Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các phương tiện tình thái trong câu văn bình nguyên lộc qua một số truyện ngắn
PREMIUM
Số trang
97
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1736

Các phương tiện tình thái trong câu văn bình nguyên lộc qua một số truyện ngắn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

---------

ĐÀO NGỌC MAI PHƯƠNG

CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI TRONG CÂU VĂN

BÌNH NGUYÊN LỘC QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, tháng 4/2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

---------

ĐÀO NGỌC MAI PHƯƠNG

CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI TRONG CÂU VĂN

BÌNH NGUYÊN LỘC QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Bùi Trọng Ngoãn

Đà Nẵng, tháng 4/2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi: Đào Ngọc Mai Phương xin cam đoan:

Những nội dung trong khóa luận này là tôi nghiên cứu, thực hiện dưới sự hướng

dẫn của GVHD: PGS.TS Bùi Trọng Ngoãn.

Mọi tham khảo trong khóa luận này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên

công trình, thời gian, địa điểm công bố.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học trong công trình này.

Đà Nẵng, ngày 04 tháng 04 năm 2021

Người thực hiện

Đào Ngọc Mai Phương

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1

I. Tính cấp thiết của đề tài:..........................................................................................1

II. Lịch sử vấn đề nguyên cứu: .....................................................................................1

III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:.............................................................................2

IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:......................................................2

V. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................2

VI. Dự kiến đóng góp:.....................................................................................................3

VII.Bố cục khóa luận:.....................................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................................4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN NGẮN

BÌNH NGUYÊN LỘC......................................................................................................4

1.1. Cơ sở lí luận .........................................................................................................4

1.1.1. Tình thái trong ngôn ngữ học.........................................................................4

1.1.2. Các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt .......................................7

1.1.2.1. Các phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng.....................................8

1.1.2.2. Các phương tiện tình thái thuộc phạm vi ngữ pháp..................................9

1.2. Bình nguyên Lộc và truyện ngắn của ông.......................................................11

1.2.1. Nhà văn Bình nguyên Lộc ............................................................................11

1.2.2. Các tác phẩm truyện ngắn của Bình nguyên Lộc.........................................12

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI THUỘC PHẠM VI TỪ VỰN

TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC .......................................15

2.1. Kết quả khảo sát................................................................................................15

2.2. Một số lớp phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng có số lần xuất hiện

cao 17

2.2.1. Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ đoạn vị từ....................................17

2.2.1.1. Các phó từ đứng trước trung tâm (Tiền phó từ)......................................17

2.2.1.1.1. Các phó từ đứng trước trung tâm biểu thị sự phủ định .....................19

2.2.1.1.2. Các phó từ đứng trước trung tâm biểu thị quan hệ sự tình với thời

gian. 21

2.2.1.1.3. Các phó từ đứng trước trung tâm biểu thị sự lặp lại, tương tự..........26

2.2.1.1.4. Phó từ đứng trước trung tâm biểu thị sự hạn định.............................27

2.2.1.2. Các phó từ đứng sau trung tâm (Hậu phó từ)..........................................28

2.2.1.2.1. Các phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về phương

hướng. 31

2.2.1.2.2. Các phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về sự nối kết,

tác động qua lại..................................................................................................35

2.2.1.2.3. Các phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về sự gia tăng

37

2.2.2. Các tiểu từ tình thái cuối câu và các tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương

đương 38

CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI THUỘC PHẠM VI NGỮ PHÁP

TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC..............................43

3.1. Kết quả khảo sát................................................................................................43

3.2. Một số lớp phương tiện tình thái thuộc phạm vi ngữ pháp có số lần xuất

hiện cao .......................................................................................................................46

3.2.1. Các kiểu câu ghép chính – phụ ....................................................................46

3.2.1.1. Câu ghép chính – phụ thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả ......46

3.2.1.2. Câu ghép chính – phụ thể hiện mối quan hệ điều kiện/ giả thiết – kết quả.

.................................................................................................................48

3.2.1.3. Câu ghép chính – phụ biểu thị quan hệ nhượng bộ - tăng tiến................49

3.2.1.4. Câu ghép chính – phụ biểu thị quan hệ mục đích – sự kiện....................50

3.2.2. Câu tỉnh lược thành phần (Câu rút gọn)......................................................51

3.2.3. Câu đặc biệt..................................................................................................54

CHƯƠNG 4: TẦM TÁC ĐỘNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI ĐỐI VỚI

VĂN BẢN BÌNH NGUYÊN LỘC.................................................................................57

4.1. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với nội dung phản ánh của

tác phẩm......................................................................................................................57

4.1.1. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với nội dung câu chuyện .57

4.1.2. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với các tình tiết nghệ thuật

......................................................................................................................61

4.2. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với nghệ thuật cá tính hóa

nhân vật ......................................................................................................................63

4.2.1. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện miêu tả

nhân vật ....................................................................................................................63

