Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

các nguyên tắc áp dụng trong quan hệ kinh tế quốc tế phân tích cơ hội và thách thức khi việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế
MUÏC LUÏC
Trang
1. CAÙC NGUYEÂN TAÉC AÙP DUÏNG TRONG QUAN HEÄ KTQT 2
2. BAÙN PHAÙ GIAÙ (BAÛN 1) 6
3. BAÙN PHAÙ GIAÙ (BAÛN 2) 10
4. LIEÂN KEÁT KINH TEÁ QUOÁC TEÁ 16
5. TAØI TRÔÏ XUAÁT KHAÅU 20
6. HIEÄP ÑÒNH THÖÔNG MAÏI VIEÄT MYÕ (BAÛN 1) 29
7. HIEÄP ÑÒNH THÖÔNG MAÏI VIEÄT MYÕ (BAÛN 2) 38
8. RAØO CAÛN KYÕ THUAÄT (BAÛN 1) 49
9. RAØO CAÛN KYÕ THUAÄT (BAÛN 2) 57
10. TOÅ CHÖÙC THÖÔNG MAÏI THEÁ GIÔÙI WTO (BAÛN 1) 68
11. TOÅ CHÖÙC THÖÔNG MAÏI THEÁ GIÔÙI WTO (BAÛN 2) 77
12. TOÅ CHÖÙC THÖÔNG MAÏI THEÁ GIÔÙI WTO (BAÛN 3) 89
13. TOÅ CHÖÙC THÖÔNG MAÏI THEÁ GIÔÙI WTO (BAÛN 4) 100
14. TOÅ CHÖÙC THÖÔNG MAÏI THEÁ GIÔÙI WTO (BAÛN 5) 109
15. TOÅ CHÖÙC THÖÔNG MAÏI THEÁ GIÔÙI WTO (BAÛN 6) 118
Trang 1
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế
CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TRONG QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI
VIỆT NAM THỰC THI ĐẦY ĐỦ CÁC NGUYÊN TẮC NÀY
TRONG QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
I. CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TRONG QUAN HỆ KINH TẾ
QUỐC TẾ:
1/. Nguyên tắc “Tối huệ quốc” MFN –Most Favoured Nation:
a- Khái Niệm :
Đây là một phần của nguyên tắc “không phân biệt đối
xử” (Non- discrimination). Nghĩa là các bên tham gia trong quan hệ
kinh tế thương mại sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không
kém hơn những ưu đãi mà mình đã hoặc dành cho nước khác.
Nguyên tắc này được hiểu theo hai cách:
Cách một: Tất cả các những ưu đãi và miễn giảm mà một
bên tham gia trong các quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế đã hoặc
sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào, thì cũng được dành cho bên
tham gia kia được hưởng một cách không điều kiện.
Cách hai: Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong
quan hệ kinh tế thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia
sẽ không phải chịu mức thuế và các tổn phí cao hơn, không bị chịu
những thủ tục phiền hà hơn so với hàng hóa nhập khẩu từ nước thứ ba
khác.
b- Bản chất :
Bản chất của nguyên tắc “Tối huệ quốc” là : Quy chế Tối
huệ quốc là không phải cho nhau hưởng các đặc quyền, mà là đảm
bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về các cơ hội giao
dịch thương mại và kinh tế
Mục đích của việc sử dụng nguyên tắc “Tối huệ quốc”
trong thương mại quốc tế là nhằm chống phân biệt đối xử trong buôn
bán quốc tế, làm cho điều kiện cạnh trang giữa các bạn hàng ngang
bằng nhau nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển.
Mức độ và phạm vi áp dụng nguyên tắc MFN phụ thuộc vào mức độ
quan hệ thân thiện giữa các nước với nhau.
c- Cơ chế hoạt động:
Nguyên tắc MFN được các nước tùy vào lợi ích kinh tế
của mình mà áp dụng rất khác nhau, nhưng nhìn chung có 2 cách áp
dụng :
+ Áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện : Quốc gia được hưởng
tối huệ quốc phải chấp nhận thực hiện những điều kiện kinh tế do
chính phủ của quốc gia cho hưởng đòi hỏi.
+ Áp dụng chế độ tối huệ quốc không điều kiện : là nguyên tắc nước
này cho nước khác hưởng chế độ MFN mà không kèm theo điều kiện
ràng buộc nào cả.
Theo tập quán quốc tế thì nguyên tắc Tối huệ quốc là
nguyên tắc điều chỉnh các mối quan hệ thương mại và kinh tế giữa
các nước trên cơ sở các hiệp định, hiệp ước ký kết giữa các nước một
cách bình đẳng và có đi có lại cùng có lợi.
Vì vậy để đạt được chế độ “Tối huệ quốc” của một quốc
gia khác thì có 2 phương pháp thực hiện:
+ Thông qua đàm phán song phương để ký kết các hiệp định thương
mại
+ Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
d- Nguyên tắc chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (The
Generalized Systems Preferential)
* Khái niệm:
Là chế độ tối huệ quốc đặc biệt của các nước công nghiệp
phát triển dành cho các nước đang phát triển khi đưa hàng công
nghiệp chế biến vào các nước này.
Nội dung chính của chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập là:
+ Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước
đang hoặc kém phát triển.
+ GSP áp dụng cho các loại mặt hàng công nghiệp thành phẩm hoặc
bán thành phẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến.
* Bản chất :
Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân
biệt và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát
triển.
Chế độ GSP không mang tính “có đi có lại”: không buộc
các nước được nhận ưu đãi theo chế độ GSP, phải cho các nước cho
hưởng những ưu đãi tương tự.
Chế độ GSP chỉ dành cho các nước đang phát triển : Đây
là chế độ thuế ưu đãi mà các nước công nghiệp phát triển dành cho
các nước đang phát triển. Cho nên trong quá trình thực hiện GSP, các
nước công nghiệp phát triển kiểm soát và khống chế các nước nhận
ưu đãi rất chặt, thể hiện ở cách quy định về nước được hưởng GSP
Trên cơ sở của Hệ thống GSP, mỗi quốc gia xây dựng một
chế độ GSP cho riêng mình với những nội dung, quy định, mức ưu
đãi khác nhau tuy nhiên mục tiêu của hệ thống GSP vẫn được đảm
bảo.
* Các mục tiêu chính của GSP là:
+ Tạo điều kiện để các nước đang phát triển thấy được khả năng tiềm
tàng về mở rộng buôn bán phát sinh từ chế độ GSP và tăng cường khả
năng sử dụng chế độ này.
+ Tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được hưởng.
+ Thúc đẩy công nghiệp hoá của các nước này.
+ Đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế của những nước này.
+ Phổ biến thông tin về các quy định và thủ tục điều chỉnh buôn bán
theo chế độ này.
+ Giúp đỡ các nước được hưởng thiết lập những điểm trọng tâm trong
nước để tăng cường sử dụng GSP.
+ Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại như
thuế chống phá giá và chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục
giấy phép nhập khẩu, và pháp luật thương mại khác quy định các điều
kiện thâm nhập thị trường các nước cho hưởng.
Chế độ ưu đãi phổ cập mới không có giới hạn ưu đãi. Các
hạn ngạch trước kia, khối lượng xác định được miễn thuế hoặc các
mức trần hạn chế khối lượng hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi đã
được loại bỏ. Miễn giảm thuế được điều chỉnh theo mức độ nhạy cảm
của sản phẩm mà đã được chia làm bốn loại sau:
+ Các sản phẩm rất nhạy cảm ví dụ như : dệt may, quần áo ..
+ Các sản phẩm nhạy cảm ví dụ như sản phẩm da, giày dép ..
+ Các sản phẩm bán nhạy cảm ví dụ như đồ trang sức , hàng điện tử
và một số hàng da
+ Các sản phẩm không nhạy cảm vd: nội thất bằng gỗ, đồ chơi, trò
chơi, hàng thể thao..
* Cơ chế hoạt động:
- Những nước đang có chế độ ưu đãi phổ cập:
+Hiện nay, có khoảng 16 chế độ ưu đãi khác nhau đang
hoạt động tại 36 nước phát triển, bao gồm 27 nước thành viên của EU.
+ EU: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc- xăm-bua, Anh,
Ailen, Đan mạch, Hylạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển,
Phần lan, Séc, Hungaria, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia,
Estonia, Malta, Síp, Bungari và Rumani
+ Nhật, Niu - Di - Lân, Thuỵ Sĩ, Nga, Mỹ, các quốc gia
trung lập (CIS), Canada, Na - Uy, Ôx-Trây-Lia, Ru-Ma-Ni.
