Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LƢƠNG THỊ HIỀN
CÁC PHƢƠNG TIỆN NGÔN NGỮ
BIỂU THỊ QUYỀN LỰC TRONG GIAO TIẾP
HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI 2014
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LƢƠNG THỊ HIỀN
CÁC PHƢƠNG TIỆN NGÔN NGỮ
BIỂU THỊ QUYỀN LỰC TRONG GIAO TIẾP
HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ
Mã số: 62.22.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Đỗ Việt Hùng
2. TS. Bùi Thị Minh Yến
HÀ NỘI 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, minh bạch và chƣa
đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2014
Tác giả luận án
Lương Thị Hiền
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
0.1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………….......................... 1
0.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu………………………………....…......... 2
0.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............………………............................. 3
0.4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu………............................... 10
0.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......……………………………………............ 10
0.6. Đóng góp của luận án.....…………………………………………............. 11
0.7. Bố cục của luận án ...................................................................................... 12
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH VÀ GIAO TIẾP PHÁP ĐÌNH 13
1.1.1. Về thuật ngữ giao tiếp hành chính........................................................ 13
1.1.2. Đặc điểm của giao tiếp pháp đình ........................................................ 14
1.2. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN LỰC TRONG GIAO TIẾP PHÁP ĐÌNH ....... 21
1.2.1. Thuật ngữ quyền lực với tƣ cách một phạm trù khoa học xã hội.......... 21
1.2.2. Những hƣớng tiếp cận quyền lực trong giao tiếp pháp đình................. 23
1.2.3. Hƣớng tiếp cận quyền lực trong giao tiếp pháp đình của luận án......... 29
1.3. KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƢƠNG TIỆNNGÔN NGỮ BIỂU THỊ QUYỀN LỰC .... 30
1.3.1. Phƣơng tiện từ ngữ xƣng hô và quyền lực............................................ 30
1.3.2. Phƣơng tiện từ vựng tình thái và quyền lực.......................................... 31
1.3.3. Phƣơng tiện hành động ngôn từ và quyền lực ...................................... 32
1.4. TIỂU KẾT....................................................................... ............................ 37
Chƣơng 2
QUYỀN LỰC TRONG TƢƠNG TÁC PHÁP ĐÌNHTIẾNG VIỆT
2.1. CÁC BÌNH DIỆN TỔNG THỂ CỦA TƢƠNG TÁC PHÁP ĐÌNH VÀ
QUYỀN LỰC....................................................................... ............................. 38
2.1.1. Quyền lực và cấu trúc của tƣơng tác pháp đình ............................... 38
2.1.2. Quyền lực và phân phối lƣợt lời trong tƣơng tác pháp đình............. 41
2.1.3. Quyền lực và điều khiển chủ đề hội thoại trong tƣơng tác pháp đình........ 44
2.2. CẤU TRÚC CẶP TRAO ĐÁP VÀ QUYỀN LỰC TRONG TƢƠNG
TÁC PHÁP ĐÌNH ........................................................................................... 48
2.2.1. Cấu trúc cặp trao đáp .......................................................................... 48
2.2.2. Biểu hiện của quyền lực trong các dạng cấu trúc cặp trao đáp .......... 53
2.3. TIỂU KẾT ................................................................................................... 64
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG TIỆN TỪ VỰNG BIỂU THỊ QUYỀN LỰC
TRONG GIAO TIẾP PHÁP ĐÌNH TIẾNG VIỆT
3.1. PHƢƠNG TIỆN TỪ NGỮ XƢNG HÔ VÀ QUAN HỆ QUYỀN LỰC..... 66
3.1.1. Khái quát về phƣơng tiện từ ngữ xƣng hô........................................... 66
3.1.2. Phƣơng tiện từ ngữ xƣng hô của nhân vật giao tiếp có quyền lực cao... 69
3.1.3. Phƣơng tiện từ ngữ xƣng hô của nhân vật giao tiếp có quyền lực thấp... 83
