Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nguyên tắc và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Các nguyên tắc và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp
1. Các nguyên tắc áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp:
- Trong thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định viên giá thường sử dụng các nguyên tắc
sau :
1.1 Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất
- Để ước tính được giá trị thị trường của doanh nghiệp thì giá trị doanh nghiệp phải được
thảm định giá trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra hiệu
quả sử dụng cao nhất và tốt nhất, chứ không dựa trên sự sử dụng hiện tại nếu như sự sử
dụng hiện tại chưa phải là cao nhất và tốt nhất.
1.2 Nguyên tắc lợi ích dự kiến tương lai:
- Khi thẩm định giá DN cần phải quan tâm đến thu nhập dự kiến trogn tương lại kèm
theo quan điểm tăng trưởng kỳ vọng, rủi ro liên quan và giá trị thời gian của đồng tiên.
- Thu nhập được chuyển hóa thành giá trị bằng cách vốn hóa trực tiếp thu nhập ròng
hoặc phân tích theo dòng tiền chiết khấu, hay phương pháp cổ tức, trong đó dòng tiền
ước tính nhận được trong tương lai được chuyển hóa thành giá trị hiện tại bằng cách áp
dụng tỷ suất chiết khấu
1.3 Nguyên tắc cung cầu
- Giá trị của một tài sản được xác định bởi mỗi quan hệ cung và cầu của tài sản đó trên
thị trường. Ngược lại, giá trị của tài sản đó cũng tác động đến cng và cầu của tài sản.
Giá trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung của tài sản
1.4 Nguyên tắc đóng góp
- Giá trị của doanh nghiệp luôn có sự đóng góp bởi các yếu tố hình thành bao gồm cơ sở
vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người cũng như môi trường hoạt động của
nó. Do vậy khi thẩm định giá doanh nghiệp cần xem xét đánh giá toàn diện các yếu tố
này. Và khi thẩm định giá doanh nghiệp phải ước tính đầy đủ giá trị tài sản hữu hình và
giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp.
2. Các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp
- Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp là cách thức ước tính giá trị doanh nghiệp
bằng cách dùng một hoặc nhiều kỹ thuật thẩm định giá khác nhau
- Theo thông lệ khu vực và quốc tế có 3 phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp chủ
yếu : phương pháp tài sản, phương pháp thu nhập, phương pháp so sánh thị trường.
Trong mỗi phương pháp có nhiều kỹ thuật tính toán khác nhau.
- Trong thẩm định giá DN, phương pháp tài sản tiếp cận từ giá trị thị trường của tổng tài
sản của DN vào thời điểm thẩm định giá; phương pháp vốn hóa thu nhập tiếp cận từ
thu nhập phát sinh trogn tương lại của DN thẩm định giá được vốn hóa về thời điểm
hiện tại ; phương pháp thị trường tiếp cận từ giá thị trường của các doanh nghiệp tương
tự với doanh nghiệp thẩm định giá đã được bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định
giá.
2.1 Thỏa luận chi tiết về các phương pháp
2.1.1 Tiếp cận từ tổng tài sản của doanh nghiệp vào thời điểm thẩm định giá
- Là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá trị thị trường của tổng
tài sản doanh nghiệp.
- Phương pháp này cung cấp mức “giá sàn” để quyết định giá trị doanh nghiệp
- Không phù hợp để thẩm định giá tài sản vô hình ( sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả
v.v…).
2.1.2 Tiếp cận từ thu nhập – Phương pháp vốn hóa thu nhập, phương pháp chiết
khấu dòng cổ tức, phương pháp dòng tiền chiết khấu.
- Riêng cách tiếp cận từ thu nhập thì có sự khác nhau tùy theo đặc điểm hoạt động sản
xuất kinh doanh riêng của từng doanh nghiệp mà áp dụng các phương pháp thẩm định
giá thích hợp.