- Nước được hưởng GSP:
+ Bao gồm những nước đang phát triển và những nước kém phát
triển. Các nước kém phát triển thường được hưởng một chế độ đặc
biệt riêng, có nhiều ưu đãi hơn các nước đang phát triển. Đối với mỗi
quốc gia dành ưu đãi, các nước được hưởng được liệt kê trong danh
sách ban hành kèm theo chế độ GSP.
- Hàng hoá được hưởng ưu đãi:
+ Hàng hoá được hưởng ưu đãi được phân loại thành hai
nhóm: các sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp.
+ Danh mục hàng hoá được hưởng được các nước cho
hưởng ưu đãi ban hành có sửa đổi định kỳ và được xây dựng trên có
sở biểu thuế xuất nhập khẩu của nước đó.
+ Việc bổ sung hay loại bỏ một mặt hàng nào đó trong
Danh mục được các nước cho hưởng ưu đãi thực hiện dựa trên tình
hình sản xuất trong nước mặt hàng đó.
- Mức độ ưu đãi:
Trang 2
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế
+ Các nước cho hưởng ưu đãi quy định thuế suất ưu đãi
cho chế độ GSP dựa trên mức thuế suất của chế độ đối xử tối huệ
quốc (MFN).
+ Nhìn chung, thuế suất ưu đãi theo chế độ GSP ở mức
thấp khoảng vài phần trăm hoặc được miễn hoàn toàn.
- Quy định đối với hàng hóa được hưởng chế độ GSP:
+ Không phải bất kỳ sản phẩm nào nhập khẩu vào các
nước cho hưởng từ những nước được hưởng đều được miễn hay giảm
thuế theo GSP. Để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi GSP, hàng
nhập khẩu vào thị trường những nước cho hưởng phải thỏa mãn 3
điều kiện cơ bản sau:
Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng
+ Điều kiện về vận tải (ví dụ như hàng vận chuyển không
qua lãnh thổ của nước thứ ba hoặc không bị mua bán, tái chế...tại
nước thứ ba)
+ Điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ ( chứng từ xác
nhận xuất xứ From A)
c.1) Điều kiện xuất xứ :
Mục đích chính của Điều kiện xuất xứ là đảm bảo là
những lợi ích của chế độ ưu đãi thuế quan theo Hệ thống ưu đãi phổ
cập (GSP) chỉ được dành cho những sản phẩm mà thực sự có được do
thu hoạch, sản xuất, gia công hoặc chế biến ở những nước xuất khẩu
được hưởng.
Một mục đích nữa là những sản phẩm xuất xứ ở một nước
thứ ba, ví dụ là một nước không được hưởng, chỉ quá cảnh qua, hoặc
đã chỉ trải qua một giai đoạn chế biến không đáng kể hoặc không ảnh
hưởng tới thành phần, bản chất của sản phẩm tại một nước được
hưởng ưu đãi, sẽ không được hưởng ưu đãi từ chế độ thuế quan GSP.
Có hai tiêu chuẩn được sử dụng để xác định hàng hóa có
thành phần nhập khẩu đã trãi qua “ quá trình gia công tái chế cần
thiết” hay chưa :
+Tiêu chuẩn gia công: những nguyên vật liệu, chi tiết hay
bộ phận nhập khẩu được coi là đã trãi qua “quá trình gia công tái chế
cần thiết” nếu như sản phẩm cuối cùng thu được nằm trong hạng mục
khác với những hạng mục của những nguyên vật liệu, chi tiết hay bộ
phận nhập khẩu sử dụng trong Biểu Thuế Quan Chung
+ Tiêu chuẩn tỷ trọng: Quy định tỷ lệ phần trăm tối thiểu
đối với lao động và nguyên vật liệu phải được sản xuất tại các nước
xuất khẩu hoặc quy định tỷ lệ phần trăm tối đa đối với nguyên vật liệu
nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu sang nước cho hưởng GSP. Và
hàng hóa đạt được tiêu chuẩn tỷ trọng thì mới được coi là sản phẩm
thực sự sản xuất tại các nước được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. Ở
các nước công nghiệp phát triển khác nhau, cách quy định tiêu chuẩn
về tỷ trọng có khác nhau.
Ngoài ra còn có hai quy tắc khác, đó là : Quy tắc cộng gộp và quy
tắc bảo trợ :
* Quy tắc cộng gộp theo khu vực:
- Theo hệ thống này thì những nước cho hưởng sẽ ký kết một thỏa
ước với một khối nước trong khu vực cho phép rằng một hàng hóa có
xuất xứ tại bất kỳ một nước nào đó trong khu vực, cũng được coi là có
xuất xứ một nước khác trong cùng khu vực đó.
* Quy tắc bảo trợ:
- Một số nước như Úc, Canada, Nhật Bản, NewZealand, EU... áp
dụng quy tắc bảo trợ. Quy tắc này cho phép nguyên phụ liệu nhập từ
nước cho hưởng để sản xuất ra thành phẩm tại nước được hưởng sẽ có
xuất xứ của nước được hưởng với điều kiện sản phẩm này được xuất
ngược trở lại nước cho hưởng.
c.2) Điều kiện vận tải:
Quy định bắt buộc sản phẩm có xuất xứ phải được vận
chuyển thẳng từ nước được hưởng đến nước cho hưởng là một vấn đề
quan trọng phổ biến của tất cả các quy tắc xuất xứ GSP trừ của Úc.
Mục đích của quy định này là cho phép cơ quan hải quan nước cho
hưởng nhập khẩu bảo đảm rằng sản phẩm nhập khẩu chính là những
sản phẩm từ nước được hưởng, có nghĩa là chúng không bị tác động,
thay thế, gia công chế biến thêm hoặc được đưa vào buôn bán tại bất
kỳ nước thứ ba trung gian nào. Mỗi nước quy định điều kiện về vận
tải khác nhau. Dưới đây là quy định của một số nước:
+ Ca-na-đa, Cộng đồng Châu Âu, Nhật, Niu-di-lân, Na Uy và Thuỵ Sĩ
đều quy định:
(a) Sản phẩm phải được vận chuyển không qua lãnh thổ
của một nước thứ ba nào khác.
(b) Sản phẩm vận chuyển đi qua lãnh thổ của một nước
khác, có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho ở nước đó, với điều
kiện sản phẩm đó vẫn nằm trong sự kiểm soát của hải quan của nước
quá cảnh hoặc lưu kho và không được mua bán hoặc được sử dụng tại
đó, và không trải qua các hoạt động nào khác ngoài hoạt động dỡ
hàng, xếp hàng và các hoạt động bắt buộc để bảo quản sản phẩm
trong trạng thái tốt.
Ngoài hai nội dung trên, mỗi nước trên lại có thêm quy định riêng
khác:
- Na-Uy và Thuỵ Sĩ quy định lô hàng có thể được chia nhỏ
và đóng gói lại, nhưng không được đóng gói để phục vụ bán lẻ.
- EU quy định vận chuyển qua nước thứ ba phải được
chứng minh là do điều kiện địa lý hoặc vì lý do yêu cầu vận tải.
Những sản phẩm được vận chuyển bằng đường ống liên tục qua lãnh
thổ không phải là lãnh thổ của nước được hưởng xuất khẩu hoặc lãnh
thổ của EU, được coi là được vận chuyển thẳng từ nước được hưởng
đến EU, và ngược lại.
- Nhật quy định vận chuyển qua nước thứ ba phải vì lý do
địa lý hoặc vì yêu cầu của vận tải. Nhật chấp nhận, trên nguyên tắc,
việc chuyển tàu hoặc lưu kho tạm thời dưới sự giám sát của cơ quan
hải quan nước quá cảnh. Việc chuyển tàu hoặc lưu kho tạm thời phải
được thực hiện tại khu vực ngoại quan hoặc những nơi tương tự.
- Niu-Di-Lân quy định những sản phẩm của một nước
được hưởng được phép đưa vào thương mại tại một nước được hưởng
khác mà không mất tiêu chuẩn xuất xứ.
- Na-Uy không có quy định về vận tải
- Mỹ quy định:
Những sản phẩm phải đến Mỹ sau khi rời khỏi nước sản
xuất. Quy tắc riêng áp dụng cho những chuyến đi qua khu vực mậu
dịch tự do tại nước được hưởng như sau:
(a) Hàng hoá không được đưa vào buôn bán tại nước có khu vực mậu
dịch tự do đó.
