Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Bộ Công an
PREMIUM
Số trang
184
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1516

Cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Bộ Công an

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

2014

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, dẫn chứng là trung thực, kết quả

nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất

kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Hoàng Minh Huệ

iii

LỜI CẢM ƠN

NCS xin bày tỏ lòng biết ơn tới hai Thầy hướng dẫn luận án: Trung

tướng, PGS.TS Phạm Minh Chính, Uỷ viên BCH TW Đảng, nguyên Thứ

trưởng Bộ Công an nay là Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh và Thiếu tướng,

PGS.TS Vũ Thanh Hải, Phó Giám đốc Học viện KTQS đã hết lòng tận tình

hướng dẫn, giúp đỡ NCS hoàn thành luận án này.

NCS xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy Đại tá, PGS.TS Hướng Xuân Thạch,

và các Thầy/Cô Khoa CHTMKT, Học viện KTQS đã tạo mọi điều kiện thuận

lợi cho NCS trong học tập cũng như trong nghiên cứu khoa học hoàn thành

luận án.

NCS xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thiếu tướng Tạ Duy Hiền và các đồng

chí Cục Quản lý KHCN&MT là cơ quan tôi đang công tác đã tạo mọi điều

kiện cho tôi về thời gian để học tập và hoàn thành luận án.

NCS xin bày tỏ lòng biết ơn tới Trung tướng, GS.TS Nguyễn Ngọc Thanh;

Trung tướng, PGS.TS Vũ Văn Kiểu; Thiếu tướng, PGS.TS Cao Tiến Hinh;

Thiếu tướng, TS Nghiêm Xuân Dũng; Đại tá, PGS.TS Phạm Huy Dương…

là những người đã luôn dành thời gian quý báu của mình chỉnh sửa cho NCS

từng câu, từng chữ trong luận án.

NCS xin bày tỏ lòng biết ơn tới ThS Cao Thị Thương Huyền cùng với

toàn thể gia đình đã luôn chăm lo, động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi hoàn thành

luận án.

Mặc dù, NCS đã có nhiều cố gắng, song bản luận án chắc chắn sẽ

còn nhiều sai sót. Kính mong nhận được sự quan tâm, chỉ bảo của các

Thày/Cô, sự đóng góp của các nhà khoa học, các đồng chí, đồng nghiệp và

những người quan tâm để NCS nâng cao chất lượng luận án và hoàn thiện

hơn nữa những nghiên cứu khoa học của mình./.

Trân trọng!

Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2014

Tác giả

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 7

1.1. Tổng quan các mô hình và xu thế cải cách hành chính trong quản

lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên thế giới......................... 7

1.2. Tổng quan cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước

về khoa học và công nghệ ở nước ta nói chung và ở Bộ Công an .. 14

1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan........................................... 19

1.4. Phương hướng nghiên cứu của luận án............................................ 28

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ........ 30

2.1. Những vấn đề cơ bản của cải cách hành chính trong quản lý nhà nước

về khoa học và công nghệ ................................................................. 30

2.2. Thực trạng chung cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về

khoa học và công nghệ ở nước ta.................................................... 53

2.3. Thực trạng cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa

học và công nghệ ở Bộ Công an...................................................... 65

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở BỘ CÔNG AN ......... 96

3.1. Quan điểm cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa

học và công nghệ ở Bộ Công an...................................................... 96

3.2. Mục tiêu cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa

học và công nghệ ở Bộ Công an....................................................101

3.3. Giải pháp cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa

học và công nghệ ở Bộ Công an....................................................103

Chƣơng 4. KIỂM TRA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................156

4.1. Kiểm tra kết quả nghiên cứu.......................................................... 156

4.2. Bàn luận.......................................................................................... 161

KẾT LUẬN.......................................................................................................................161

KIẾN NGHỊ......................................................................................................................167

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ............................................................168

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................170

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

* Tiếng Việt:

CAND : Công an Nhân dân

CCHC : Cải cách hành chính

CNTT : Công nghệ thông tin

CSDL : Cơ sở dữ liệu

KH&CN : Khoa học và công nghệ

NCS : Nghiên cứu sinh

QLNN : Quản lý Nhà nước

* Tiếng Anh:

R&D : Nghiên cứu và triển khai

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng Trang

Bảng 1.1. Triết lý cải cách KH&CN 16

Bảng 2.1. Phiếu điểm đánh giá xét chọn đề tài 78

Bảng 2.2. Phiếu điểm đánh giá nghiệm thu đề tài 80

Bảng 4.1. Bảng xin ý kiến chuyên gia 157

Bảng 4.2. Quy ước xếp hạng theo trọng số các chuyên gia 158

Bảng 4.3. Bảng thứ tự đánh giá của các chuyên gia 158

DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình Trang

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý KH&CN 67

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức các Hội đồng khoa học 67

Hình 3.1. Menu chức năng phần mềm 147

Hình 3.2. Chức năng quản lý thực hiện đề tài 148

Hình 3.3. Chức năng tìm kiếm đề tài 149

Hình 3.4. Chức năng báo cáo đề tài 149

Hình 3.5. Giao diện tổng thể phần mềm 150

Hình 3.6. Thuyết minh đề tài 150

Hình 3.7. Xét duyệt đề tài 151

Hình 3.8. Hội đồng xét duyệt 151

Hình 3.9. Nhập mới CSDL nhà khoa học 152

Hình 3.10. Tìm kiếm, thống kê 153

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cải cách hành chính (CCHC) là vấn đề mang tính toàn cầu, thu hút sự

quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia luôn xem CCHC

là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát

triển các mặt đời sống xã hội. CCHC cũng là một nội dung cốt yếu để nâng

cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước (QLNN).

Ở nước ta, CCHC là một chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước dành

sự quan tâm đặc biệt, các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện. Từ Đại

hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, trong các văn kiện của Đảng đều

nhấn mạnh nhiệm vụ CCHC. Trong Chiến lược phát triển đất nước đến năm

2020, Đảng ta xác định CCHC là nội dung quan trọng trong cải cách thể chế,

là một trong 3 khâu đột phá chiến lược để phát triển đất nước.

Trong lĩnh vực QLNN về khoa học và công nghệ (KH&CN) ở nước ta

nói chung và ở Bộ Công an nói riêng, ngoài những kết quả đã đạt được, còn

những tồn tại, bất cập như: khâu lập kế hoạch KH&CN dàn trải, thiếu trọng

tâm, trọng điểm chưa theo kịp nhu cầu nghiên cứu; khâu đánh giá nghiên cứu

khoa học còn chung chung chưa đánh giá được bản chất của kết quả nghiên

cứu; tài chính cho khoa học thì quá phức tạp và không phù hợp với đặc thù

của công tác nghiên cứu; hoạt động thông tin KH&CN còn manh mún, khép

kín; phương thức quản lý KH&CN còn thủ công, đơn sơ, cơ chế “xin - cho”

còn khá nặng nề… Cần thiết phải CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ

Công an để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KH&CN. Tuy nhiên,

đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu và

tổng thể về vấn đề này.

2

Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Cải cách hành chính trong quản lý nhà

nước về khoa học và công nghệ ở Bộ Công an” là vấn đề mang tính cấp thiết

có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là nghiên cứu lý luận, thực

tiễn và đề xuất giải pháp đồng bộ, khả thi về CCHC trong QLNN về KH&CN

ở Bộ Công an nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN ngành

Công an, trong đó tập trung vào các giải pháp để sử dụng có hiệu quả kinh phí

đầu tư và tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân tham gia công

tác nghiên cứu bằng nguồn ngân sách nhà nước.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về CCHC trong QLNN về KH&CN: xây

dựng các khái niệm công cụ của luận án để thống nhất nhận thức về: CCHC,

QLNN, CCHC trong QLNN về KH&CN; đồng thời làm rõ các đặc điểm của

QLNN về KH&CN nói chung, và ở Bộ Công an nói riêng; các chủ trương của

đảng và Nhà nước ta về CCHC.

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: đánh giá thực trạng CCHC trong QLNN về

KH&CN ở nước ta nói chung và ở Bộ Công an nói riêng; phân tích các kết

quả đạt được, chỉ ra các tồn tại, bất cập và nguyên nhân.

- Đề xuất các giải pháp CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an.

3. Đối tƣợng nghiên cứu

Công tác hành chính và CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an.

4. Phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho những giải pháp

CCHC trong QLNN về KH&CN đến năm 2020 được giới hạn trong khuôn khổ

những quan điểm cơ bản về CCHC của Đảng, Nhà nước và của Bộ Công an.

3

Nội dung QLNN về KH&CN, tập trung vào các khâu hành chính trong

quản lý nghiên cứu và triển khai (R&D) bằng nguồn ngân sách nhà nước.