3.1.4. Hiện trạng sử dụng từ ngữ xƣng hô trong giao tiếp pháp đình từ góc
độ quan hệ quyền lực giữa các nhân vật giao tiếp ............................................. 88
3.2. HIỆN TƢỢNG ĐIỀU CHỈNH TỪ VỰNG VÀ ĐẤU TRANH QUYỀN
LỰC TRONG GIAO TIẾP PHÁP ĐÌNH........................................................... 96
3.2.1. Khái quát về hiện tƣợng điều chỉnh từ vựng và đấu tranh quyền lực
trong giao tiếp pháp đình.................................................................................... 96
3.2.2. Một số biểu hiện của hiện tƣợng điều chỉnh từ vựng và đấu tranh
quyền lực trong giao tiếp pháp đình tiếng Việt................................................... 99
3.3. TIỂU KẾT ................................................................................................... 106
Chƣơng 4
HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ BIỂU THỊ QUYỀN LỰC
TRONG GIAO TIẾP PHÁP ĐÌNH TIẾNG VIỆT
4.1. NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ BIỂU THỊ QUYỀN LỰC
TRONG GIAO TIẾP PHÁP ĐÌNH.................................................................... 108
4.1.1. Các hành động ngôn từ biểu thị quyền lực trong giao tiếp pháp đình......... 108
4.1.2. Phân loại các nhóm hành động ngôn từ đánh dấu mức độ quyền lực......... 116
4.2. HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ HỎI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ BIỂU THỊ
QUAN HỆ QUYỀN LỰC................................................................................... 135
4.2.1. Phân loại các nhóm hành động ngôn từ hỏi theo chức năng ngữ dụng.......... 135
4.2.2. Các nhóm hành động ngôn từ hỏi trong quan hệ với quyền lực.......... 137
4.3. TIỂU KẾT................................................................................................... 146
KẾT LUẬN........................................................................................................ 148
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Danh mục viết tắt tiếng Việt
STT Kí hiệu Nội dung viết tắt
1 BTNH biểu thức ngôn hành
2 HĐNT hành động ngôn từ
3 NLA1, NLA2... ngữ liệu trích trong phiên tòa số 1, số 2...
theo thứ tự vụ án trong phụ lục 1
4 NVGT nhân vật giao tiếp
5 PNH phát ngôn hỏi
6 PTTN phƣơng tiện từ ngữ
7 PTTNXH phƣơng tiện từ ngữ xƣng hô
8 QL&NVLQ quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Danh mục viết tắt tiếng Anh
STT Kí hiệu
Từ ngữ tiếng Anh
đƣợc viết tắt Nội dung viết tắt
1 A answer bƣớc thoại hồi đáp
2 NP non - power nhân vật giao tiếp không có quyền lực hoặc
quyền lực thấp
3 P power quyền lực/nhân vật giao tiếp có quyền lực
4 P1 the first power nhân vật giao tiếp có quyền lực cao bậc 1
5 P2 the second power nhân vật giao tiếp có quyền lực cao bậc 2
6 Q question bƣớc thoại phát vấn
7 SP1 speaker 1 ngƣời nói thứ nhất
8 SP2 speaker 2 ngƣời nói thứ hai
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Tên bảng Trang
1. Bảng 1.1. Các vai giao tiếp trong giao tiếp pháp đình ...................... 15
2. Bảng 1.2. 37 nhóm hành động ngôn từ theo cách phân loại của
Wierbicka........................................................................................... 34
3. Bảng 1.3. Đặc trƣng của năm nhóm HĐNT theo cách phân loại của
Searle................................................................................................. 36
4. Bảng 2.1. Các cặp tƣơng tác trong từng giai đoạn xử án ................ 38
5. Bảng 2.2. Phân phối lƣợt lời của các nhân vật giao tiếp.................. 41
6. Bảng 2.3. Tỉ lệ ngắt lời của chủ tọa trong 11 vụ án....................... 43
7. Bảng 2.4. Tỉ lệ câu hỏi của nhân vật giao tiếp có quyền lực cao...... 47
8. Bảng 2.5. Tỉ lệ các dạng cấu trúc cặp trao đáp trong tƣơng tác pháp
đình .................................................................................................. 52
9. Bảng 3.1. Các phƣơng tiện từ ngữ xƣng hô trong giao tiếp pháp đình... 66
