Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khẩu ngữ nam bộ trong câu văn nguyễn ngọc tư qua tiểu thuyết "sông".
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1720

Khẩu ngữ nam bộ trong câu văn nguyễn ngọc tư qua tiểu thuyết "sông".

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

***

LÊ THỊ DIỄM

KHẨU NGỮ NAM BỘ TRONG CÂU VĂN

NGUYỄN NGỌC TƯ QUA TIỂU THUYẾT

SÔNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 05/2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

***

KHẨU NGỮ NAM BỘ TRONG CÂU VĂN

NGUYỄN NGỌC TƯ QUA TIỂU THUYẾT

SÔNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:

TS. BÙI TRỌNG NGOÃN

Người thực hiện:

LÊ THỊ DIỄM

(Khóa 2010 - 2014)

Đà Nẵng, tháng 5/2014

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6

3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 6

3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 6

4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6

4.1. Phương pháp hệ thống - cấu trúc ............................................................. 6

4.2. Phương pháp khảo sát – thống kê ............................................................ 6

4.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp ......................................................... 6

4.4. Phương pháp so sánh - đối chiếu ............................................................. 7

5. Bố cục đề tài............................................................................................... 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KHẨU NGỮ VÀ

NGUYỄN NGỌC TƯ .................................................................................... 8

1.1. Về Phong cách chức ngôn ngữ sinh hoạt ................................................ 8

1.1.1. Khái niệm phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt – phong cách

khẩu ngữ ........................................................................................................ 8

Từ khẩu ngữ ................................................................................................... 9

Câu khẩu ngữ............................................................................................... 10

Tính khẩu ngữ trong ngôn ngữ nghệ thuật.................................................... 11

1.2.1. Yếu tố khẩu ngữ trong ngôn ngữ nghệ thuật ....................................... 11

1.2.2. Đặc điểm khẩu ngữ trong ngôn ngữ nghệ thuật .................................. 12

Đặc điểm ngữ âm ......................................................................................... 12

Đặc điểm từ vựng......................................................................................... 13

1.2.2.3. Đặc điểm ngữ pháp......................................................................... 14

Nguyễn Ngọc Tư và tiểu thuyết Sông........................................................... 15

1.3.1. Nguyễn Ngọc Tư – “Nhà văn của những khám phá mới”................... 15

Sông – “Dòng sông của những mảnh đời nhỏ nhoi” .................................... 17

CHƯƠNG 2: TỪ NGỮ KHẨU NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT SÔNG....... 19

2.1. Từ hội thoại........................................................................................... 20

2.2. Từ thông tục .......................................................................................... 30

2.3. Từ xưng hô............................................................................................ 32

2.4. Các từ địa phương khác ......................................................................... 35

2.5. Từ tình thái............................................................................................ 40

2.6. Thành ngữ, quán ngữ............................................................................. 42

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC KHẨU NGỮ QUA TIỂU THUYẾT SÔNG....... 44

3.1. Câu tỉnh lược......................................................................................... 45

3.1.1. Câu tỉnh lược thành phần chủ ngữ...................................................... 45

3.1.2. Câu tỉnh lược thành phần vị ngữ ........................................................ 47

3.2. Câu đặc biệt........................................................................................... 48

3.3. Câu chứa yếu tố dư................................................................................ 49

3.4. Câu dùng lệch mục đích nói .................................................................. 50

CHƯƠNG 4: VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ KHẨU NGỮ ĐỐI VỚI NGÔN

NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ ..................................... 53

4.1. Vai trò của các yếu tố khẩu ngữ đối với nội dung được thể hiện............ 53

4.2. Vai trò của các yếu tố khẩu ngữ đối với ngôn ngữ người kể chuyện..... 57

4.3. Vai trò các yếu tố khẩu ngữ đối với việc cá tính hóa nhân vật ............... 60

4.4. Vai trò các yếu tố khẩu ngữ trong việc tạo dấu ấn riêng cho nhà văn.... 66

KẾT LUẬN.................................................................................................. 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 71

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Khẩu ngữ là cách gọi khác của phong cách chức năng ngôn ngữ sinh

hoạt. Nó là thứ ngôn ngữ tự nhiên, gần gũi là nhịp cầu đơn sơ mà kì diệu để

con người tâm tình với nhau. Và ở mỗi vùng miền với đều có những yếu tố

văn hóa, phong tục tập quán khác nhau cho nên ngôn ngữ khẩu ngữ cũng có

những nét đặc trưng riêng thể hiện được tính cách con người của mỗi vùng

miền. Nếu phương ngữ Bắc mang tính bóng bẩy, có vần điệu, thể hiện được

con người với nếp sống văn hóa chỉn chu, kĩ tính thì phương ngữ Nam lại

chân chất, mộc mạc, có khi gồ ghề, gai góc... đã gợi lên dáng hình thiên

nhiên, con người sống phóng khoáng, bộc trực như chính những gì vốn có ở

nơi đây.