Mẫu khảo sát chủ yếu được tiến hành tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật,

Viện Chiến lược và khoa học Công an là hai đơn vị đang thực hiện chức năng

QLNN về KH&CN ở Bộ Công an và một số Tổng cục, các Học viện, Nhà

trường trong Công an Nhân dân (CAND). Các đơn vị khác, luận án sử dụng số

liệu từ các báo cáo tổng kết hằng năm qua các tài liệu hội nghị, hội thảo của

ngành Công an.

Thời gian khảo sát số liệu: từ năm 2006 - 2013.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trên cơ sở quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước về CCHC nói

chung và CCHC trong QLNN về KH&CN nói riêng; và các quan điểm của

Bộ Công an về CCHC, kế thừa tinh hoa các công trình nghiên cứu có liên

quan, đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích các tài liệu có liên quan đến

luận án từ đó thu thập thông tin, kế thừa kinh nghiệm về quản lý KH&CN của

các quốc gia trên thế giới và của nước ta vận dụng trong ngành Công an.

- Phương pháp điều tra xã hội: thiết kế các mẫu phiếu điều tra và gửi xin

ý kiến tới các chuyên gia, tổ chức có liên quan để thu thập thông tin về thực

trạng và giải pháp CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an.

- Phương pháp chuyên gia, trong đó kết hợp cả phương pháp phỏng vấn

và phương pháp hội đồng, thông qua các trao đổi bàn tròn giữa nhóm chuyên

gia, kết hợp với phương pháp Delphi với nhóm nhỏ chuyên gia dưới dạng

chính thức và phi chính thức.

Trong các phương pháp, tác giả tận dụng tối đa phương pháp phỏng vấn

và phỏng vấn sâu các chuyên gia thuộc các ngành khác nhau, trong đó rất coi

trọng việc phân tích sâu và không thiên vị các ý kiến đối lập về quan điểm khoa

4

học giữa các chuyên gia; đồng thời kiểm tra các ý kiến đối lập bằng phương

pháp Delphi, từ đó xây dựng nên tư tưởng khoa học của đề tài.

- Phương pháp xử lý thông tin:

+ Dữ liệu định lượng: dùng phương pháp thống kê toán học, phần mềm SPSS.

+ Dữ liệu định tính: sắp xếp, phân loại, tổng hợp theo chương trình

Microsoft Excel...

6. Đóng góp mới của luận án

- Xây dựng khái niệm CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an

nhằm thống nhất nhận thức trong thực hiện CCHC đối với lĩnh vực này ở Bộ

Công an.

- Đánh giá được thực trạng CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công

an trong những năm qua. Chỉ ra những tồn tại, bất cập về: mô hình tổ chức

chưa thống nhất, công tác lập kế hoạch chưa phù hợp; khâu đánh giá, xét chọn,

nghiệm thu còn chung chung; tài chính cho khoa học cứng nhắc và lỗi thời;

thông tin khoa học còn rời rạc; quản lý KH&CN còn thủ công...

- Đề xuất 3 quan điểm chung và 3 quan điểm cụ thể CCHC trong QLNN

về KH&CN ở Bộ Công an.

- Đề xuất 6 giải pháp CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN trong CAND, đó là: (1) thống

nhất đầu mối cơ quan QLNN về KH&CN; (2) tăng cường chức năng quản lý vĩ

mô, chuẩn hóa và công khai hóa bộ thủ tục hành chính trong các khâu công tác

QLNN về KH&CN; (3) chuyển từ lập kế hoạch theo năm tài chính sang lập kế

hoạch gián tiếp bằng xác định định hướng ưu tiên chiến lược và thông qua cơ

chế quỹ KH&CN trong CAND; (4) sửa đổi mẫu Thuyết minh hiện nay đang sử

dụng ở Bộ Công an (theo quy định tại Thông tư 11 ban hành năm 2012); đề

xuất khung mẫu logic áp dụng để đánh giá nghiên cứu khoa học trong CAND;

(5) đề xuất áp dụng cách mức chi theo công lao động khoa học thay vì tính

định mức theo chuyên đề như hiện nay; đề xuất bổ sung một số mục chi mới

5

cho nghiên cứu, như: chi thuê chuyên gia nước ngoài, chi dịch vụ khoa học, chi

đăng ký sở hữu trí tuệ, chi cho triển khai ứng dụng kết quả sau nghiên cứu, chi

dự phòng phí ...; lập Quỹ KH&CN trong CAND; thực hiện khoán chi trong

thanh quyết toán đề tài, …; (6) xây dựng mạng lưới thông tin KH&CN trong

CAND trên cơ sở kết nối dùng chung các kho thông tin về Khoa học - Giáo dục

– Nghiên cứu, Sản xuất; lập cơ sở dữ liệu (CSDL) nhiệm vụ nghiên cứu, CSDL

nhà khoa học và chuyên gia; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công

tác quản lý KH&CN thông qua giới thiệu phần mềm quản lý nhiệm vụ

KH&CN trong CAND nhằm hiện đại hóa công tác quản lý.