10. Bảng 3.2. Mật độ phƣơng tiện từ ngữ xƣng hô trên tổng số lƣợt lời
của nhân vật giao tiếp...................................................................... 67
11. Bảng 3.3. Tỉ lệ phƣơng tiện từ ngữ tự xƣng của nhân vật giao tiếp
có quyền lực cao............................................................................... 69
13. Bảng 3.4. Phạm vi tác động của hai tham biến đối với phƣơng tiện
từ ngữ chỉ ngôi thứ nhất của NVGT quyền lực cao ........................ 70
12. Bảng 3.5. Tỉ lệ phƣơng tiện từ ngữ hô gọi bị cáo.......................... 74
13. Bảng 3.6. Tỉ lệ phƣơng tiện từ ngữ hô gọi ngƣời bị hại (hoặc đại diện
hợp pháp cho ngƣời bị hại), ngƣời làm chứng, ngƣời có QL&NVLQ...... 75
14. Bảng 3.7. Tỉ lệ phƣơng tiện từ ngữ hô gọi đại diện Viện kiểm sát
và luật sƣ ....................................................................................... 75
15. Bảng 3.8. Tỉ lệ phƣơng tiện từ ngữ tự xƣng của nhân vật giao tiếp
có quyền lực thấp.............................................................................. 84
16. Bảng 3.9. Tỉ lệ phƣơng tiện từ ngữ hô gọi của nhân vật giao tiếp có
quyền lực thấp............................................................................... 86
17. Bảng 3.10. Sự không thống nhất trong sử dụng phƣơng tiện từ ngữ
hô gọi của Hội đồng xét xử................................................................ 89
18. Bảng 3.11. So sánh phƣơng tiện từ ngữ hô gọi “bị cáo” trong giao
tiếp pháp đình Việt Nam, Trung Quốc và các nƣớc Anh - Mĩ.......... 91
19. Bảng 4.1. Hệ thống hành động ngôn từ của nhân vật giao tiếp theo
vị thế quyền lực.................................................................................. 109
20. Bảng 4.2. Năm phạm trù hành động ngôn từ trong phát ngôn của
P1, P2 và NP.................................................................................. 111
21. Bảng 4.3. Những động từ ngôn hành trong phát ngôn của P1, P2 và NP... 113
22. Bảng 4.4. Nhóm hành động ngôn từ đặc thù theo vị thế quyền lực
của nhân vật giao tiếp ....................................................................... 116
23. Bảng 4.5. Phân loại hành động ngôn từ đánh dấu quyền lực cao
trong giao tiếp pháp đình................................................................... 117
24. Bảng 4.6. Phân loại hành động ngôn từ đánh dấu quyền lực thấp
trong giao tiếp pháp đình................................................................... 130
25. Bảng 4.7. Tỉ lệ biểu thức ngôn hành Khai báo theo kích cỡ.............. 131
26. Bảng 4.8. Tỉ lệ cấu trúc mơ hồ hóa tình thái nhận thức..................... 132
27. Bảng 4.9. Tỉ lệ biểu thức ngôn hành chứa phƣơng tiện từ vựng tình
thái giảm nhẹ...................................................................................... 134
28. Bảng 4.10. Tỉ lệ các nhóm hành động ngôn từ hỏi và cấu trúc cú pháp
của phát ngôn hỏi.................................................................................. 136
29. Bảng 4.11. Mức độ biểu thị quyền lực của các nhóm hành động
ngôn từ hỏi phân loại theo chức năng ngữ dụng ................................... 146
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN
Tên hình vẽ Trang
1. Hình 1.1. Quan hệ vai giao tiếp trong giao tiếp pháp đình.............. 16
2. Hình 2.1. Cấu trúc năm bậc của tƣơng tác pháp đình...................... 40
3. Hình 2.2. Chủ đề chung và các loại hình chủ đề trong tƣơng tác
pháp đình ........................................................................................ 46
4. Hình 3.1. Khoảng cách quyền lực tƣ pháp giữa Hội đồng xét xử
và các bên liên quan......................................................................... 74
1
MỞ ĐẦU
0.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
0.1.1. Chặng đường 10 năm đầu của thế kỷ XXI để lại dấu ấn lịch sử với đường
lối xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam được bổ sung chính thức trong Hiến pháp.
