Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TÔ THỊ KIM THOA
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP HỒ CHÍ MINH, 12-2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp
Học viên: Tô Thị Kim Thoa, Lớp cao học luật khóa 18
TP HỒ CHÍ MINH, 12-2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ luật học với tên đề tài “Cải cách hành
chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp” là công trình nghiên cứu độc lập do tôi
thực hiện và không vi phạm các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Các số liệu
thống kê, nguồn tài liệu tham khảo trình bày trong nội dung Luận văn được trích
dẫn rõ ràng, chính xác, trung thực theo đúng quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo và của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nếu có vi phạm trong lời cam đoan trên, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 12 năm 2016
Người cam đoan
Tô Thị Kim Thoa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1................................................................................................................6
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP .......................................................................6
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của đăng ký doanh nghiệp ...............................................6
1.1.1. Khái niệm đăng ký doanh nghiệp. ................................................................6
1.1.2. Ý nghĩa của đăng ký doanh nghiệp...............................................................9
1.2. Khái niệm, yêu cầu cải cách hành chính lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp..11
1.2.1. Khái niệm....................................................................................................11
1.2.2. Những yêu cầu cải cách hành chính đăng ký doanh nghiệp ......................12
1.3. Nội dung cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp.........15
CHƯƠNG 2..............................................................................................................21
THỰC TIỄN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ
DOANH NGHIỆP ...................................................................................................21
2.1. Cải cách thể chế về đăng ký doanh nghiệp...................................................21
2.1.1. Giai đoạn trước khi có Luật Doanh nghiệp................................................21
2.1.2. Giai đoạn Luật Doanh nghiệp năm 1999 ...................................................24
2.1.3. Giai đoạn Luật Doanh nghiệp năm 2005 ...................................................26
2.1.4. Giai đoạn Luật Doanh nghiệp năm 2014 ...................................................30
2.2. Cải cách thủ tục đăng ký doanh nghiệp.........................................................34
2.2.1. Thủ tục đăng ký kinh doanh giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000...........34
2.2.2. Thủ tục đăng ký kinh doanh giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005...........37
2.2.3. Thủ tục đăng ký kinh doanh giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2016...........40
2.3. Cải cách tổ chức bộ máy cơ quan đăng ký kinh doanh; xây dựng và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công trong lĩnh
vực đăng ký doanh nghiệp......................................................................................51
2.4. Hiện đại hóa quản lý hành chính về đăng ký doanh nghiệp ........................58
2.5. Một số hạn chế của cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh
nghiệp hiện nay........................................................................................................63
2.6. Kinh nghiệm đăng ký kinh doanh tại một số nước......................................68
2.6.1. Malaysia – phát huy tối đa tính sáng tạo, năng động trong công tác đăng
ký kinh doanh ........................................................................................................68
2.6.2. New Zealand - Quản lý hiệu quả đối với những hành vi thiếu trung thực, vi
phạm pháp luật của chủ doanh nghiệp.................................................................69
2.6.3. Singapore - Hệ thống đăng ký kinh doanh hiệu quả ..................................70
2.6.4. Hồng Kông – một số kinh nghiệm hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đăng ký
doanh nghiệp.........................................................................................................71
CHƯƠNG 3..............................................................................................................74
CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP .....................................................................74
3.1. Nhóm giải pháp về cải cách thể chế................................................................74
3.2. Nhóm giải pháp cải cách thủ tục hành chính ................................................76
3.3. Nhóm giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, cải cách tài chính công............................................................77