Đồng thời để tác phẩm đậm đà bản sắc dân tộc, khắc họa được đúng

tính cách, tâm lý nhân vật ở mỗi vùng miền, nhà văn, nhà thơ đã phải cân

nhắc lựa chọn những từ ngữ đặc trưng mang tính chất vùng miền đem vào tác

phẩm, để khi đọc lên ta có thể thấy ngay đó là người miền Nam, miền Trung

hay miền Bắc. Điều đó đòi hỏi nhà văn không chỉ tinh tế nhận ra được ngôn

ngữ của mỗi vùng miền mà quan trọng hơn là việc vận dụng các lớp từ ngữ đó

trong tác phẩm một cách có nghệ thuật. Nếu phương ngữ Bắc có Ngô Tất Tố,

Kim Lân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Dương Hướng - những người có công

lớn trong việc tạo ra sự chuyển đổi về chất cho khẩu ngữ của phương ngữ Bắc

Bộ trở thành cơ sở của ngôn ngữ văn chương với tất cả vẻ đẹp nó, thì ở

phương ngữ Nam, các cây bút như Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn

Nam, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Quang Sáng, …lại là những cái tên quen

thuộc, mang đậm dấu ấn Nam Bộ. Trong đó, Nguyễn Ngọc Tư được xem là

một trong những cây bút khá thành công khi sử dụng phương ngữ này vào tác

2

phẩm của mình. Dường như trên từng trang văn của chị, yếu tố khẩu ngữ đã

thể hiện được cái không khí đặc trưng của mảnh đất Nam Bộ cũng như bản

sắc, tâm lý của con người nơi đây.

Đến với tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc được đối

diện với các lớp từ ngữ khẩu ngữ Nam Bộ đa dạng như: từ hội thoại, từ thông

tục, từ xưng hô, từ tình thái, thành ngữ và quán ngữ… và các kiểu câu khẩu

ngữ như: câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu chứa yếu tố dư… Lớp từ này đã

thực sự tạo được những liên tưởng bất ngờ, những hàm nghĩa tinh tế, sinh

động, có tác dụng trong việc làm cho hình ảnh thiên nhiên sông Di được hiện

lên với vẻ đẹp nên thơ, hơn nữa yếu tố khẩu ngữ góp phần xây dựng tính cách

nhân vật. Thế giới nhân vật trong tác phẩm được xem là một bức tranh muôn

màu, mỗi nhân vật được tác giả vẽ nên bằng những gam màu đậm nhạt khác

nhau, không trùng lẫn vào nhau và đã để cho nhân vật của mình tự lột trần hết

bản chất bằng một thứ ngôn ngữ gần gũi, mộc mạc, đời thường nhất. Chính

chất khẩu ngữ Nam Bộ ấy đã làm nên hồn cốt cho tiểu thuyết Sông. Như vậy,

khẩu ngữ Nam Bộ là đối tượng rất có ý nghĩa, đáng được nghiên cứu. Tuy

nhiên việc nghiên cứu văn của Nguyễn Ngọc Tư dưới góc độ ngôn ngữ vẫn

chưa được quan tâm thỏa đáng.

Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Khẩu ngữ Nam

Bộ trong câu văn Nguyễn Ngọc Tư qua tiểu thuyết Sông” làm đề tài để

nghiên cứu cho khóa luận. Mục đích của người viết là đi sâu vào nghiên cứu

Khẩu ngữ Nam Bộ của tác phẩm để tìm ra sức sống của tác phẩm, tìm ra dấu

ấn riêng của tác giả. Qua đó hiểu thêm tính độc đáo, sắc sảo, phong phú và đa

dạng của người Nam Bộ trong việc sử dụng lời ăn tiếng nói của mình, và

thêm một lần nữa khẳng định “tài năng” của Nguyễn Ngọc Tư. Đồng thời nó

còn là nguồn tri thức hữu hiệu để chúng tôi lấy đó làm tư liệu cho quá trình

học tập và giảng dạy về sau.

3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nguyễn Ngọc Tư được xem là “một hiện tượng” của văn học đương

đại. Chị có một vị trí quan trọng đối với văn học Nam bộ nói riêng và văn học

Việt Nam nói chung. Chính vì lẽ đó mà hầu hết những tác phẩm của chị đều

gây nhiều chú ý trên văn đàn và được giới phê bình, lí luận quan tâm tìm hiểu

và khám phá. Tìm hiểu lịch sử vấn đề xung quanh đề tài: “khẩu ngữ Nam Bộ

trong câu văn Nguyễn Ngọc Tư qua tiểu thuyết Sông”, chúng tôi chia lịch sử

vấn đề thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các nhận xét về ngôn ngữ trong

sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Nhóm thứ hai là những vấn đề xoay quanh

tiểu tiểu thuyết Sông.

 Những đánh giá về ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc

Trần Ngọc Hiếu trong bài “Hiện tượng tác giả “best-seller” trong văn

học Việt Nam: Trường hợp Nguyễn Ngọc Tư”, đã cho rằng: “Tác phẩm của

Nguyễn Ngọc Tư đem đến cho người đọc cái khoái cảm được thưởng thức

một chất văn xuôi thực sự nhờ một thứ ngôn ngữ phập phồng hơi thở cuộc

sống miền cực Nam đất nước” [21].

Trần Hữu Tá thì ấn tượng với phương ngữ Nam Bộ trong văn Nguyễn

Ngọc Tư: “Phương ngữ xuất hiện vừa phải không quá đậm đặc như trong văn

Hồ Biểu Chánh nhưng duyên dáng và sinh động, đủ để bạn đọc mọi miền có

thể cảm nhận dễ dàng”. Tác giả bài viết cho rằng Nguyễn Ngọc Tư rất khéo

léo đưa khẩu ngữ Nam Bộ vào trong câu văn của mình, và chính điều đó làm

nên cái “duyên dáng”, cái hồn trong tác phẩm của chị.

Cùng nói về vấn đề này, Trần Hữu Dũng trong bài viết “Nguyễn Ngọc

Tư Đặc sản miền Nam”, thì tìm thấy tài năng của chị ở khía cạnh từ vựng:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!