Trên cơ sở đó, Đảng, Nhà nước ta, lần đầu tiên, đã ban hành và triển khai đồng bộ các
bản chiến lược, chương trình cải cách dài hạn trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp,
tư pháp, nhằm làm cho các kết cấu thượng tầng chính trị - pháp lí của nước ta phù hợp
hơn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển mạnh mẽ của hạ tầng kinh tế - xã hội. Từ
thực tế hệ thống chính trị của Việt Nam, nền hành chính - hiểu theo nghĩa rộng - không
chỉ giới hạn ở công việc của bộ máy hành pháp, mà còn bao gồm hoạt động của các cơ
quan Đảng, Nhà nước, các cơ quan tổ chức lập pháp và tư pháp. Trong số các hoạt động
đó, hoạt động của tòa án giữ vị trí đặc biệt quan trọng, như trong Nghị quyết số 49-
NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
đã “xác định tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”. Tòa án là nơi
mà kết quả các hoạt động điều tra, truy tố, bào chữa, giám định tư pháp… được đưa ra
kiểm tra, xem xét đánh giá công khai và khách quan, để cuối cùng đưa ra những phán
quyết cuối cùng thể hiện quyền lực nhà nước. Vì vậy, nghiên cứu “Các phương tiện
ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt”, trường hợp giao
tiếp pháp đình là một đòi hỏi hết sức cần thiết trong công cuộc cải cách hành chính nhà
nước nói chung, cải cách tư pháp nói riêng ở Việt Nam hiện nay.
0.1.2. Nghiên cứu ngôn ngữ hành chính trong các quá trình giao tiếp của các chủ
thể hành chính là một lĩnh vực chưa được quan tâm nhiều trong ngôn ngữ học tiếng
Việt. Đặc biệt, phạm vi giao tiếp trong hoạt động xét xử của tòa án vẫn còn là một
mảnh đất bí ẩn mà các nhà ngôn ngữ học Việt Nam dường như chưa đặt chân đến.
Trong khi đó, thế giới đã có hàng loạt các công trình ngôn ngữ học nghiên cứu lĩnh
vực ngôn ngữ giao tiếp hành chính nói chung, giao tiếp pháp luật nói riêng - thậm chí
những nghiên cứu trong phạm vi này còn hình thành một phân ngành riêng, một hướng
đi riêng được định danh bằng thuật ngữ ngôn ngữ học pháp luật.
2
0.1.3. Từ góc độ ngôn ngữ học, hiện tượng quyền lực trong giao tiếp ngôn
ngữ đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các hướng nghiên cứu ngữ
dụng học, ngôn ngữ học xã hội, phân tích hội thoại, phân tích diễn ngôn phê phán đã
xây dựng những khung lí thuyết và mô hình phân tích ngôn ngữ khác nhau để nhận
diện quan hệ quyền lực và ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong Việt ngữ học, hoạt động của
các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt, đặc
biệt trường hợp giao tiếp pháp đình chưa được khai thác một cách hệ thống, toàn diện.
