Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các vấn đề pháp lý cơ bản trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự của ASEAN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HiÕn ch−¬ng ASEAN víi hîp t¸c chuyªn ngµnh
t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 57
§ç M¹nh Hång *
rong hợp tác quốc tế đấu tranh phòng
chống tội phạm, điều ước quốc tế là
công cụ pháp lí thường được các quốc gia sử
dụng nhiều nhất. Mỗi điều ước quốc tế về
hình sự đều có nhóm đối tượng điều chỉnh
chuyên biệt, trong đó điều ước quốc tế về
tương trợ tư pháp về hình sự có đối tượng
điều chỉnh là các quan hệ pháp lí quốc tế liên
quan đến các hoạt động tác nghiệp điều tra và
tố tụng hình sự của cơ quan chức năng của
quốc gia. Loại hình điều ước này có tính
chuyên môn cao, được các quốc gia sử dụng
phổ biến trong cuộc chiến chống tội phạm
hình sự, nhất là trong giai đoạn phát triển hiện
nay của quan hệ quốc tế dưới sự tác động của
xu thế toàn cầu hoá. Vị trí, vai trò và tầm ảnh
hưởng quan trọng của điều ước quốc tế về
tương trợ tư pháp về hình sự đã được khẳng
định qua thực tiễn đấu tranh phòng chống tội
phạm của mỗi quốc gia. Đó chính là động
lực thúc đẩy mạnh mẽ việc kí kết các điều
ước quốc tế đa phương toàn cầu cũng như
khu vực về tương trợ tư pháp về hình sự.
Nguyên nhân có tính khách quan dẫn đến
việc các quốc gia phải tăng cường hoạt động
tương trợ tư pháp hình sự rất rõ ràng. Trong
quá trình tiến hành điều tra và xét xử các vụ
án hình sự có thể phát sinh trường hợp thủ
phạm, nạn nhân hay nhân chứng, cũng như
các chứng cứ cần thiết của vụ án đang có
mặt hoặc đang ở trên lãnh thổ của quốc gia
khác. Theo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền
quốc gia trong luật quốc tế, các hành vi tố
tụng hình sự của cơ quan tư pháp quốc gia
có thẩm quyền tài phán chỉ có thể được tiến
hành trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (trừ
trường hợp giữa các quốc gia có kí kết điều
ước quốc tế). Như vậy, để có thể xét xử
thành công vụ án hình sự, các quốc gia phải
có sự hợp tác với nhau, theo đó các hành vi
tố tụng có liên quan phải được tiến hành theo
đúng quy định trên lãnh thổ nước ngoài
thông qua con đường tương trợ tư pháp.
Trong quá trình hình thành và phát triển
của luật hình sự quốc tế, các vấn đề pháp lí
về tương trợ tư pháp đã được điều chỉnh
bằng các quy phạm tập quán, như aut dedere
aut punire (hoặc dẫn độ hoặc xét xử).(1) Tuy
nhiên hiện nay, các hoạt động tương trợ tư
pháp hình sự được điều chỉnh chủ yếu bằng
các hiệp định song phương hoặc đa phương
khu vực. Đây là xu thế phát triển chung và
ngày càng trở thành phổ biến trong quan hệ
quốc tế. Các quốc gia thành viên ASEAN
cũng không nằm ngoài xu thế phát triển này.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề
ngăn ngừa và trừng trị tội phạm, đại đa số
các quốc gia thành viên ASEAN đã đi đến
nhất trí kí kết Hiệp định tương trợ tư pháp về
hình sự vào ngày 29 tháng 11 năm 2004 (gọi
tắt là Hiệp định).
Việc kí kết Hiệp định không chỉ nhằm
T
* Liên hiệp các nhà thầu quốc tế