(b) Hàng hoá không được trải qua bất kỳ hoạt động nào khác ngoài:
+ Lựa chọn, phân loaị, hoặc kiểm tra;
+ Đóng gói, tháo mở bao bì, thay đổi bao bì, gạn chắt hoặc
đóng gói lại vào công ten nơ khác;
+ Dán hay ghi ký hiệu, nhãn hiệu, hoặc những dấu hiệu
hay những điểm hoặc bao bì phân biệt tương tự khác, nếu mang tính
trợ giúp cho những hoạt động được phép theo những quy định đặc
biệt; hoặc
+ Những hoạt động cần thiết để bảo đảm việc bảo quản
hàng hoá trong tình trạng bình thường khi được đưa vào khu mậu dịch
tự do;
(c) Hàng hoá có thể được mua và bán lại, không phải là bán lẻ, để
xuất khẩu trong khu mậu dịch tự do. Vì mục đích của những quy định
đặc biệt này, khu mậu dịch tự do là khu vực hoặc một vùng được xác
định trước đã được thông báo hoặc bảo hộ của chính phủ, ở nơi này
những hoạt động nhất định có thể được tiến hành đối với hàng hoá,
trừ những hàng hoá như vậy nhưng đã đi vào lưu thông thương mại
của nước có khu mậu dịch tự do.
+ Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang
Nga và Slôvakia
+ Những nước này áp dụng quy tắc mua thẳng và vận
chuyển thẳng. Hàng hoá được coi là được "mua thẳng" nếu người
nhập khẩu đã mua chúng từ một công ty đăng ký tại nước được
hưởng. Hàng hoá xuất xứ từ nước được hưởng phải được vận chuyển
tới nước cho hưởng. Hàng hoá vận chuyển qua lãnh thổ một hoặc
nhiều nước vì lý do địa lý, vận tải, kỹ thuật hay lý do kinh tế cũng
phải tuân theo quy tắc vận tải thẳng thậm chí nếu chúng được lưu kho
tạm thời tại lãnh thổ những nước này, với điều kiện hàng hoá đó vẫn
luôn nằm dưới sự kiểm soát của hải quan nước quá cảnh.
c.3) Điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ:
Việc đòi ưu đãi từ chế độ GSP phải được chứng minh bằng
chứng từ phù hợp về xuất xứ và vận tải
* Chứng từ về xuất xứ
- Tất cả các nước cho hưởng đều quy định:
- Sản phẩm có xuất xứ khi nhập khẩu phải có Tờ Khai Tổng Hợp và
Giấy chứng nhận Xuất Xứ Mẫu A, đã được điền đầy đủ và ký bởi
người xuất khẩu và được chứng nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền
tại nước xuất khẩu được hưởng.
- Các nước cho hưởng còn có các quy định thêm khác:
+ Úc, yêu cầu chính là lời khai của người xuất khẩu trên
hoá đơn thương mại. Mẫu A có thể được dùng để thay thế, nhưng
không yêu cầu phải có chứng nhận.
Trang 3
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế
+ Canada, yêu cầu chính là lời trình bày của người xuất
khẩu trên hoá đơn hoặc làm thành bản riêng.
+ Niu-Di-Lân không đòi hỏi người xuất khẩu xuất trình
giấy chứng nhận xuất xứ hay tờ khai quy định chính thức, dù người
xuất khẩu có thể bị yêu cầu thẩm tra.
+ Nhật: Nhật chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ được cấp
bới cơ quan chính phủ (ví dụ: phòng thương mại)
* Chứng từ về vận chuyển thẳng:
- Đối với trường hợp xuất khẩu đến EU, Nhật, Na-Uy và Thuỵ Sĩ,
hàng hoá xuất khẩu đi qua lãnh thổ một nước thứ ba, chứng từ chứng
minh điều kiện vận chuyển thẳng đã được đáp ứng phải được trình
cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu bao gồm:
+ Vận đơn suốt cấp tại nước xuất khẩu được hưởng, thể hiện
việc đi quan một hay nhiều nước quá cảnh; hoặc
+ Giấy chứng nhận của cơ quan hải quan của một hay nhiều
nước quá cảnh:
- Thể hiện mô tả chính xác hàng hoá;
- Ghi ngày dỡ hàng và xếp hàng hoặc ngày lên tàu hoặc
xuống tàu, ghi rõ tàu sử dụng;
- Xác nhận những tình trạng của sản phẩm trong khi đi qua
các nước quá cảnh.
+ Không có các giấy tờ trên, bất kỳ giấy tờ thay thế nào được
cho là cần thiết (ví dụ, bản sao lệnh mua hàng, hóa đơn của người
cung cấp hàng, vận đơn thể hiện tuyến đường hàng đi)
- Đối với hàng xuất sang Mỹ, người nhập khẩu có thể phải xuất trình
các giấy tờ hàng hải, hoá đơn hoặc các giấy tờ khác làm bằng chứng
chứng minh hàng hoá được nhập khẩu thẳng. Cơ quan hải quan Mỹ có
thể không đòi hỏi xuất trình chứng từ về vận chuyển thẳng khi cơ
quan này biết rõ rằng hàng hoá đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP.
Trong trường hợp vận chuyển quá cảnh, hoá đơn, vận đơn và giấy tờ
khác liên quan đến vận tải phải được trình cho hải quan Mỹ nơi đến
cuối cùng.
e- Nguyên tắc đối xử quốc gia –NT ( National Treatment):
* Khái niệm:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc tạo ra môi trường kinh
doanh bình đẳng giữa nhà kinh doanh trong nước và kinh doanh nước
ngoài trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và đầu tư. Cụ thể, hàng nhập
khẩu không phải chịu mức thuế, lệ phí, thủ tục kinh doanh, và bị áp
đặt những tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn so
với hàng hóa sản xuất nội địa.
* Bản chất:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia là không phải cho nhau hưởng các đặc
quyền, mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền
về các cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế.
- uyên tắc đối xử quốc gia áp dụng trong thương mại hàng hóa,
thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ.
* Cơ chế hoạt động:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia chỉ được áp dụng một khi một sản
phẩm, dịch vụ hay quyền sở hữu trí tuệ nào đó đã vào thị trường nội
địa. Chính vì thế, việc đánh thuế quan đối với một loại hàng nhập
khẩu không được coi là vi phạm nguyên tắc này cho dù các sản phẩm
sản xuất trong nước không phải chịu loại thuế tương đương
II CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM :
- Hiệp định Thương Mại Việt Mỹ được ký kết tháng 7 năm 2000 và
có hiệu lực thực thi tháng 12 năm 2001
- Hiệp định Thương Mại Việt Mỹ được thiết lập dựa trên 2 Nguyên
tắc: Đối xử quốc gia và Đối xử Tối huệ quốc.
- Nội dung của Hiệp Định có thể khái quát trong 4 vấn đề cơ bản về
quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là:
Thương mại hàng hóa
Quyền sở hữu trí tuệ
Thương mại dịch vụ
Đầu Tư
* Tóm tắắt cam kết thương mại hàng hóa của 2 phía Việt
Nam và Hoa Kỳ:
Phía Việt Nam Phía Hoa Kỳ
Hàng hóa Hoa Kỳ đưa vào Viêêt
Nam được hưởng Quy chế Tối
huêê quốc
Hàng hóa Viêêt Nam đưa vào My
được hưởng Quy chế Tối huêê
quốc
Hàng hóa Viêêt Nam đưa vào
My được hưởng Quy chế Tối
huêê quốc
Ngay lâêp tức và vô điều kiêên,
Viêêt Nam có thể tổ chức phân
phối hàng hóa trên thị trường
My.
Viêêt Nam cam kết giải quyết
tranh chấp thương mại với Hoa
Kỳ theo các thông lêê quốc tế
Hoa Kỳ cam kết giải quyết tranh
chấp thương mại với Viêêt Nam
theo các thông lêê quốc tế
- Việc thực thi Quyền Sở hữu Trí Tuệ được đặt trên Nguyên tắc Đối
xử quốc gia
- Về Thương mại dịch vụ:
+ Theo lộ trình, Chính phủ Việt Nam sẽ mở cửa thị trường
dịch vụ của mình cho các hoạt động dịch vụ của các công dân và công
ty Hoa Kỳ vào Việt Nam hoạt động dựa trên Nguyên tắc Tối huệ
quốc-MFN và Nguyên tắc Đối xử quốc gia –NT.
+ Quan hệ đầu tư giữa hai bên Hoa Kỳ và Việt Nam về cơ
bản được thiết lập dựa trên 2 nguyên tắc: Đối xử quốc gia và Đối xử
Tối huệ quốc.