Đề tài của luận án nằm trong những nỗ lực cố gắng của người nghiên cứu nhằm
phần nào khỏa lấp một “khoảng trống” trong ứng dụng ngôn ngữ học tại Việt Nam.
Khi lựa chọn đối tượng nghiên cứu được giới hạn như trên, người viết tự hiểu rằng đó
mới chỉ là những sự kiện ngôn ngữ có tính chất điển hình, những “mẫu” được sắp xếp
theo một hệ thống có định hướng vì mục đích khoa học của luận án.
0.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
0.2.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ giao tiếp hành chính
Trong phần tình hình nghiên cứu tổng quan đề tài luận án, chúng tôi
lưu ý về vấn đề thuật ngữ. Đối với tình hình nghiên cứu ngoài nước, chúng tôi
sử dụng thuật ngữ ngôn ngữ học pháp luật (forensic linguistics) bởi hướng nghiên cứu
này trên thế giới đã là một phân ngành độc lập, có vị thế tương đương các phân ngành
khác như: Ngôn ngữ học y học (medical linguistics), ngôn ngữ học giáo dục
(educational linguistics), ngôn ngữ học sinh vật (biological linguistics)… Đối với tình
hình nghiên cứu trong nước, chúng tôi xếp ngôn ngữ pháp luật trong phạm vi ngôn
ngữ hành chính theo truyền thống Việt ngữ học. Việc đề cập đến thuật ngữ ngôn ngữ
học pháp luật trong luận án này có ý nghĩa đưa ra một sự thăm dò về kì vọng một phân
ngành độc lập nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động pháp luật ở Việt Nam.
0.2.1.1. Trên thế giới
Về cơ bản, có thể chia sự phát triển của ngôn ngữ học pháp luật - một phân
ngành nghiên cứu riêng ở Anh, Mĩ và một số nước Châu Âu - thành hai giai đoạn: Giai
đoạn trước năm 1970 và giai đoạn sau năm 1970.
Giai đoạn trước năm 1970, các nhà ngôn ngữ học chủ yếu tìm hiểu những đặc
điểm về ngữ âm, hình thái, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của các đơn vị ngôn ngữ
3
trong các văn bản quy phạm pháp luật. Nói cách khác, ngôn ngữ được coi là “một
khách thể” (as object) để nghiên cứu, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các nhân
tố xã hội chưa được quan tâm. David Mellinkoff (1963) [126] là đại diện cho giai đoạn
này. Cuốn sách “Ngôn ngữ pháp luật” (The Language of the Law) của ông đặt mốc
quan trọng trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ và pháp luật Anh bởi lần đầu tiên có một
cuốn sách bề thế - 500 trang - nghiên cứu ngôn ngữ luật Anh - Mĩ một cách hệ thống,
sâu sắc và đầy đủ. Cuốn sách giải quyết ba vấn đề cơ bản: 1) Phần 1: Ngôn ngữ luật là
gì? miêu tả những đặc điểm ngôn ngữ luật Anh - Mĩ; 2) Phần 2: Lịch sử ngôn ngữ
luật cung cấp những thông tin về nguồn gốc, sự phát triển và sự biến đổi của ngôn ngữ
luật Anh - Mĩ tại hai quốc gia này; 3) Phần 3: Sử dụng ngôn ngữ luật đặt vấn đề sử dụng
ngôn ngữ luật như thế nào cho thích hợp, dựa trên cơ sở phân tích hiện trạng ngôn ngữ.
