làm nền cho TĐ. Chính vì vậy nên
kiểu CTTT có TĐ đứng sau CS chiếm số lượng lớn nhất - 597 lời
thoại (26,6%) trong tổng số lời thoại được khảo sát.
Ví dụ :
Bà Cẩm hỏi: Cậu mợ //TÍNH SAO?
Phong bảo: Cô Lan //Ở NHÀ. Em //RA HÀ NỘI HÙN VỐN
LÀM BÁO
(Giọt máu)
(ghi chú: Cơ sở//TIÊU ĐIỂM)
11
b. Tiêu điểm đứng trƣớc CS (TĐ – CS)
Kiểu CTTT lời thoại này TĐ đứng ở đầu phát ngôn, đứng trước
phần CS, tạo nên kiểu CTTT: TĐ – CS. Kiểu này với số lượng 269
lời thoại (chiếm 12,0%).
Ví dụ:
Trả bài kiểm tra, cô Phượng bỗng hỏi: AI // tên là Chương? (1)
Tôi bảo: Em đây. (2)
(Con gái thủy thần)
Trong hội thoại, kiểu CTTT lời thoại TĐ – CS xuất hiện nhiều ở
những câu hỏi của nhân vật và hay đi kèm với những từ nghi vấn
đóng vai trò là TĐ: sao (15 lần); ai (23 lần); tại sao (5 lần); vì sao
(3lần)….kết hợp với ngữ điệu hỏi rõ rệt.
Còn đối với trường hợp những phát ngôn khẳng định, trật tự TĐ
– CS xuất hiện khi phần TĐ được đưa ra trước để nhằm nhấn mạnh
và trả lời trực tiếp thông tin được yêu cầu. Trường hợp này ít xuất
hiện trong truyện ngắn.
Ví dụ:
Khảm bảo: Bố cho con năm chục. (1)
Lão Kiền bảo: MÀY NGỒI VÁ CHO TA CÁI XĂM ĐỂ GÓC
KIA KÌA// rồi tao cho tiền. (2)
(Không có vua)
2.1.2. CTTT lời thoại xen kẽ CS – TĐ
CTTT lời thoại xen kẽ CS – TĐ là các lời thoại có TĐ đứng xen
vào bộ phận CS, hoặc ngược lại, bộ phận CS đứng xen vào giữa các
TĐ. Qua khảo sát, kiểu CTTT lời thoại này có 714 lời thoại, chiếm
31,9%.
12
a. Tiêu điểm đứng giữa phần CS (CS – TĐ – CS)
Khi TĐ đứng xen vào giữa phần CS thì sẽ tạo nên kiểu CTTT:
CS – TĐ – CS
Ví dụ:
Cô cầm cái sắc cốt của tôi đập đập: Anh đựng// CÁI GÌ //trong
này thế?
Tôi ngượng ngập bảo: Có sách vở, tiền nong, chứng minh thƣ,
thẻ Đoàn
(Con gái thủy thần)
b. Cơ sở đứng giữa phần tiêu điểm (TĐ – CS – TĐ)
Ở kiểu CTTT lời thoại này, bộ phận CS xen vào giữa hai TĐ của
câu tạo thành kiểu CTTT: TĐ – CS – TĐ. Kiểu CTTT này với 192
lời thoại, chiếm 8,6%.
Ví dụ:
Tôi bảo: ĐỪNG NÓI THẾ,// nhưng mà làm trinh nữ thì //MỆT
THẬT
(Tướng về hưu)
c. Tiêu điểm và cơ sở xen kẽ nhau (CS–TĐ– CS– TĐ….)
Khác với các kiểu CTTT lời thoại TĐ đứng giữa CS hay CS
đứng giữa hai TĐ, kiểu CTTT lời thoại này CS và TĐ đứng xen kẽ
nhau, tạo thành những kiểu CTTT sau:
CS – TĐ – CS – TĐ–CS….
TĐ – CS – TĐ– CS –TĐ…
..vv…
Ví dụ:
Ngồi ngoài phòng chờ, Đoài bảo Khảm: Ông cụ không viết di
chúc//MỚI GAY, sau này tài sản//BIẾT CHIA THẾ NÀO?
13
Khảm bảo: Lão Cấn //THAM LẮM, anh em mình// RỒI RA
ĐƢỜNG THÔI.
(Không có vua)
Kiểu CTTT lời thoại phức hợp xen kẽ nhiều CS - TĐ này chiếm
số lượng đáng kể trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, với 325 lời
thoại, chiếm 14,5 %.
2.1.3. CTTT lời thoại chỉ có TĐ
a. TĐ là thuyết
Đây là kiểu CTTT có phần đề làm CS bị tỉnh lược, chỉ còn lại
phần thuyết hoặc bộ phận của thuyết, trùng với TĐ. Qua khảo sát,
kiểu CTTT lời thoại này có 212 lời thoại, chiếm 9,5 %.
Ví dụ:
- Tôi hỏi: Ở Sa Pa, nơi xa nhất là đâu?
- (Ở Sa Pa, nơi xa nhất là) SUỐI THẦU.
(Quan âm chỉ lộ)
b. TĐ là cấu trúc đề - thuyết
Các CTTT lời thoại có TĐ là cấu trúc đề - thuyết nghĩa là TĐ
trùng hoàn toàn với câu và không thể phân chiết ra được bất kì một
bộ phận nào trong đó quan trọng hơn về mặt thông tin. Người nói tạo
lập và người nghe tiếp nhận toàn bộ cấu trúc đề - thuyết như là một
thông điệp mang thông tin mới hoàn chỉnh. Kiểu CTTT này với 448
lời thoại, chiếm 20%.
Ví dụ:
Đoài dắt xe về nhà, thấy đồ đạc lung tung hỏi: Chuyện gì thế?
(…..)
Cấn bảo: CHỊ SINH// MẤT CÁI NHẪN.
(Không có vua)