7. Cấu trúc và nội dung luận án

Gồm phần mở đầu, 4 chương nội dung, kết luận, kiến nghị, danh mục

tài liệu tham khảo và phụ lục. Cụ thể, bốn chương nội dung của luận án là:

Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nêu tổng quan khoa học của vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước có

liên quan, từ đó rút ra những nội dung luận án cần tập trung nghiên cứu.

Chƣơng 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn cải cách hành chính trong quản

lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ ở Bộ Công an

Chương này tập trung phân tích và làm rõ các cơ sở lý luận của đề tài,

bao gồm các khái niệm công cụ và các vấn đề có liên quan đến đối tượng và

nội dung CCHC trong QLNN về KH&CN...

Đánh giá thực trạng CCHC trong QLNN về KH&CN nói chung và ở

Bộ Công an nói riêng; phân tích những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong

quá trình thực hiện. Từ đó làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp

CCHC trong QLNN về KH&CN ở chương 3.

Chương 3. Giải pháp cải cách hành chính trong quản lý nhà nƣớc về

khoa học và công nghệ ở Bộ Công an

6

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chương này tập trung đề xuất và phân

tích làm rõ các giải pháp CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an.

Chƣơng 4. Kiểm tra kết quả nghiên cứu và bàn luận

Trình bày các phương pháp kiểm tra để khẳng định tính đúng đắn của

kết quả nghiên cứu, và bàn luận về một số vấn đề có liên quan.

7

Chƣơng 1.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các mô hình và xu hƣớng cải cách hành chính

trong quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ trên thế giới

Các quốc gia trên thế giới, dù thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh

tế, quy mô về lãnh thổ và dân số, truyền thống có khác nhau, nhưng đều coi

hoạt động KH&CN là một nhiệm vụ quan trọng và việc QLNN về hoạt động

KH&CN là cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế. Mỗi quốc gia đều tự

tìm cho mình một mô hình quản lý, phương pháp quản lý và một hình thức tổ

chức cơ quan QLNN về KH&CN thích hợp cho từng giai đoạn phát triển.

Phương thức điều hành và mức độ điều hành của Chính phủ các nước

đối với hoạt động KH&CN có sự khác nhau. Sự khác nhau này tập trung

phản ánh ở chỗ phân phối nguồn lực KH&CN của Chính phủ, ở cơ cấu hệ

thống hành chính chi phối quá trình tổ chức hoạt động R&D và hình thành thị

trường KH&CN.

Theo tài liệu của Nguyễn Sỹ Lộc [56], hiện nay, trên thế giới tồn tại

các mô hình thể chế quản lý KH&CN khác nhau. Sự khác nhau đó được thể

hiện trên cơ sở hai quan điểm cơ bản: một quan điểm cho rằng QLNN về

KH&CN về cơ bản là phải kiểm soát các hoạt động đó; quan điểm khác cho

rằng QLNN về KH&CN về cơ bản là việc hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến

khích, còn các hoạt động cụ thể cần giao quyền tự chủ cho các chủ thể hoạt

động KH&CN. Trên cơ sở hai quan điểm cơ bản này, kết hợp với những hoàn

cảnh lịch sử cụ thể của từng quốc gia, có thể thấy một số mô hình cơ bản thể

hiện xu thế CCHC trong QLNN về KH&CN như sau:

1.1.1. Mô hình quản lý khoa học và công nghệ tập trung cao độ

Mô hình này là sản phẩm của chế độ kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

Mô hình này được thực thi gần như ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa (cũ),

trong đó Liên Xô là điển hình nhất. Nhà nước tập trung cao độ việc phân phối

8

nguồn lực và quản lý hoạt động KH&CN, các bộ ngành chỉ phụ trách việc

thực thi những chính sách đã ban hành hoặc những hạng mục nghiên cứu đã

được duyệt từ một cơ quan trung ương. Việc bố trí các hạng mục cho các đơn

vị R&D thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch nhà nước; các hạng mục ưu tiên

nghiên cứu, triển khai của các cơ quan đều phải thống nhất với mục tiêu kế

hoạch 5 năm của Nhà nước.