Giai đoạn sau năm 1970, trọng tâm nghiên cứu của ngôn ngữ học pháp luật
chuyển từ dạng văn bản sang tương tác lời nói, sử dụng ngữ liệu ghi âm hội thoại thực
tế được văn bản hóa. Các nhà ngôn ngữ học pháp luật đã nhận thức được vai trò quan
trọng của ngôn ngữ trong các phạm vi giao tiếp pháp luật như hoạt động tố tụng của
tòa án, hoạt động tư vấn của luật sư, hoạt động thẩm vấn, điều tra của cảnh sát… Theo
Liao Meizhen (2004) (dẫn theo [115, tr.8]), những nghiên cứu giai đoạn này có thể
quy vào ba hướng chủ yếu:
1) Hướng nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật như là một diễn trình (as process):
Nhà ngôn ngữ học trực tiếp tham dự và quan sát các hoạt động pháp luật (xét xử, hòa
giải, tư vấn, thẩm vấn…), trên cơ sở đó khám phá ngôn ngữ pháp luật được sản sinh và
được hiểu như thế nào trong tương tác. Atkinson và Drew (1979) [94] xem xét tổ chức
của tương tác lời nói trong ngữ cảnh xét xử; O’Barr (1982) [129] phân loại các dạng
phong cách ngôn ngữ trong giao tiếp pháp đình; Van Dijk (1989) [139] tìm hiểu cấu
trúc diễn ngôn pháp đình và cấu trúc quyền lực; Levi và Walker (1990) [123] nghiên
cứu đặc điểm ngôn ngữ trong hoạt động xét xử; Stygall (1994) [135] khai thác ngôn
ngữ xét xử dưới góc độ sự cấu thành diễn ngôn và sự khác biệt trong xử lí diễn ngôn...
Nhìn chung, quá trình hình thành diễn ngôn, các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn như đặc
điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp là mối quan tâm chủ yếu của hướng nghiên cứu này.
4
2) Hướng nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật như là một công cụ (as instrument):
Các nhà ngôn ngữ học chủ yếu quan tâm đến hai vấn đề chính: 1) Ngôn ngữ được sử
dụng như thế nào để thực thi pháp luật và 2) Khám phá biến xã hội - quyền lực trong
mối quan hệ với ngôn ngữ pháp luật. Ở phạm vi thứ nhất, các nhà ngôn ngữ học chủ
yếu tìm hiểu cách thức mà các chủ thể pháp luật như thẩm phán, luật sư, cảnh sát… xử lí
những vấn đề pháp luật bằng sử dụng ngôn ngữ. Svartvik (1968) [136] phân tích những
văn bản ghi chép lời khai của bị can trong quá trình thẩm vấn của cảnh sát và chỉ ra một
thực tế là ngay cả những văn bản được cho là trung thực, khách quan nhất vẫn bị ảnh
hưởng bởi ngôn ngữ và quan điểm của người ghi chép. Solan (1993) [134] nghiên cứu
cách thức thẩm phán giải quyết các vụ kiện bằng ngôn ngữ pháp luật, chỉ ra những hạn
chế của ngôn ngữ trong pháp luật và hướng thay đổi của tòa án để đảm bảo sự công
bằng của hệ thống tư pháp. Ở phạm vi thứ hai, các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu ảnh
hưởng của một biến xã hội - quyền lực - trong mối quan hệ với ngôn ngữ. Cách tiếp cận
này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể hơn trong Chương 1.
3) Hướng nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật như là nhân chứng chuyên gia (as
expert witnesses): Nhà ngôn ngữ học hoạt động như một nhân viên điều tra, thu thập
thông tin tội phạm, chẳng hạn như giải mã thông tin trong những lời đề nghị, những lá
thư đe dọa khủng bố, những mẩu tin điện thoại, thư tuyệt mệnh,... đặc biệt là lời khai
của nghi can trong thẩm vấn của cảnh sát. Kết quả thu được sẽ trở thành bằng chứng
tại tòa án. Các chứng cớ ngôn ngữ dưới ánh sáng ngôn ngữ học được xem xét ở bốn
bình diện gồm: 1) Chứng cớ ngữ âm, đại diện là Noland (1994); 2) Chứng cớ chính tả,
từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc mệnh đề,… đại diện là Eagleson (1994); 3) Phân tích cấu
trúc tầng lớp diễn ngôn, đại diện là Shuy (2006); và 4) Phân tích tâm lí, hành vi ngôn
ngữ, đại diện là Rieber và Stewart (1987).