+ Thượng viện Mỹ ngày 9/12 đã thông qua dự luật Quan hệ
thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam
+ Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) theo
luật Hoa Kỳ, cùng nghĩa với Tối huệ quốc (MFN) vô điều kiện quy
định trong WTO. Các thành viên WTO dành cho nhau quy chế Tối
huệ quốc, ngay lập tức, vô điều kiện.
+ Theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA)
ký tháng 7/2000 thì Hoa Kỳ mới dành cho Việt Nam quy chế Tối huệ
quốc - quan hệ thương mại bình thường có điều kiện, nghĩa là quy chế
này được xem xét gia hạn hàng năm.
+ Nay, Việt Nam trở thành thành viên WTO, Quốc hội
Hoa Kỳ phải thông qua luật dành cho Việt Nam PNTR - Quan hệ
thương mại bình thường vĩnh viễn.
+ Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 7 tháng11
năm 2006
+ Khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương Mại
Thế Giới WTO thì Việt Nam bắc buộc phải cam kết và thực hiện các
nguyên tắc của WTO.
Nguyên tắc đối xử quốc gia NT cùng với Nguyên tắc tối
huệ quốc MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của hệ
thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc tuân thủ
một cách nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường mà tất cả
các nước thành viên đã chấp nhận khi chính thức trở thành thành viên
của WTO.
Hiện tại Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO hiện có
khoảng 150 nước thành viên:
Tháng 7 năm 1995 Việt Nam chính thức trở thành hội viên của
ASEAN .
Hoạt động của khối ASEAN dựa trên Nguyên tắc bình
đẳng.Thông qua các chương trình hợp tác kinh tế giữa các nước
ASEAN để xây dựng ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do AFTA
(Asean Free Trade Area).
- Bằng thực hiện kế hoạch thu thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung –
CEPT (Common Effective Preferentical on Tariff).
- Thông qua các chương trình hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN,
các nước trong khối ASEAN cam kết thực hiện Nguyên tắc Tối huệ
quốc dành cho nhau .
- Một sản phẩm khi xuất khẩu sang các nước trong nội bộ ASEAN,
muốn được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi theo chương trình CEPT,
thì phải đồng thời thõa mãn các điều kiện sau :
+ Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế
của nước xuất khẩu và nhập khẩu.
+ Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế đươc Hội
đồng AFTA thông qua
+ Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN,
tức là phải thỏa mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành
viên ASEAN( hàm lượng nội địa) ít nhất là 40%
Trang 4
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Việt Nam cam kết thực hiện lộ trình giảm thuế theo
CEPT/AFTA
+Trên 10 ngàn mặt hàng thực hiện theo CEPT/AFTA
+ Theo Danh mục hàng hoá và mức thuế suất thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
CEPT/AFTA giai đoạn 2006-2013 (gọi tắt là Danh mục
CEPT/AFTA), có tổng số 10.342 mặt hàng đã được đưa vào danh
mục cắt giảm thuế, trong đó có 5.478 mặt hàng có thuế suất 0%;
10.283 mặt hàng có thuế suất 0-5%. Thuế suất CEPT bình quân hiện
nay là 2,48%.
+ Lộ trình xoá bỏ hoàn toàn thuế suất đối với toàn bộ các
sản phẩm nhập khẩu từ ASEAN theo CEPT kể từ năm 2015. Lộ trình
xoá bỏ thuế suất theo CEPT đã được các nhà hoạch định chính sách
chuẩn bị sẵn. Theo đó, mức thuế suất bắt đầu giảm để từ đó giảm
xuống 0% (xoá bỏ thuế quan) là mức thuế suất CEPT vốn dĩ đã ở mức
0-5% ngay từ năm 2006. Theo lộ trình hiện tại thì 97% số mặt hàng
đã có thuế suất 0-5%, trong đó trên 50% số mặt hàng đã có thuế suất
0%. Đối với một số mặt hàng của các ngành nông nghiệp, thuỷ sản,
ôtô, công nghệ thông tin, điện tử, y tế, sản phẩm cao su, may mặc và
sản phẩm gỗ sẽ được xoá bỏ thuế quan vào năm 2012. Tuy nhiên do
Việt Nam là một trong số những nước thành viên mới của ASEAN
nên được linh hoạt xoá bỏ thuế quan một số mặt hàng, nhóm mặt hàng
đến 2018, thay vì 2015.
Từ tháng 3/1997, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định hợp tác
ASEAN – EU:
- Hiện tại EU có 27 nước thành viên gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà
lan, Lúc- xăm-bua, Anh, Ailen, Đan mạch, Hylạp, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha, Áo, Thuỵ điển và Phần lan, Séc, Hungaria, Ba lan,
Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp, Bungari và
Rumani.
Chính sách ưu đãi thuế quan mới của EU: Ngày
27/6/2005, Hội đồng Châu Âu đã thông qua các quy định mới về hệ
thống ưu đãi thuế quan (GSP). GSP mới sẽ có hiệu lực trong 3 năm từ
1/1/2006 đến 31/12/2008. Theo đó, hàng hóa của Việt Nam tiếp tục
được hưởng GSP như trước và không có mặt hàng nào, kể cả giày
dép, bị đưa ra khỏi danh sách được hưởng GSP mới.
Ngoài chính sách ưu đãi thuế quan mới của EU, chính sách
GSP của các nước phát triển dành cho Việt Nam :
* NHẬT BẢN
+ Hệ thống ưu đãi GSP của Nhật, dựa trên thoả thuận đạt
được tại UNCTAD, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của
các nước đang phát triển GSP của Nhật bắt đầu vào ngày 1/8/1971.
- Các sản phẩm được hưởng :
+ Sản phẩm nông nghiệp
- Nhật Bản dành ưu đãi cho một số sản phẩm hải sản và nông sản
thuộc 74 hạng mục thuế quan.
+ Sản phẩm công nghiệp:
- Ưu đãi được dành cho tất cả các sản phẩm công nghiệp bao gồm
khoáng sản và lâm sản trừ một số sản phẩm thuộc 27 hạng mục thuế
quan.
- Ưu đãi thuế quan:
- Các sản phẩm nông sản:
+ Việc cắt giảm thuế, bao gồm cả miễn thuế, được áp dụng
cho nhiều sản phẩm thuộc chế độ.
+ Các sản phẩm công nghiệp:
- Các sản phẩm công nghiệp thuộc chế độ về nguyên tắc được miễn
thuế trừ một số sản phẩm thuộc 66 hạng mục thuế quan là những sản
phẩm được cắt giảm 50% thuế so với thuế suất Tối huệ quốc.
* NAUY
+ Các nước đang phát triển (Các nước GSP), theo Na-Uy,
là những nước mà vào bất kỳ lúc nào đều được cơ quan Na-Uy công
nhận là nước đang phát triển và được liệt kê trong "Danh sách các
nước GSP".
+ Các nước đang phát triển được chia thành hai nhóm.
Nhóm I bao gồm các nước GSP "chậm phát triển" (LDCs) và Nhóm II
bao gồm các nước GSP "bình thường". LDCs nói chung, theo tình
hình đặc biệt của họ, được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi tốt hơn so
với các nước đang phát triển "bình thường".
+ Việt Nam nằm trong danh sách các nước GSP bình
thường
+ Để được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu sản phẩm
hưởng GSP vào Na-Uy, các điều kiện sau phải được đáp ứng:
- Sản phẩm phải được làm tại nước đang phát triển được hưởng GSP
của Na-Uy.
- Sản phẩm phải được sản xuất tại nước đang phát triển được hưởng
liên quan tuân theo quy tắc xuất xứ của chế độ GSP Na-Uy.
- Sản phẩm phải được vận chuyển thẳng đến Na-Uy từ nước xuất
khẩu liên quan.
- Sản phẩm khi nhập khẩu vào Na-Uy (thông quan) phải được đi kèm
bằng chứng từ xuất xứ.
- Đề nghị hưởng ưu đãi GSP phải được đưa ra bởi người nhập khẩu
khi thông quan sản phẩm.
- Sản phẩm phải là những sản phẩm nói trong chế độ GSP Na-Uy
dành cho nước đang phát triển liên quan.
* THỤY SỸ
- Việt Nam nằm trong danh sách các nước được hưởng GSP của Thụy
Sỹ
+ Sản phẩm nông nghiệp:
- Thuỵ sỹ dàn ưu đãi cho lượng lớn sản phẩm nông nghiệp, dù đối với
một số trong đó bị áp dụng giới hạn. Những sản phẩm này được miễn
thuế trong mọi trường hợp hoặc ưu đãi giảm thuế. Những sản phẩm
đối với các nước kém phát triển bao gồm lượng lớn hàng nông sản.