3.4. Nhóm giải pháp kỹ thuật triển khai thực hiện hiệu quả chính sách ...........82
KẾT LUẬN..............................................................................................................85
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những thành tựu lớn nhất sau 30 năm đổi mới ở nước ta là đổi mới
kinh tế, tạo nên những tiềm lực mới cho sự phát triển của đất nước. Để có được
thành quả đó trước hết là nhờ chủ trương kịp thời, đúng đắn của Đảng và Nhà nước
Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để từ đó phát
huy nội lực, khơi dậy hoạt động kinh doanh, đầu tư trong nhân dân. Trong bối cảnh
tình hình thế giới hiện nay có nhiều biến động, tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh
mẽ hơn bao giờ hết và là một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay. Không
một quốc gia nào có thể phát triển được mà không tham gia vào quá trình này. Đối
với Việt Nam thì hội nhập kinh tế quốc tế còn là con đường tốt nhất để rút ngắn
khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và giữ vững hướng đi đã chọn của
mình. Nhiều quốc gia khi hội nhập kinh tế quốc tế phải thay đổi thể chế môi trường
kinh doanh để cạnh tranh và phát triển đó là xu thế tất yếu phải thực hiện. Chính hội
nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường
thế giới và đưa nền kinh tế Việt Nam gần hơn với cộng đồng quốc tế. Nhưng điều
đó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho nhà nước Việt Nam trong việc hoàn
thiện thể chế môi trường kinh doanh của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư
đồng thời cạnh tranh được với các nền kinh tế khác trong khu vực và thế giới. Trong
số những biện pháp cải cách thể chế môi trường kinh doanh mà Việt Nam đã thực
hiện thì thành tựu nổi bật nhất cải cách hành chính về đăng ký doanh nghiệp, tạo sự
cởi mở ngay từ thủ tục gia nhập thị trường cho nhà đầu tư, góp phần quan trọng cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đăng ký doanh nghiệp là cơ sở pháp lý đầu
tiên ghi nhận sự ra đời của doanh nghiệp trên thực tế. Do vậy nó có ý nghĩa rất quan
trọng, kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh
nghiệp được pháp luật bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp đồng thời phải thực
hiện những nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nắm được số lượng, loại hình
doanh nghiệp và các ngành nghề kinh doanh từ đó thực hiện chức năng quản lý nhà
nước đối với nền kinh tế, đối với doanh nghiệp…
Trong đăng ký doanh nghiệp, thay vì phải xuất trình nhiều loại giấy tờ, qua
nhiều cơ quan như trước đây, nay doanh nghiệp chỉ phải nộp một bộ hồ sơ tại cơ
quan đăng ký kinh doanh, và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong
vòng ba ngày, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ. Hiện tại thủ tục đăng ký doanh nghiệp được
cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là một trong những thủ tục hành chính thuận lợi
nhất đối với doanh nghiệp trong quá trình tham gia thị trường. Bên cạnh những quy
định ưu việt về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp như: hồ sơ
2
đơn giản và nộp tại một cơ quan, ngoài các thủ tục quy định, cơ quan đăng ký kinh
doanh không được yêu cầu người dân, doanh nghiệp nộp bất kỳ một văn bản nào
khác, thời gian được rút ngắn.
Tuy nhiên, cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp cũng
còn một số hạn chế nhất định chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn như:
- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác đăng ký doanh nghiệp
chưa thật sự thống nhất, đồng bộ.
- Việc phối hợp giữa các cơ quan cùng thực hiện chức năng đăng ký kinh
doanh cũng chưa chặt chẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý doanh nghiệp, thực hiện
các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đặt tên doanh nghiệp…
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cũng còn thiếu về năng lực và trang thiết bị để
có thể thực hiện một cách đầy đủ quyền hạn và nhiệm vụ của mình.
- Nhiều cấp, nhiều ngành chưa nhận thức được đầy đủ và trách nhiệm của
mình trong quản lý doanh nghiệp dẫn tới hiện tượng buông lỏng quản lý, đùn đẩy
trách nhiệm giữa các cơ quan có liên quan.
- Bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, chưa đạt được
mục tiêu tinh giản biên chế. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tuy đã được
nâng lên so với trước nhưng chưa đáp ứng yêu cầu quá trình phát triển.
Trước yêu cầu của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển đất nước,
nhà nước cần tiếp tục cải cách thể chế liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, cải
cách thủ tục, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đăng ký doanh nghiệp. Do đó,
việc nghiên cứu đề tài: “Cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh
nghiệp” làm luận văn thạc sỹ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay ở nước ta, đã có nhiều bài viết, sách báo, luận văn đề cập hoặc
nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề cải cách nền hành chính như:
- Vũ Thư, Lê Hồng Sơn (2000), Cải cách thủ tục hành chính thực hiện quyền
và nghĩa vụ công dân hiện nay ở nước ta, Nxb Lao động, Hà Nội.
