Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nguyên tắc cơ bản của dạy - học theo tín chỉ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
®µo t¹o
t¹p chÝ luËt häc sè 8/2008 63
PGS.TS. Th¸i VÜnh Th¾ng *
ạy-học vừa là khoa học vừa là nghệ
thuật nên khó có phương pháp dạy-học
nào phù hợp với tất cả mọi người. Tuy
nhiên, có những nguyên tắc và những kinh
nghiệm dạy-học mà những người đồng
nghiệp ở trong và ngoài nước nhờ đó mà đã
đạt được những thành công nhất định thì mỗi
giảng viên có thể tham khảo, vận dụng vào
điều kiện hoàn cảnh của mình để sự nghiệp
dạy và học của nước ta đạt được những mục
tiêu mà xã hội mong đợi. Bài viết sau đây đề
cập một số nguyên tắc cơ bản của hình thức
dạy-học theo tín chỉ, một hình thức dạy-học
dù không phải là mới ở nước ngoài, tuy
nhiên mới được phổ biến trong một vài năm
gần đây trong các trường đại học ở Việt Nam.
1. Nguyên tắc lấy sinh viên làm trung tâm
Trong giảng dạy theo niên chế, do việc bố
trí giờ thảo luận và giờ tự học, tự nghiên cứu
rất ít so với giờ giảng lí thuyết của giảng viên
nên phương pháp phổ biến lúc này là giảng
viên giảng, sinh viên ghi chép lại bài giảng
của giảng viên, đọc thêm giáo trình để bổ
sung những phần còn chưa rõ ràng trong bài
giảng của giảng viên. Với phương pháp này,
giảng viên phô trương tất cả các kiến thức mà
mình có còn sinh viên cố gắng tiếp thu lấy tất
cả những gì mà giảng viên đã giảng, đọc thêm
các tài liệu liên quan đến bài giảng của giảng
viên, quan điểm của giảng viên nhằm trả bài
thi tốt. Phương pháp dạy-học này làm cho
sinh viên thụ động, ít có khả năng tranh luận
và phản biện những quan điểm mà giảng viên
đưa ra. Do tiếp thu thụ động nên sau khi trả
thi xong, sinh viên sẽ quên rất nhanh những
kiến thức mà mình đã học.
Khác với giảng dạy theo niên chế, giảng
dạy theo tín chỉ dành nhiều thời gian hơn cho
thảo luận, tự nghiên cứu, rèn luyện khả năng
tư duy viết khi viết bài tập cá nhân/tuần, bài
tập nhóm/tháng, bài tập lớn/học kì nên đòi hỏi
sự tự học, tự nghiên cứu của sinh viên cao
hơn. Do có nhiều thời gian thảo luận hơn nên
sinh viên có thể có điều kiện tranh luận với
giảng viên, do đã đọc trước, chuẩn bị trước
bài nghe giảng nên sinh viên có thể tiếp thu
chủ động, có thể đối chiếu kiến thức đã học
với bài giảng của giảng viên để đặt ra câu hỏi
trao đổi và tranh luận với giảng viên. Trong
giảng dạy theo tín chỉ, vai trò của giảng viên
là hướng dẫn sinh viên học, giúp đỡ sinh viên
tự mình lĩnh hội, tiếp thu kiến thức một cách
chủ động. Với giảng dạy theo tín chỉ, sinh
viên được coi là trung tâm của quá trình dạy
và học, giảng viên không coi sinh viên là cái
bình rỗng mà mình có nghĩa vụ đổ đầy kiến
thức vào đó, giảng viên phải coi sinh viên là
ngọn đuốc, tự nó có thể phát sáng, nghĩa vụ
của giảng viên là phải làm chất xúc tác cho
ngọn đuốc đó cháy sáng.
2. Nguyên tắc chân lí không áp đặt hay
là tiếp thu có phản biện
Dạy-học theo tín chỉ đòi hỏi giảng viên
không áp đặt quan điểm của mình cho sinh
viên. Đối với bất kì vấn đề khoa học nào cũng
cần thiết giới thiệu cho sinh viên nhiều quan
D
* Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước
Trường Đại học Luật Hà Nội