Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI
CÂU HỎI:
Câu1. Phân tích những điều kiện ra đời của triết học Hy lạp - Lamã cổ đại làm
rõ cơ sở hình thành triết học nói chung và nền văn minh Hy La nói riêng.
Câu2. Phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học HyLa cổ đại, lấy dẫn
chứng.
Câu4. Những đặc điểm tư tưởng triết học của trưởng phái ÊLê. (cuối thế kỷ VIđầu thế kỷ V tcn)
Câu3.Những nội dung tư tưởng của triết học Hê-ra-clít.(520-460 tcn)
Câu5. Nội dung tư tưởng triết học của Pi-Ta-Go.
Câu6. Quan điểm triết học của ĐêMôCRít qua học thuyết nguyên tử luận.
Câu 7.Quan điểm triết học của XôCrát.(469-399 tcn)
Câu 8. Tư tưởng triết học của Platôn với học thuyêt lý luận của ông.
Câu 9. Vấn đề bản thể luận và nhận thức luận của Arxtot, làm rõ những đóng
góp và hạn chế.
Câu 10. Tư tưởng triết học Ê-PI-Quya. (nêu những đóng góp mới ở lập trường
khoa học.
TRẢ LỜI:
Câu1. Phân tích những điều kiện ra đời của triết học Hy lạp - Lamã cổ đại làm
rõ cơ sở hình thành triết học nói chung và nền văn minh Hy La nói riêng.
Triết học ra đời vào thời kỳ phức tạp mâu thuẫn của sự tồn tại của chính
mảnh đất I-ô-ni, bùng nổ mâu thuẫn giữa nền dân chủ chủ nô quý tộc-sự thay đổi các
bạo chúa (Tyran) khác nhau.
+ Ngoại xâm đe doạ: từ Li-đi, sự xâm lăng của Ba tư năm 546trước công nguyên. sự
xâm lược này làm suy tàn các ngành nghề phát triển( thủ công nghiệp) của mảnh đất Iô-ni.
+ Buôn bán phát triển do sự điều kiện tự nhiên thuận lời: đường biển, đường bộ với
vùng Đông á, AiCập vào vùng duyên hải của biển Địa Trung Hải.
Khoa học thực nghiệm( quan sát) đã cho phép thu được các tri thức khoa
học: toán học, vật lý học, thiên văn học, thuỷ văn, và các khoa học về con người.vv.
những tri thức này đòi có một cách giải thích tự nhiên như là tổng thể. Những nhà
triết học sơ khai đựoc gọi là (các nhà physíc) hay “phijiologic” trong hình thức sơ
khai ban đầu những tri thức này xen kẽ với tri thức triết học, quan điểm chính trị và
chúng gắn quyện với nhau tạo thành một khối thống nhất chặt chẽ không thể chia sẻ
được.
- Sự ra đời của triết học HyLa gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật tự phát,
biện chứng ngâng thơ arixtốt- nhà lịch sử triết học đầu tiên trong lịch sử đã khẳng
định rằng các nhà triết học đầu tiên là các nhà “ tư nhiên” và là những nhà duy vật.
Chủ nghĩa duy vật của các nhà tư tưởng cổ HyLạp đã hình thành và trưởng thành
trong mối liên quan chặt chẽ với sự tích luỹ tri thức khoa học trong cuộc đấu tranh
chống tôn giáo và chống các yêu tố tôn giáo của thần thoại.
- Triết học HyLa còn tiếp thu được từ thần thoại HyLạp những yếu tố tích cực của
thần thoại đó, nghĩa là những yếu tố phản ánh kinh nghiệm lao động của nhân dân,
phản ánh ước mơ, các yếu tố này hợp thành di sản tư tưởng quý báu mà nghệ thuật và
triết học cổ HyLạp đã tiếp thu.
- Sự giao lưu tư tưởng Đông-Tây đã tạo điều kiện phát triển: quan điểm chính trị giao
lưu văn hóa, nghệ thuật, khoa học với phương đông cơ sở nảy sinh rực rỡ là tư tưởng
triết học và tính chất muôn màu muôn vẻ của những trào lưu triết học cổ đại HyLạp.
chẳng hạn các nhà triết học nổ tiếng thời đó đã đến học hỏi từ phuơng Đông như:
TaLét nên biết các nhà bác học Ai cập. PiTago du lịch sang Aicập, Đêmôcrít đã đến
Aicập Babilon và các nước khác ở phương Đông. arixtốt đã cùng
AlachxandrơMaxađoan viễn chinh sang ấn độ vv..trong các cuộc viễn du này các nhà
triết học cổ đại học hỏi không chỉ tri thức khoa học( Yhọc, toá nhọc, thiên văn hình
học, đại số) mà còn tiếp thu các tưởng triết học đó.
- Khi tri thức khoa học phát triển do nền sản xuất phát triển đặt ra đòi hỏi, thì cũng cần
có một nhu cầu giải thích cắt nghĩa các quan niệm chung về thế giới và vì thế triết học
Phylo-sophi ra đời
Câu2. Phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học HyLa cổ đại, lấy dẫn
chứng.
Triết học HyLa cổ đại cũng giống như triết học cổ đại của các nước phương
Đông, đã ra đời trong chiếm hữu nô lệ, khi xuất hiện sự phân công lao động mới giữa
lao động trí óc với lao động chân tay. Lao động trí óc hồi đó đã xuất thân từ giai cấp
chủ nô và phổ biến là những nhà triết học.
Nhiều nhà triết học HyLa cổ đại đã đi chu du nhiều nước phương Đông để học hỏi,
tiếp thu kiến thức khoa học, triết học làm phong phú thêm hệ thống triết học của mình.