- Thang Văn Phúc (2001), Cải cách hành chính Nhà nước, thực trạng nguyên
nhân và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia.
- Viện khoa học pháp lý (2006), “Chuyên đề: Kết quả điều tra, khảo sát về
cải cách hành chính và thực hiện cơ chế một cửa”, Tạp chí Thông tin Khoa học
pháp lý.
3
- Phạm Thị Thu Hường (2006), Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực
đăng ký kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật
Hà Nội.
- Nguyễn Việt Khoa (2006), Luật Doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng
hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kiều Thị Hồng Hạnh (2007), Cải cách thủ tục trong đăng ký kinh doanh
hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia.
- Võ Thị Thúy Loan (2007), Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với
doanh nghiệp trong nước, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thang Văn Phúc (2009), “Cải cách hành chính nhà nước - Nhìn lại những
vấn đề đặt ra trong hội nhập – phát triển hiện nay, Tạp chí Luật học.
- Nguyễn Ánh Dương (2012), “Hoàn thiện pháp luật về đăng ký doanh
nghiệp tại Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật.
- Đặng Quốc Chương (2014), “Những bất cập trong thủ tục cấp và thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học pháp lý.
- Huỳnh Thanh Nghị (2014), Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với
cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Phạm Thị Hà (2015), Quyền tự do kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp
2014, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Thu Thủy (2015), “Luật Doanh nghiệp không ghi ngành nghề
đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”, Tạp chí Luật sư
Việt Nam.
- Nguyễn Thị Thu Thủy (2015), “Hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh
doanh ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật.
- Hoàng Minh Chiến (2016), “Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, đổi mới quan trọng của Luật Doanh nghiệp năm 2014”, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật
Tuy nhiên, những bài viết, công trình trên chỉ đề cập đến những nội dung cụ
thể của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, cải cách hành chính nhà nước nói chung
hoặc một khía cạnh của cải cách hành chính về đăng ký doanh nghiệp, chưa có một
công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề cải cách
hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp. Theo quan điểm của Đảng về phát
triển các doanh nghiệp Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, thật sự trở thành lực
4
lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm
quyền tự do kinh doanh các lĩnh vực mà luật pháp không cấm thì việc nghiên cứu
một cách có hệ thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Đề tài mang ý nghĩa đối với việc xây dựng những chiến lược, chính sách về
cải cách nền hành chính nhà nước nói chung và cải cách hành chính trong lĩnh vực
đăng ký doanh nghiệp nói riêng. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại
những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam
nhằm mục đích vừa thực hiện đúng các cam kết quốc tế vừa bảo đảm được tính
thống nhất và hiệu quả trong hoạt động của nền hành chính nhà nước. Tác giả hy
vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo
có giá trị.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập để góp phần thúc
đẩy cải cách hành chính đối với doanh nghiệp.
- Làm rõ mục tiêu, quan điểm, vai trò, ý nghĩa và nội dung cải cách hành
chính nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn cải cách hành chính nhà nước, những tiến
bộ về đăng ký doanh nghiệp qua các thời kỳ.
- Phân tích những hạn chế, thiếu sót, bất cập và nguyên nhân trong quá trình
cải cách hành chính về đăng ký doanh nghiệp hiện nay .
- Đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chiến lược, chính sách cải
cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và các quy định
của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp và cải cách hành chính đối với đăng ký
doanh nghiệp. Đồng thời luận văn cũng nghiên cứu, khảo sát thực tiễn cải cách hành
chính trong đăng ký doanh nghiệp qua các thời kỳ.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Luận văn tập trung nghiên cứu cải cách hành chính trong đăng ký doanh
nghiệp từ khi có luật Doanh nghiệp 2014 đến nay, từ thực tiễn tại Thành phố Hồ
Chí Minh và một số tỉnh thành khác.