Hầu hết được miễn thuế.
+ Sản phẩm công nghiệp.
- Thuỵ sỹ dành ưu đãi cho tất cả các sản phẩm công nghiệp chịu thuế.
Những sản phần thuộc chế độ đều được miễn thuế trừ hàng dệt và
trang phục và tuy nhiên, đối với chúng ưu đãi là giảm 50% thuế bình
thường. Các nước kém phát triển đều được miễn thuế cho tất cả các
sản phẩm công nghiệp. Một số sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn
Quốc và Macao chỉ được giảm thuế.
* NGA
- Việt Nam nằm trong danh sách được hưởng GSP của Nga
III CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THỰC THI
VÀ HƯỞNG CÁC NGUYÊN TẮC TRONG QUAN HỆ KINH
TẾ QUỐC TẾ:
Cơ hội của Việt Nam khi thực thi và được hưởng các nguyên tắc
này
+ Quan trọng nhất là thể chế và pháp luật của Việt Nam thay đổi
theo các tiêu chuẩn chung quốc tế để tạo ra hành lang pháp lý cho sự
phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, đây được coi là cơ sở nền
tảng cho sự phát triển kinh tế có hiệu quả, tham gia hội nhập thành
công vào nền kinh tế toàn cầu.
+ Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan của nước
ta tất yếu sẽ được hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa, công khai hóa
và thuận lợi, giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh, với
chi phí thủ tục thấp.
+ Hệ thống thuế quan của Việt Nam phải sửa đổi theo hướng
minh bạch, rõ ràng hơn (nguyên tắc dễ dự đoán) và có xu hướng giảm
giúp các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch đầu tư và hoạt động
thương mại dài hạn.
+ Môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được cải thiện theo
hướng thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế có thể cạnh tranh bình đẳng, không còn sự độc
quyền trong kinh doanh.
+ Môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện theo hướng
hấp dẫn hơn, nhờ đó mà tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư
nước ngoài phục vụ cho sự phát triển kinh tế.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được hưởng Quy chế Tối huệ quốc khi đưa vào thị trường Mỹ, tính cạnh tranh về giá của sản phẩm gia
tăng đáng kể vì thuế nhập khẩu giảm, giảm bình quân từừ̀ 40-70% xuống còn 3-7%.
Thị trường xuất khẩu sẽ ngày càng được ổn định do có nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường. Chúng ta có thể dự báo được thị trường
cho hàng xuất khẩu dài hạn trong tương lai và tạo ra mối quan hệ thương mại chắc chắn hơn, góp phần tạo thuận lợi cho việc hoạch định các
chính sách về đầu tư và phát triển sản xuất công-nông nghiệp, giảm thiểu những rủi ro trong thương mại quốc tế.
Là động lực kích thích các doanh nghiệp Việt Nam phải mau chóng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm mình trên thị trường trong và
ngoài nước.
Hoạt động thương mại dịch vụ có điều kiện phát triển thuận lợi nên các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam sẽ được hưởng các dịch
vụ chất lượng hơn, phong phú hơn, rẽ hơn nhờ đó chi phí kinh doanh hạ hơn, mức sống người lao động gia tăng.
Trang 5
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Việt Nam được hưởng các chính sách Chế độ thuế quan ưu đãi GSP của các nước phát triển là một cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu,
mở rộng thị trường tăng khả năng cạnh tranh so với nước không được hưởng chế độ ưu đãi này. Nhưng đây cũng là một thách thức lớn đối
với Việt Nam nếu như không được hoặc không còn hưởng chế độ này nữa.
Thách thức của Việt Nam khi thực thi và được hưởng các nguyên tắc này:
Thách thức lớn nhất là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của từng
nghành và từng doanh nghiệp nói riêng còn yếu. Khi thực hiện các Nguyên tắc tối huệ quốc và Nguyên tắc đối xử quốc gia thì khi các
nước đưa hàng hóa và dịch vụ vào Việt Nam kinh doanh. Như vậy hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam phải trực diện đối đầu và cạnh
tranh với hàng xuất khẩu và các loại dịch vụ do các nước cung cấp vào Việt Nam.
Một số doanh nghiệp nhà nước sẽ mất đi những đặc quyền đặc lợi trong hoạt động thương mại và dịch vụ đặc biệt trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu và phân phối.
Doanh nghiệp Việt Nam phải tự cạnh tranh bình đẳng trong điều kiện mất đi sự bảo hộ, ưu đãi từ phía Nhà nước.
Chế độ thuế quan ưu đãi GSP của các nước phát triển cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam nếu như không được hưởng nữa .
Phải tái cơ cấu, cải tổ nền kinh tế, phải minh bạch và công khai chính sách ngoại thương, chính sách thuế.... làm giảm tính độc lập và
tự chủ của Chính phủ trong quản lý nền kinh tế.
Nguyên tắc đối xử quốc gia và Nguyên tắc tối huệ quốc làm cho các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn
hơn khi phải cạnh tranh với các nhà đầu tư khác ví dụ như Hoa Kỳ... được hưởng quyền tương tự như mình: Cơ chế một giá được xác
lập, quyền tự do đầu tư nhiều hơn, thuế tương tự....
Trang 6
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế
BÁN PHÁ GIÁ & CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ - LIÊN HỆ THỰC TIỄN
I. BÁN PHÁ GIÁ:
1.Khái niệm bán phá giá:
- Pháp lệnh Giá của Việt Nam đưa ra định nghĩa : "Bán phá giá là
hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông
thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế
cạnh tranh đúng pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác và lợi ích Nhà nước".
- Trong thương mại quốc tế, theo quy định tại Điều 2.1, Hiệp định
Chống bán phá giá của WTO thì :
- Một sản phẩm được coi là bị bán phá giá khi giá xuất khẩu sản phẩm
đó thấp hơn:
+ Giá có thể so sánh được trong điều kiện thương
mại thông thường ("giá trị thông thường")
+ Giá của sản phẩm tương tự khi tiêu thụ ở thị trường
nước xuất khẩu.
- WTO không đề cập đến trường hợp bán phá giá sản phẩm tương tự
trong thị trường nội địa của một nước.
+ Sản phẩm tương tự (SPTT): là sản phẩm giống hệt hoặc
có các đặc tính gần giống với sản phẩm là đối tượng điều tra.
+ Điều kiện thương mại thông thường: tuy không có định
nghĩa về điều kiện thương mại thông thường nhưng có một số trường
hợp, khi giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu thấp hơn giá
thành sản xuất thì có thể coi như là không nằm trong điều kiện thương
mại thông thường.
2. Nguyên tắc xác định phá giá:
+ Biên độ phá giá (BĐPG) = giá trị thông
thường (GTTT) - giá xuất khẩu (GXK)
+ Nếu BĐPG > 0 là có phá giá
+ BĐPG có thể tính bằng trị giá tuyệt đối hoặc
theo phần trăm theo công thức:
+ BĐPG = (GTTT-GXK)/GXK
a.)Tính biên độ phá giá ( BĐPG):
Cách tính GTTT
Trường hợp không có giá nội địa của SPTT ở nước xuất khẩu do:
- SPTT không được bán nước xuất khẩu trong điều kiện thương
mại thông thường; hoặc
- Có bán ở nước xuất khẩu nhưng trong điều kiện đặc biệt; hoặc
- Số lượng bán ra không đáng kể (< 5% số lượng SPTT bán ở
nước nhập khẩu thì:
GTTT = giá xuất khẩu SPTT sang nước thứ ba ; hoặc
GTTT = giá thành sản xuất + chi phí (hành chính, bán hàng, quản lý
chung…) + lợi nhuận
Trường hợp SPTT được xuất khẩu từ một nước có nền kinh
tế phi thị trường (giá bán hàng và giá nguyên liệu đầu vào do chính
phủ ấn định) thì các qui tắc trên không được áp dụng để xác định
GTTT.
b.)Cách tính GXK:
GXK = giá mà nhà sản xuất nước ngoài bán SPTT cho nhà nhập khẩu
đầu tiên.
Trường hợp giá bán SPTT không tin cậy được do:
Giao dịch xuất khẩu được thực hiện trong nội bộ công ty;
hoặc
Theo một thỏa thuận đền bù nào đó thì:
GXK = giá mà sản phẩm nhập khẩu được bán lần đầu tiên cho một
người mua độc lập ở nước nhập khẩu.