4.2.1.1. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện miêu tả

nhân vật Cộc trong Rừng mắm..............................................................................63

4.2.1.2. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện miêu tả

nhân vật Sáu Sửu và ả hồ ly trong Ba con cáo .....................................................65

4.2.1.3. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện miêu tả

nhân vật Tôn trong Pì pế Hán...............................................................................66

4.2.2. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện ngôn ngữ

của nhân vật .............................................................................................................67

4.3. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phong cách ngôn ngữ

Bình nguyên Lộc ........................................................................................................69

4.3.1. Các phương tiện tình thái gợi dẫn phong cách viết văn giàu yếu tố tình thái

của Bình nguyên Lộc ................................................................................................70

4.3.2. Các phương tiện tình thái gợi dẫn lối viết văn đậm tính khẩu ngữ Nam Bộ

Bình nguyên Lộc.......................................................................................................71

PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................75

PHỤ LỤC ...........................................................................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................90

1

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài:

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp đắc lực của con người. Vai trò của ngôn ngữ

không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin đơn thuần cho người đọc, người nghe mà nó

còn đóng vai trò như một phương tiện truyền tải tình cảm, thái độ của người nói, người

viết. Vai trò ấy được tạo nên bởi các phương tiện tình thái trong ngôn ngữ. Hay nói một

cách khác, để có thể truyền tải được chính xác những suy nghĩ, cảm xúc của mình, con

người đã phải tìm đến một yếu tố ngôn ngữ thích hợp đó chính là: phương tiện tình thái.

Vì thế việc đi sâu vào nghiên cứu các phương tiện tình thái không chỉ có tầm quan trọng

trong việc nghiên cứu ngôn ngữ văn bản văn học mà còn có tầm quan trọng trong việc

nghiên cứu cả ngôn ngữ thuộc về đời sống con người.

Về tác giả Bình nguyên Lộc, ông là một nhà văn lớn của Việt Nam. Số lượng tác

phẩm mà ông để lại vô cùng đồ sộ mà như tác giả đã từng tiết lộ: Chỉ xét về truyện ngắn

đã có hơn 1000 tác phẩm. Văn của ông mang một vẻ đẹp hồn nhiên, giản dị và mộc mạc.

Trái ngược với gia tài tác phẩm đó, các bài nghiên cứu về văn chương Bình nguyên Lộc

vẫn chưa nhiều hay có thể nói là rất hiếm. Từ đó mà ta có thể nhận thấy được “khoảng

trống” này trong lĩnh vực nghiên cứu văn học.

Trong thực tiễn, cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các

phương tiện tình thái thuộc phạm vi ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Tuy nhiên vẫn chưa có

bài viết nào đề cập đến phương tiện tình thái trong ngôn ngữ một cách cụ thể đối với các

tác phẩm truyện ngắn của Bình nguyên Lộc – một tác giả có số lượng tác phẩm lớn trong

nền văn học Việt Nam. Khoá luận này được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

II. Lịch sử vấn đề nguyên cứu:

Ngày nay, vấn đề về các phương tiện tình thái đang dần chiếm được sự chú ý của

các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ở Việt

Nam cũng đã bắt đầu xuất hiện các công trình nghiên cứu về khái niệm này. Trong Cơ sở

ngữ nghĩa phân tích cú pháp (2008), Nguyễn Văn Hiệp đã thống kê được rằng các

phương tiện tình thái thuộc phương diện từ vựng có thể chia thành 12 nhóm chính, bao

gồm: phó từ, vị từ, quán ngữ tình thái, thán từ, tiểu từ tình thái, trợ từ,... [7; tr.140-141].

Bên cạnh đó còn có các công trình tiêu biểu khác trong nước như sau: Tiếng Việt – Mấy

vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa của Cao Xuân Hạo (1998), Một số phương tiện biểu

đạt nghĩa tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt của Võ Đại Quang (2009), Logic – Ngôn

ngữ học của Hoàng Phê (2011), Nghĩa học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp (2014),...

Một số các bài nghiên cứu như: “Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ” của

Nguyễn Văn Hiệp (2007), “Tình thái trong câu – phát ngôn: Một số vấn đề lí luận cơ bản”

của Võ Đại Quang (2007),... Một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ: Khảo sát các động từ

tình thái trong tiếng Việt của Bùi Trọng Ngoãn (2004) (luận án tiến sĩ, Trường Đại học

2

Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), Khảo sát ý nghĩa và cách

dùng các quán ngữ biểu thị tình thái trong tiếng Việt của Đoàn Thị Thu Hà (2000) (luận

văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội),

Cách diễn đạt ý nghĩa tình thái của hành động phát ngôn trong truyện ngắn Nam Cao của

Trần Thị Kim Chi (2003) (luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh), Nghĩa

tình thái của câu ghép chính phụ tiếng Việt của Phạm Huỳnh Hồng Diễm (2016) (luận

văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng), Nghĩa tình thái của phó từ đứng sau

trong ngữ đoạn vị từ tiếng Việt và cách chuyển dịch sang tiếng Anh của Châu Văn Thủy

(2018) (luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng).