Kho tàng tri thức của nước này đã mở rộng thêm thông qua quá trình giao tiếp về nền
văn hoá các nước phương Đông như Ai cập, Ba-bi-lon, Ânđộ,… với hệ thống triết học
đa dạng, với những nhà triết học đã đạt tới đỉnh cao trí tuệ của loài người thời cổ đại,
HyLạp đã trở thành cái nôi của triết học châu Âu. Nền văn hoá Hylạp cổ đại nói
chung, cũng như triết học HyLạp cổ đại nói riêng, đã được lịch sử tư tưởng loài người
coi là đỉnh cao rực rỡ của nền văn minh thế giới cổ đại. Ăngghen cho rằng : “ về mặt
triết học cũng như về nhiều lĩnh vực khác, chúng ta phải luôn luôn trở lại với thành
tựu của dân tộc nhỏ bé mà năng lực và sự hoạt động về mọi mặt đã tạo ra cho nó một
địa vị mà không một dân tộc nào khác mà có thể mong ước được trong lịch sử của
nhân loại.
Cho đến ngày nay, lịch sử xa xưa của đất nước này vẫn sáng lên ánh hào quang của
những trí tuệ bách khoa kỳ diệu, của những khả năng tư duy triết học hiếm thấy.
HyLạp cổ đại còn là một trong những điểm xuất phát của lịch sử triết học thế giới mà
như Mác nói: “ Người HyLạp mãi mãi vẫn là bậc thày của chúng ta” vậy triết học
Hylạp có những đặc điểm gì?
Sau đây là những đặc điểm nổi bật:
Tính tổng hợp của Hylạp cổ đại.
Sự phân công lao động xã hội giữa lao động trí óc và lao động chân tay diễn ra lần đầu
tiên trong xã hội chiếm hữu nô lệ. Kết quả của sự phân công này là trong xã hội thời
cổ đại đã hình thành một bộ phận trí thức chuyên nghiệp.Lúc đầu, do khoa học chưa
phát triển các bộ môn khoa học cụ thể cũng chưa được hình thành, cho nên các nhà tri
thức cũng chưa phân công nghiên cứu chuyên ngành; họ nghiên cứu tự nhiên trong
tổng thể. Người tri thức hay nhà khoa học trong xã hội, đó vừa là nhà triết học, đạo
đức học, mỹ học vừa là nhà toán học, thiên văn học hay sinh vật học, vật lý học…Vì
lẽ đó triết học thời kỳ cổ đại là bộ môn tổng hợp. Mọi tri thức về tự nhiên đều được
tổng hợp trong hệ thống triết học để vẽ nên bức tranh tổng quát về thế giới.
Tính muôn vẻ của triết học HyLạp cổ đại
Với số lượng phong phú của các trường phái, trào lưu, triết học HyLạp cổ đại đã là
mầm mống, khởi nguyên của tất cả các loại thế giới quan sau này. Các trường phái
muôn vẻ ấy đã hình thành và xuất hiện trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa khoa học và
tôn giáo, trong cuộc đấu tranh gay gắt giữa các tập đoàn của giai cấp chủ nô với nhau
và giữa giai cấp chủ nô với giai cấp nô lệ. Nói cách khác, chính đấu tranh ngày càng
căng thẳng diễn ra trong trường kỳ lịch sử của chế độ chiếm hữu nô lệ Hylạp quyết
định tính muôn vẻ với nền triết học này. đó là cơ sở xã hội làm xuất hiện nhiều trường
phài và trào lưu triết học, trong đó có hai khuynh hướng cơ bản đối lập nhau: chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Tính muôn vẻ của triết học Hy lạp cổ đại còn được bổ sung do sự mở rộng quan hệ
văn hoá, quan hệ giao thương, giao tiếp với các nước phương Đông. Nhờ vậy, nhiều
nhà triết học cổ đại đă tiếp thụ được những thanh tựu khoa học và những quan điểm
triết học từ những nước này. Ănghen đã đánh giá cao tính muôn vẻ của triết học
Hylạp. Người cho rằng: “chính vì trong các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết
học Hylạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau
này”. Người còn nhấn mạnh ngay cả “ Khoa học lý luận và tự nhiên cũng không thể
không trở iại với ngường Hy Lạp nếu nó muốn truy cứu lịch sử phát sinh, phát triển
của những nguyên lý phổ biến của nó ngày nay”
Tính đảng phái trong triết học Hy Lạp cổ đại
Triết học là một hình thái ý thức xã hội. Nó phản ánh cuộc chiến đấu giữa hai tập đoàn
trong giai cấp chủ nô: một tập đoàn đại biểu cho lợi ích của tầng lớp chủ nô quý tộc
bảo thủ, phản động với một tập đoàn đại biểu cho lợi ích của tầng lớp chủ nô dân chủphù hợp với tiến bộ xã hội với lợi ích của giai cấp nô lệ. Cả hai tập đoàn này đều sử
dụng triết học làm vũ khi đấu tranh tư tưởng. Chủ nghĩa duy tâm là công cụ tư tưởng
các tầng lớp chủ nô quý tộc, phản động. Chủ nghĩa duy vật là vũ khí tư tưởng của tầng
lớp chủ nô dân chủ, tiến bộ, hai phái triết học này, theo cách gọi của Lênin, là những
đảng phái triết học, không ngừng đấu tranh với nhau trong trường kỳ lịch sử. Lênin
chỉ rõ đó là tính giai cấp, tính đảng của triết học, Người viết: “ Triết học hiện đại cũng