So sánh GTTT và GXK:
Để so sánh một cách công bằng GTTT và GXK, Hiệp định
qui định nguyên tắc so sánh như sau:
- So sánh hai giá này trong cùng điều kiện thương mại (cùng xuất
xưởng/bán buôn/bán lẻ), thường lấy giá ở khâu xuất xưởng;
- Tại cùng một thời điểm hoặc thời điểm càng gần nhau càng tốt.
Việc so sánh GTTT và GXK là cả một quá trình tính toán rất phức
tạp, vì không phải bao giờ cũng có sẵn mức giá xuất xưởng của GTTT
và GXK mà chỉ có mức giá bán buôn hoặc bán lẻ của SPTT ở thị
trường nước xuất khẩu (GTTT+) và giá tính thuế hải quan, giá hợp
đồng hoặc giá bán buôn/bán lẻ SPTT của nhà nhập khẩu (GXK+) nên
thường phải có một số điều chỉnh để có thể so sánh GTTT và GXK
một cách công bằng.
Điều chỉnh các chênh lệch trong:
- Điều kiện bán hàng
- Các loại thuế
- Số lượng sản phẩm
- Đặc tính vật lý của sản phẩm
- Và những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc so sánh hai giá
3. Phân loại bán phá giá:
Có 3 loại bán phá giá:
Bán phá giá dai dẳng
Bán phá giá thường xuyên
Bán phá giá không thường xuyên
Trong việc bán phá giá dai dẳng, thì hàng hóa liên tục được
bán với một giá thấp hơn so với giá cả trong nước nhập khẩu. Tình
trạng này là tình trạng mà trong đó hàng hóa đơn giản là hàng nhập
khẩu khác được bán dưới những điều kiện tối đa hóa lợi nhuận. Bất
kỳ hàng rào thương mại nào cũng sẽ dẫn đến một giá cả cao hơn đối
với người tiêu dùng trong nước nhập khẩu và ảnh hưởng của phúc lợi
của chúng
Trong bán phá giá thường xuyên, một xí nghiệp nước ngoài sẽ
bán tại giá cả thấp cho đến khi những nhà sản xuất trong nước bị loại
ra khỏi thị trường; lúc đó giá cả sẽ gia tăng bởi sự độc quyền xuất
hiện. Những nhà sản xuất trong nước lúc đó có thể được lôi kéo trở lại
thị trường cho đến khi giá cả giảm xuống trở lại. Có một tranh luận có
giá trị cho việc bảo hộ với việc bán phá giá thường xuyên do việc di
chuyển nguồn lực lãng phí. Khi những nhân tố sản xuất di chuyển vào
và ra một ngành bởi ảnh hưởng của giá cả nhập khẩu thì chi phí và và
sự lãng phí đổ dồn cho xã hội
Việc bán phá giá không thường xuyên sẽ xuất hiện khi nhà
sản xuất nước ngoài (hoặc chính phủ) với một thặng dư sản phẩm tạm
thời xuất khẩu số này tại bất cứ giá nào mà nó cần. Việc bán phá giá
theo kiểu này có thể có những ảnh hưởng xấu tạm thời đến việc cạnh
tranh với những nhà cung cấp trong nước chủ nhà bởi việc làm gia
tăng rủi ro trong hoạt động của ngành. Những rủi ro này cũng như sự
mất mát phúc lợi từ việc di chuyển nguồn lực tạm thời có thể được
tránh khỏi bởi việc đưa ra chính sách bảo hộ, mặc dù những ảnh
hưởng phúc lợi khác có thể được đưa vào trong phân tích khi xem xét
những hạn chế thương mại. Tuy nhiên, việc bán phá giá thường xuyên
dường như không biện hộ được việc bảo hộ trong ngắn hạn.
4.Điều kiện xem xét bán phá giá:
- Theo Hiệp định, để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, mỗi
quốc gia phải thông qua thủ tục điều tra và chứng minh được 3
yếu tố:
Phải có hành vi bán phá giá của hàng hoá nước ngoài
trên thị trường trong nước
Hành vi bán phá giá phải gây thiệt hại đáng kể, hoặc
đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất
trong nước của quốc gia nhập khẩu.
Quốc gia nhập khẩu phải chứng minh được mối quan
hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại, hoặc
nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản
xuất trong nước mình.
* Xác định thiệt hại:
Định nghĩa thiệt hại:
Thiệt hại về vật chất đối với một ngành sản xuất
trong nước (thiệt hại hiện tại); hoặc
Nguy cơ gây thiệt hại về vật chất đối với một ngành
sản xuất trong nước (thiệt hại tương lai); hoặc
Làm trì trệ sự phát triển một ngành sản xuất trong
nước (không có qui định cụ thể).
Như vậy, để xác định thiệt hại cần xem xét các nhân tố sau:
(i) Khối lượng hàng nhập khẩu bị bán phá giá: có tăng một cách
đáng kể không?
(ii) Tác động của hàng nhập khẩu đó lên giá SPTT: giá của hàng
nhập khẩu đó:
- Có rẻ hơn giá SPTT sản xuất ở nước nhập khẩu nhiều không?
- Có làm sụt giá hoặc kìm giá SPTT ở thị trường nước nhập khẩu
không?
=> Khi sản phẩm thuộc diện điều tra được nhập khẩu từ nhiều nước:
đánh giá gộp tác động nếu BĐPG >= 2% GXK và khối lượng hàng
nhập khẩu từ mỗi nước >= 3% khối lượng nhập khẩu SPTT.
Trang 7
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Việc khảo sát tác động của hàng nhập khẩu bị bán phá giá
đối với một ngành sản xuất trong nước phải xem xét tất cả các yếu tố
kinh tế có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuất đó, gồm những yếu tố
sau:
- Năng suất
- Thị phần
- Biên độ phá giá
- Giá nội địa ở nước nhập khẩu
- Suy giảm thực tế và nguy cơ suy giảm doanh
số bán hàng
- Số lượng hàng tồn kho
- Sản lượng
- Tình trạng thất nghiệp
- Lương
- Tác động tiêu cực đến luồng tiền
- Huy động năng lực
- Lợi nhuận
- Tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư
- Đầu tư
- Khả năng huy động vốn
- Tốc độ tăng trưởng
Khi xác định mối liên hệ giữa việc bán phá giá hàng nhập
khẩu và thiệt hại cho một ngành sản xuất trong nước: cần tính đến
những yếu tố khác (ngoài việc bán phá giá), nếu các yếu tố này gây
thiệt hại cho ngành sản xuất đó thì không được quy thiệt hại của
ngành sản xuất đó do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra.
* Nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước :
Để xác định nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước cần
xem xét:
Tốc độ tăng nhập khẩu và khả năng tăng nhập khẩu
trong tương lai;
Khả năng tăng năng lực xuất khẩu của nhà xuất khẩu
dẫn đến khả năng tăng nhập khẩu;
Tình hình hàng nhập khẩu làm sụt giá SPTT ở nước
nhập khẩu;
Số lượng tồn kho SPTT ở nước nhập khẩu
5. Chống bán phá giá, các hình thức chống bán phá
giá:
Trong thương mại quốc tế, khi hàng hóa bị xem là bán phá giá
thì chúng có thể bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá
(antidumping) như: thuế chống phá giá, đặt cọc hoặc thế chấp, cam
kết hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu
nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước
nhập khẩu, trong đó thuế chống bán phá giá là biện pháp phổ biến
nhất hiện nay.
Về thực chất, thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu
bổ sung đánh vào những hàng hóa bị bán phá giá ở nước nhập khẩu
nhằm hạn chế những thiệt hại do việc bán phá giá đưa đến cho ngành
sản xuất của nước đó nhằm bảo đảm sự công bằng trong thương mại
(nói chính xác đó là một sự bảo hộ hợp lý cho sản xuất trong nước).
Thuế này đánh vào các nhà sản xuất riêng lẻ chứ không phải là thuế
áp đặt chung cho hàng hóa của một quốc gia. Nguyên tắc chung nêu
ra trong Hiệp định của WTO là không được phân biệt đối xử khi áp
dụng thuế chống phá giá, tức là nếu hàng hóa bị bán phá giá được
xuất khẩu từ những quốc gia khác nhau với cùng biên độ phá giá như
nhau thì sẽ áp đặt mức thuế chống phá giá ngang nhau. Mức thuế
chống phá giá sẽ phụ thuộc vào biên độ phá giá của từng nhà xuất
khẩu chứ không phải áp dụng bình quân (ngay cả khi các nhà xuất
khẩu từ cùng một quốc gia) và không được phép vượt quá biên độ phá
giá đã được xác định.