Có thể thấy ngôn ngữ học pháp luật trên thế giới ngày càng khẳng định vị trí cũng
như những đóng góp đích thực của nó trong lĩnh vực ứng dụng ngôn ngữ học.
0.2.1.2. Ở Việt Nam
Tương lai của ngôn ngữ học pháp luật thế giới đầy hứa hẹn bởi tính ứng dụng
cao của nó. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngôn ngữ pháp luật chưa được quan tâm nhiều,
5
các nhà ngôn ngữ học thường xếp chung nó vào phạm vi giao tiếp hành chính - công
vụ. Có thể điểm qua bốn hướng nghiên cứu chính về ngôn ngữ hành chính - công vụ,
dòng chảy lớn bao chứa việc nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật như sau:
Theo hướng phong cách học, các nhà nghiên cứu như Đinh Trọng Lạc và Nguyễn
Thái Hòa (1996) [50], Bùi Minh Toán, Lê A và Đỗ Việt Hùng (1998) [77], Hữu Đạt
(2000) [14], Nguyễn Thị Bích Hà (2000) [22], Phạm Tất Thắng (2002) [47], Nguyễn Thị
Thanh Hà (2002) [23], Nguyễn Thị Hường (2010) [43], Lưu Kiếm Thanh (2010) [68]...
xác lập khái niệm và phân loại các loại văn bản hành chính; xác định chức năng của văn
bản hành chính; tìm hiểu những đặc trưng ngôn ngữ cơ bản, những đặc điểm diễn đạt về
từ vựng, ngữ pháp của các loại văn bản hành chính nói chung. Những nghiên cứu theo
phong cách chức năng ngôn ngữ đã đạt nhiều kết quả khả quan, có tính ứng dụng cao vào
những lĩnh vực khác nhau của đời sống cần đến sự hiện diện của các loại văn bản quy
phạm pháp luật. Song hầu như các công trình chỉ mới tập trung ở phạm vi văn bản (dạng
viết) mà chưa quan tâm đến phạm vi ngôn bản (dạng nói).
Theo hướng ngữ dụng học, các công trình nghiên cứu văn bản hành chính của
Phan Xuân Dũng [12], Vũ Ngọc Hoa [29]… chủ yếu khai thác hành động ngôn từ
(HĐNT) cầu khiến. Có thể thấy, chức năng nổi trội của văn bản pháp luật nói riêng,
văn bản hành chính nói chung là chức năng pháp lí, chức năng điều hành và quản lí xã
hội nên HĐNT cầu khiến mang tính đặc trưng cho thể loại văn bản này. Nghiên cứu
HĐNT cầu khiến cũng góp phần nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng ngôn từ trong
văn bản hành chính nói chung, văn bản quy phạm pháp luật nói riêng.
Theo hướng ngôn ngữ học xã hội tương tác, công trình của các tác giả như
Nguyễn Văn Khang [47], Nguyễn Thị Thanh Bình [47], Bùi Minh Yến [47]... quan tâm
đến giao tiếp hành chính ở dạng lời nói trực tiếp (face to face), coi giao tiếp hành chính
là một hành vi xã hội được hiện thực hóa trong mối quan hệ giữa con người với con
người; gắn chặt với quyền lực và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia. Dưới góc nhìn ngôn
ngữ xã hội học tương tác, giao tiếp hành chính bên cạnh những đặc điểm riêng mang
tính quy thức, quan dạng thì cũng vẫn chịu ảnh hưởng của những nhân tố xã hội khác.
Một hướng nghiên cứu tương đối mới xuất hiện khoảng chục năm trở lại đây là
phân tích diễn ngôn, tiêu biểu là các luận án của Nguyễn Trọng Đàn [13], Nguyễn