III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu về các phương tiện tình thái và tầm tác động

của chúng đối với văn bản truyện ngắn Bình nguyên Lộc.

Để thực hiện mục đích đó, chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho khóa luận

như sau:

- Tập hợp, khảo sát những phương tiện tình thái trong một số truyện ngắn Bình nguyên

Lộc.

- Nhận diện khả năng tình thái hóa và khả năng diễn đạt của một số phương tiện tình

thái trong tiếng Việt.

- Nhận diện khả năng diễn đạt của đơn vị tình thái trong một số truyện ngắn Bình

nguyên Lộc.

IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nguyên cứu là các phương tiện tình thái trong một số truyện ngắn Bình

nguyên Lộc. Cụ thể, khóa luận sẽ nghiên cứu các phương tiện tình thái từ vựng và các

phương tiện tình thái ngữ pháp trong văn bản nghệ thuật truyện ngắn Bình nguyên Lộc.

2. Phạm vi nghiên cứu:

Toàn bộ văn bản của 3 truyện ngắn:

- Rừng mắm

- Ba con cáo

- Pì pế Hán

V. Phương pháp nghiên cứu:

1. Phương pháp phân tích miêu tả: phương pháp này giúp cún tôi rút ra được ý nghĩa

và làm rõ giá trị, phong cách ngôn ngữ trong một số truyện ngắn của Bình nguyên

Lộc.

2. Thủ pháp tổng hợp - thống kê: vận dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ khảo sát

về các phương tiện tình thái trong các tác phẩm. Trên cơ sở đó phân loại chúng

thành nhiều tiểu loại theo từng tiêu chí nhất định và khái quát nên những kết luận

3. Phương pháp đối chiếu – so sánh: vận dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ có cái

nhìn đa dạng hơn về các phương tiện tình thái trong tiếng Việt khi so sánh, đối

3

chiếu về hiện tượng vận dụng các phương tiện tình thái trong các phát ngôn của

chủ thể.

VI. Dự kiến đóng góp:

Khóa luận này sẽ tập trung tìm hiểu nghiên cứu về “Các phương tiện tình thái

trong câu văn Bình nguyên Lộc qua một số truyện ngắn”. Nếu công trình này thành công,

sẽ một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của các phương tiện tình thái đối với ngôn

ngữ. Đồng thời chỉ ra được những phương tiện tình thái xuất hiện trong truyện ngắn của

tác giả Bình nguyên Lộc, mô tả và nhận diện khả năng tình thái hóa và khả năng diễn đạt

của tất cả các phương tiện tình thái ấy trong văn bản và với thực tiễn. Từ đó mà chứng

minh, làm rõ được những nét độc đáo, khác biệt, tầm tác động của đơn vị tình thái đối với

các văn bản truyện ngắn của Bình nguyên Lộc.

VII. Bố cục khóa luận:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận và tổng quan về truyện ngắn Bình nguyên Lộc

Chương này trình bày những vấn đề có liên quan đến đề tài, làm cơ sở để phân tích

các chương tiếp theo. Trong đó, chúng tôi sẽ trình bày về tình thái trong ngôn ngữ, các

phương tiện biểu thị nghĩa tình thái trong Tiếng Việt, bao gồm các phương tiện thuộc

phạm vi từ vựng và các phương tiện thuộc phạm vi ngữ pháp. Đồng thời, trong chương

này, chúng tôi cũng sẽ trình bày đôi nét về tác giả Bình nguyên Lộc cũng như là các tác

phẩm truyện ngắn của ông.

Chương 2: Các phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng trong truyện ngắn Bình

nguyên Lộc

Ở chương này, chúng tôi sẽ phân tích nghĩa sự tình (nghĩa miêu tả) và nghĩa tình

thái của phương tiện tình thái từ vựng có xuất hiện trong phạm vi khảo sát là ba truyện

ngắn: Rừng mắm, Ba con cáo và Pì pế Hán của Bình nguyên Lộc.

Chương 3: Các phương tiện tình thái thuộc phạm vi ngữ pháp trong truyện ngắn

Bình nguyên Lộc

Ở chương này, chúng tôi sẽ phân tích nghĩa sự tình (nghĩa miêu tả) và nghĩa tình

thái của phương tiện tình thái ngữ pháp có xuất hiện trong phạm vi khảo sát là ba truyện

ngắn: Rừng mắm, Ba con cáo và Pì pế Hán của Bình nguyên Lộc.

Chương 4: Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với văn bản Bình nguyên

Lộc

Chương này là sự nhìn nhận tổng quát về sức ảnh hưởng của các phương tiện tình

thái đến các giá trị về hình thức và nội dung của các tác phẩm truyện ngắn Bình nguyên

Lộc.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!