* Có 2 hình thức thu thuế chống bán phá giá:
- Kiểu tính thuế hồi tố (kiểu của Hoa kỳ):
+ Việc tính mức thuế được căn cứ vào số liệu của thời
điểm trước khi điều tra (6 tháng - 1 năm). Sau khi điều tra, cơ quan
chức năng bắt đầu áp dụng một mức thuế chống bán phá giá. Sau khi
áp dụng được một thời gian, nếu nhà nhập khẩu yêu cầu đánh giá lại
mức thuế (do giá xuất khẩu tăng lên) thì cơ quan chức năng sẽ tiến
hành xác định lại số tiền thuế phải nộp trong vòng 12 tháng, chậm
nhất là 18 tháng ngay sau khi nhận được yêu cầu. Sau đó mức thuế
mới sẽ được áp dụng. Việc hoàn thuế sẽ được thực hiện trong vòng 90
ngày sau khi xác định lại mức thuế cuối cùng phải nộp.
- Kiểu tính thuế ấn định (kiểu của EU):
+ Cơ quan điều tra lấy số liệu của thời điểm trước khi điều
tra để tính biên độ phá giá và ấn định biên độ này cho cả quá trình áp
dụng thuế chống bán phá giá. Sau khi áp dụng được một thời gian,
nếu nhà nhập khẩu đề nghị hoàn thuế với phần trị giá cao hơn biên độ
phá giá (do giá xuất khẩu tăng) thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành
xem xét việc hoàn thuế trong vòng 12 tháng, chậm nhất là 18 tháng
ngay sau khi nhận được đề nghị hoàn thuế kèm theo đầy đủ bằng
chứng. Việc hoàn thuế sẽ được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ
khi ra quyết định hoàn thuế.
- Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp bán phá giá nào cũng bị áp
đặt các biện pháp chống bán phá giá. Theo quy định của WTO cũng
như luật pháp của rất nhiều nước thì thuế chống bán phá giá chỉ được
áp đặt khi hàng hóa được bán phá giá gây thiệt hại đáng kể hay đe dọa
gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất ở nước nhập khẩu. Như vậy,
nếu một hàng hóa được xác định là có hiện tượng bán phá giá nhưng
không gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất mặt hàng đó ở nước
nhập khẩu thì sẽ không bị áp đặt thuế chống bán phá giá và các biện
pháp chống phá giá khác. Thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước
được hiểu là tình trạng suy giảm đáng kể về sản lượng, mức tiêu thụ
trong nước, lợi nhuận sản xuất, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm
cho người lao động, đầu tư tới các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất
trong nước hoặc dẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản
xuất trong nước. Bán phá giá được xác định dựa vào 2 yếu tố cơ bản
là: 1- Biên độ phá giá từ 2% trở lên; 2- Số lượng, trị giá hàng hóa bán
phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng khối lượng hàng nhập khẩu
(ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các hàng hóa tương tự
từ mỗi nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số các hàng hóa
tương tự của các nước khác nhau được xuất khẩu vào nước bị bán phá
giá chiếm trên 7%).
II.VAI TRÒ VÀ TÁC HẠI CỦA BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ:
Tác động lớn nhất của bán phá giá là việc gây ra tổn thất vật
chất cho ngành sản xuất trong nước. Tổn thất này rất lớn xét trên cả
góc độ vĩ mô và vi mô. Trên góc độ vĩ mô, khi một ngành sản xuất bị
đe dọa sẽ dẫn đến việc phá sản của nhiều doanh nghiệp thuộc ngành
đó. Kéo theo đó là tình trạng mất việc làm của công nhân và các tác
động “lan chuyền” sang các ngành kinh tế khác. Trên góc độ vi mô,
đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị mất thị trường
và mất lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước
phát triển mà của cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của
các nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn
trên thị trường quốc tế.
Xét ở góc độ người tiêu dùng, việc hàng hóa nước ngoài được
bán phá giá sẽ mang lại những lợi ích cụ thể, trước mắt cho họ do
mua được hàng hóa với giá rẻ. Tuy nhiên, việc bán phá giá sẽ kéo
theo hàng loạt những tác động xấu cho các ngành sản xuất trong
nước. Nó dần dần bóp chết các ngành sản xuất non trẻ và thiếu sức
cạnh tranh. Ngoài ra, một khi hàng hóa bán phá giá đã chiếm lĩnh
được thị trường thì các nhà xuất khẩu chắc chắn không dừng lại ở đó
mà họ sẽ nâng dần giá hàng để thu lợi nhằm bù đắp những chi phí của
việc bán phá giá. Lúc đó, người tiêu dùng sẽ phải mua hàng hóa với
giá cao.
Chống phá giá là một công cụ lợi hại mà các nước đang sử
dụng như một con bài để bảo hộ sản xuất trong nước và bảo đảm một
nền thương mại công bằng.
Thông thường thì tranh chấp liên quan tới bán phá giá chỉ
thuần tuý mang tính thương mại, nhưng đôi khi ẩn đằng sau lại là các
vấn đề có tính chính trị nhạy cảm tại nước nhập khẩu cũng như giữa
nước nhập khẩu với nước xuất khẩu. Tại nước nhập khẩu việc điều tra
và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá sẽ động chạm trực tiếp
tới lợi ích vật chất của hai nhóm lợi ích căn bản là những nhà sản xuất
mặt hàng tương tự và những người tiêu dùng mặt hàng đó, trong số
này phải kể tới những nhà sản xuất sử dụng mặt hàng này như đầu
vào cho quá trình sản xuất của họ.
Mặc dù lợi ích chung của toàn xã hội có thể bị giảm nếu áp
dụng biện pháp chống bán phá giá nhưng thông thường do sức mạnh
chính trị của các nhà sản xuất cao hơn của nhóm còn lại nên cơ quan
có thẩm quyền vẫn đưa ra những quyết định có lợi cho họ. Chính vì
vậy trong một số tranh chấp dù cho nước xuất khẩu rất tích cực vận
động nhưng do bối cảnh chính trị ở nước nhập khẩu mà kết quả cuối
cùng vẫn khó có thể thay đổi.
III. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ GIỚI:
Kể từ khi WTO ra đời, tính đến thời điểm cuối năm 2001,
trên thế giới đã có tất cả 2132 cuộc điều tra về chống bán phá giá và
có tất cả là 1066 lần áp dụng thuế chống bán phá giá (chiếm 50% tổng
số cuộc điều tra). Điều này thể hiện, không phải tất cả các cuộc điều
tra về chống bán phá giá đều có kết luận dẫn đến việc áp dụng thuế
chống bán phá giá. Các loại mặt hàng chịu thuế chống bán phá giá
Trang 8
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế
thường là các sản phẩm dệt may, giầy dép, sắt thép, kim loại và một
số sản phẩm công nghiệp cơ khí, v.v…
Trên thực tế, các nước áp dụng thuế chống bán phá giá
thường bị nước xuất khẩu hàng hoá là đối tượng chịu thuế chống bán
phá giá khởi kiện đến WTO, cụ thể là Cơ quan Giải quyết Tranh chấp.
Các vụ việc giải quyết tranh chấp về việc chống bán phá giá luôn là
vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Đôi khi, kết quả thường dẫn
đến các hành vi trả đũa trong thương mại, gây ra rất nhiều mâu thuẫn,
ảnh hưởng xấu đến tình hình thương mại chung trên thế giới. Vì vậy,
các quốc gia thường rất thận trọng khi quyết định việc áp dụng thuế
chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá vào
nước mình.
Trong thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới,
đã có nhiều nước áp dụng biện pháp này trước khi WTO ra đời. Căn
cứ thống kê từ năm 1990, việc áp dụng thuế chống bán phá giá hiện
nay luôn thể hiện sự tiến bộ và xu hướng phát triển của các nước đang
phát triển so với các nước phát triển. Điều này được thể hiện bằng
biểu đồ dưới đây:
Một điểm cần quan tâm là không chỉ có các nước phát triển
áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nước đang phát triển và
ngược lại. Các nước phát triển còn áp dụng thuế chống bán phá giá
đối với các nước phát triển khác và điều này cũng xảy ra tương tự đối
với các nước đang phát triển.
IV. THỰC TIỄN BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở
VIỆT NAM. PHÂN TÍCH VỀ MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA TỪ
CÁC VỤ CHỐNG PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI CÁ DA TRƠN VÀ TÔM:
1. Tình hình hàng xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài điều tra
và áp dụng thuế chống bán phá giá:
Hơn một thập kỷ qua Việt nam đã đạt được thành tựu ngoạn
mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, tình trạng
hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế
chống bán phá giá ngày càng tăng. Trong xu hướng nhiều nước trên
thế giới tăng cường sử dụng biện pháp chống bán phá giá như một
công cụ bảo hộ thì có thể dự kiến rằng trong thời gian tới chúng ta sẽ
phải đối phó với biện pháp này nhiều hơn khi kim ngạch xuất khẩu
nhiều mặt hàng tăng mạnh.