Biểu hiện chủ yếu của đặc điểm quản lý KH&CN loại tập trung cao

độ, kiểu của Liên Xô, là:

- Có cơ cấu chuyên trách quản lý KH&CN cấp Nhà nước để soạn thảo

chính sách và điều hành hoạt động KH&CN trong phạm vi cả nước;

- Quy hoạch và kế hoạch phát triển KH&CN của Nhà nước mang tính

pháp lệnh là căn cứ chủ yếu để các cơ quan KH&CN trong toàn quốc sắp xếp

và triển khai công việc;

- Nguồn kinh phí KH&CN chủ yếu là ngân sách dự toán Nhà nước, vốn

phát triển KH&CN và vốn vay ngân hàng của cơ quan và xí nghiệp. Nguồn

ngân sách dự toán nhà nước chủ yếu dùng cho nghiên cứu cơ bản và các hạng

mục nghiên cứu liên ngành quan trọng ở tầm quốc gia.

Quản lý KH&CN chủ yếu tiến hành theo quan hệ trực thuộc hành

chính. Các cơ quan nghiên cứu khoa học và các xí nghiệp đều có cơ quan chủ

quản cấp trên của mình, điều này dẫn đến sự tách biệt nghiêm trọng giữa

nghiên cứu khoa học và sản xuất, việc hình thành các quan hệ theo chiều

ngang thường gặp nhiều khó khăn.

Lợi thế của mô hình quản lý KH&CN tập trung là ở chỗ: Những chính

sách KH&CN của Chính phủ được đảm bảo điều phối thống nhất, dễ dàng,

trong việc xác định mục tiêu, điều động mọi nguồn lực để giải quyết những vấn

đề KH &CN then chốt mang tính toàn cục. Việc hoạch định và xác định kinh

phí của kế hoạch phát triển KH&CN, có thể đảm bảo chắc chắn tính ổn định và

tính liên tục của các hạng mục R&D trong kỳ kế hoạch.

9

Điều hạn chế trong thể chế KH&CN tập trung là sự can thiệp cứng

nhắc mang tính hành chính toàn diện đối với hoạt động KH&CN, không thể

tránh khỏi sự hạn chế tính tự chủ trong hoạt động KH&CN. Kế hoạch nghiên

cứu khoa học và kế hoạch sản xuất khó có thể phối hợp do những cách biệt

của hệ thống hành chính, gây nên sự tách rời giữa thành quả nghiên cứu, triển

khai với việc ứng dụng chúng vào sản xuất và hạn chế hiệu quả kinh tế của

hoạt động KH&CN.

1.1.2. Mô hình quản lý khoa học và công nghệ phân tán đa nguyên

Điển hình của mô hình này là thể chế của Mỹ có Văn phòng Chính

sách KH&CN trực thuộc Tổng thống, chỉ phụ trách tư vấn các công việc có

liên quan KH&CN, đề xuất phương hướng KH&CN và tiến hành một số hoạt

động mang tính điều phối. Việc hoạch định và thực thi chính sách KH&CN

sẽ do các bộ độc lập tiến hành. Quỹ khoa học Quốc gia quản lý việc thẩm

định, cấp phát kinh phí cho các dự án về nghiên cứu cơ bản và giáo dục cao

đẳng, nó không chịu sự chi phối về mặt hành chính của Chính phủ Liên bang.

Đặc điểm của mô hình phân tán đa nguyên biểu hiện ở chỗ:

- Trong cấp lãnh đạo tối cao không có cơ quan quản lý thống nhất toàn

quốc, chính sách KH&CN do các cơ quan của chính phủ phân cấp hoạch định,

trong toàn quốc không có kế hoạch và quy hoạch phát triển KH&CN thống nhất,

chỉ có những hạng mục nghiên cứu quan trọng hoặc kế hoạch chiến lược được

tổ chức thực thi thông qua các biện pháp khác nhau của Chính phủ Liên bang.

- Tác dụng chủ đạo trong lĩnh vực KH&CN của Chính phủ là gia tăng

ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua áp dụng những biện pháp kinh

tế và ban hành pháp luật hoặc khuyến khích, hướng dẫn, hoặc khống chế,

điều hoà.

- Các Bộ trong Chính phủ có chế độ quản lý, lập kế hoạch dài hạn,

trung hạn và ngắn hạn, thường có sự quản lý riêng tương ứng đối với nghiên

cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!