5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin làm cơ
sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các mục tiêu, quan điểm của
Đảng và Nhà nước cùng các sự kiện, hiện tượng pháp lý đơn lẻ; nhận xét, rút ra kết
luận từng vấn đề thuộc lĩnh vực cải cách nền hành chính nhà nước. Phương pháp
này sử dụng xuyên suốt cả 2 chương của luận văn.
- Phương pháp so sánh: sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài,
khảo sát, đánh giá thực tiễn cải cách hành chính về đăng ký doanh nghiệp qua các
thời kỳ.
- Khảo sát thực tế: Khảo sát thực tiễn công tác cấp đăng ký doanh nghiệp tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp này chủ yếu sử dụng
trong chương 2.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Luận văn có đóng góp nhất định trong việc làm sáng tỏ một số quan điểm về
cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp thời gian qua, đánh giá
những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân từ do đưa ra yêu cầu và các giải pháp cụ
thể để góp phần hoàn thiện thủ tục hành chính trong công tác này.
Các kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị của luận văn có thể có giá trị
ứng dụng vào thực tiễn cải cách hành chính nhất là các cơ quan đăng ký kinh doanh
trong quá trình triển khai công tác cải cách hành chính tại đơn vị mình.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng
ký doanh nghiệp
Chương 2: Thực tiễn cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh
nghiệp
Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng
ký doanh nghiệp
6
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của đăng ký doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm đăng ký doanh nghiệp
Để nhận dạng bản chất của đăng ký doanh nghiệp, cần phải xác định rõ khái
niệm thành lập doanh nghiệp và đăng ký doanh nghiệp dù rằng vấn đề pháp lý cơ
bản này chưa thực sự minh định trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay.
Thành lập doanh nghiệp thực chất là quá trình khai sinh và công khai hóa sự
tồn tại và xác nhận doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động trước xã hội trên cơ sở
những quy định của pháp luật. Còn đăng ký doanh nghiệp chủ yếu điều chỉnh hành
vi "đăng ký" của người kinh doanh trước một cơ quan nhà nước nhất định để hoàn
tất những thủ tục pháp lý cho sự ra đời một doanh nghiệp; pháp luật về thành lập
doanh nghiệp còn điều chỉnh những hành vi trước đó (như lựa chọn loại hình doanh
nghiệp nào để thành lập, những điều kiện cụ thể để thành lập) và sau đó (như công
bố việc thành lập, xử lý vi phạm pháp luật thành lập doanh nghiệp).
Nếu "pháp luật về đăng ký doanh nghiệp" chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ
giữa hai nhóm đối tượng: người đi đăng ký và cơ quan tiến hành những thủ tục đăng
ký thì "pháp luật về thành lập doanh nghiệp" có khi chỉ điều chỉnh hành vi của chủ
thể kinh doanh (lựa chọn loại hình thành lập, chuẩn bị hồ sơ...) hoặc điều chỉnh mối
quan hệ giữa chủ thể kinh doanh với các chủ thể khác ngoài cơ quan đăng ký kinh
doanh (như các phương tiện thông tin đại chúng khi công bố việc thành lập hoặc tòa
án trong trường hợp vi phạm về thành lập doanh nghiệp...). Không thể có việc đi
"đăng ký" nếu chủ thể kinh doanh chưa lựa chọn được cho mình một loại hình
doanh nghiệp để thành lập, hoặc khi lựa chọn được rồi lại thấy không đủ điều kiện
để thành lập. Việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng sau khi đã
hoàn tất những thủ tục tại cơ quan nhà nước và đã nộp đủ lệ phí, được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể vẫn gọi là "đăng ký kinh doanh".
Như vậy, có thể hiểu rằng, đăng ký doanh nghiệp là hoạt động trong đó nhà
đầu tư khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về dự kiến hoạt động kinh doanh
của mình, được Nhà nước ghi nhận bằng hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
Xét về khía cạnh pháp lý, năm 1990, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư
nhân đã sử dụng thuật ngữ “đăng ký kinh doanh” và “giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh”, tuy nhiên không giải thích từ ngữ. Cá nhân muốn thành lập doanh