2. Phân tích về một số bài học rút ra từ vụ chống phá giá đối với
cá da trơn:
a.) Khái quát về pháp luật chống bán phá giá của Hoa
Kỳ:
Chính sách chống phá giá của Hoa kỳ được thể hiện thông
qua Luật chống bán phá giá năm 1921. Sau khi WTO ra đời trên cơ sở
kết quả đàm phán của vòng Uruguay vào năm 1995, các quy định của
Hoa kỳ về chống bán phá giá phải tuân thủ theo Hiệp định về chống
bán phá giá của WTO. Trên cơ sở đó, Hoa kỳ đã ban hành Quy định
về chống bán phá giá và chống trợ cấp vào năm 1997, trong đó hướng
dẫn tiến trình thực hiện về điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá.
b.) Vụ cá da trơn:
* Khi “Catfish” không được gọi là “Catfish”
Câu chuyện về vụ cá da trơn không bắt đầu vào
ngày 28 tháng 6 năm 2002, ngày mà Hiệp hội Doanh nghiệp Cá
da trơn Mỹ (CFA) gửi đơn khởi kiện lên ITC và DOC và tuyên
bố là sản phẩm philê cá da trơn của Việt Nam đã bán phá giá. Câu
chuyện thực chất đã bắt đầu từ một năm trước đó Vào năm 2001,
các nhà sản xuất cá da trơn của Mỹ sau khi bị các nhà sản xuất
Việt Nam cạnh tranh mạnh mẽ đã phát động thành công một
chiến dịch tại cả cấp bang và liên bang để cấm các nhà sản xuất
Việt Nam sử dụng từ “catfish” cho các sản phẩm của mình. Cá
da trơn Việt Nam, vốn rẻ hơn giá thành cá da trơn tại khu vực
Đông Nam của nước Mỹ, đã tăng từ 0,6 triệu pao vào năm
1998
lên 26 triệu pao vào năm 2001.
Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
có hiệu lực vào ngày 10 tháng 12 năm 2001 đã xoá bỏ thuế
nhập khẩu đối với cá da trơn của Việt Nam có thể là một trong
những nguyên nhân của sự gia tăng đáng kể số lượng nhập khẩu
cá vào Mỹ từ 12,5 triệu pao vào năm 2000 tới 26 triệu pao vào
năm 2001. Năm 2001, giá của cá sản xuất tại Mỹ đã giảm xuống
50 xu một pao, tức là thấp hơn giá thành khoảng 15 xu và thấp
hơn khoảng 30 xu so với giá cá vào năm 2000.
Vào năm 2001, CFA đã phát động một chiến dịch
tiêu tốn 500.000 đô la Mỹ tấn công vào cá da trơn nhập khẩu
theo ba yếu tố sau: (i) điều kiện vệ sinh của cá da trơn Việt Nam,
(ii) vấn đề chủng loại, và (iii) sự cạnh tranh không lành mạnh
của các nhà sản xuất Việt Nam khi lợi dụng thị trường đã được
phát triển bằng nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp Mỹ.
Để chứng minh việc các nhà sản xuất Việt Nam đã cố tình gây
lẫn lộn về nhãn mác, CFA lập luận rằng “ chỉ có giống cá tại Bắc
Mỹ, có tên gọi là Ictaluridae - mới thực sự là cá da trơn” bất chấp
sự thực là có hơn 2.000 giống cá da trơn. Họ cũng giải thích
rằng “cá da trơn chỉ là loại cá thuộc dòng có tên Latinh
Ictaluridae. Giống cá của Việt Nam thuộc về họ Pangasiidae, loại
cá da trơn sống tại Châu Phi và Đông Nam Á’”.
Quy định về nhãn hiệu sau đó được mở rộng tới việc
cấm mọi hoạt động marketing và bán các loại cá dưới tên catfish.
Những quy định tương tự về nhãn mác cũng được ban hành tại
các bang Mississippi, Louisiana, và Arkansas.
Các nhà sản xuất
Việt Nam sau đó tiếp thị sản phẩm của mình dưới tên cá “tra” hoặc
“basa”.
c.) Tình tiết vụ việc:
Mặc dù có tranh chấp về nhãn hiệu, sản lượng nhập khẩu
của cá basa và tra của Việt Nam vào năm 2002 vẫn đạt số lượng 36
triệu pao, cao hơn hẳn năm 2001 (26 triệu pao).
Tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng nhập khẩu từ năm
2000 đến 2002 là 187,4% và tăng trưởng của giá trị nhập
khẩu là 127,5%.Vào ngày 28/6/2002, CFA và một số nhà chế
biến cá da trơn Mỹ (Sau đây gọi là Bên nguyên) đã nộp đơn lên
ITC và DOC tuyên bố rằng ngành công nghiệp cá da trơn của
Mỹ bị chịu thiệt hại đáng kể vì nhập khẩu của cá da trơn Việt
Nam.
Vào ngày 24/7/2002, DOC tuyên bố bắt đầu điều tra vụ án
chống phá giá trên Công báo (67 FR 48437).
Việt Nam chưa phải là nước có nền kinh tế thị trường, ngay khi
DOC kết luận kinh tế Việt Nam là phi thị trường, con cá basa đã đối
mặt với muôn vàn khó khăn. Và cũng từ đây, vụ kiện bán phá giá đã
chuyển sang giai đoạn mới, trong đó, cá basa của Việt Nam được "giả
dụ" là đến từ Bangladesh.
* Các công ty Việt nam đối phó như thế nào với vụ kiện:
- Các biên sơ bộ:
+ Đối với bốn bị đơn bắt buộc trong cuộc điều tra
này, Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản An Giang
(“Agifish”), Công ty Xuất Nhập khẩu Nông sản và Súc sản Cần
Thơ (“Cataco”), Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Nam Việt (“Nam
Việt”), và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vinh Hoan (“Vinh
Hoan”), các biên sơ bộ dao động từ 37,94 đến 61,88%.
+ Đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu Việt Nam tự
nguyện trả lời Phần A trong bản các câu hỏi điều tra của Bộ, và
là các đối tượng mà Bộ xác định được hưởng một mức riêng
(Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang
(“Afiex”), Doanh nghiệp Chế biến Xuất khẩu Súc sản và Ngư sản
Cần Thơ (“CAFATEX”), Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Hải sản Đà
Nẵng (“Đà Nẵng”), Công ty Cá Mê Kông (“Mekonimex”), Công ty
Trách nhiệm Hữu hạn Lương thực QVD (“QVD”), và Công ty
Trách nhiệm Hữu hạn Hải sản Việt Hải (“Việt Hải”), chúng tôi ấn
định mức biên là 49,16%, căn cứ vào biên trung bình tính theo
trọng lượng của các bị đơn bắt buộc.
+ Các sản phẩm nhập khẩu của các nhà sản
xuất/xuất khẩu Việt Nam khác sẽ phải chịu mức chung dành
cho Việt Nam là 63,88%.
+ DOC ban hành phán quyết sơ bộ khẳng định việc
phá giá và trường hợp khẩn cấp vào ngày 31/1/2003 (68 FR
4986). Khẳng định việc phá giá và trường hợp khẩn cấp được
sửa đổi ngày 5 và 28/5/2003. ITC tổ chức phiên xét xử vào
ngày 17/6/2003. DOC có phán quyết cuối cùng về thuế bán phá
giá và trường hợp khẩn cấp vào ngày 23/6/2003 (68 FR 37116)
Trang 9
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế
3. Các giải pháp đối phó với các vụ kiện:
Việc tham gia các vụ điều tra chống phá giá đòi hỏi rất
nhiều kiến thức chuyên môn và cách ứng xử chuyên nghiệp. Mặc
dù thủ tục chống phá giá là thủ tục hành chính nhưng nó vẫn được
coi như là “bán tố tụng”. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp
không thể trả lời chỉ dựa trên cảm tính đơn thuần mà phải dựa trên
bằng chứng. Các doanh nghiệp cần ý thức được rằng các phản ứng
cảm tính có thể làm xấu đi mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và
doanh nghiệp chứ không làm nó tốt lên. Do đó, các doanh nghiệp
cần phải coi việc chuẩn bị thông tin và dữ liệu cho cuộc điều tra là
quan trọng hàng đầu trong kế hoạch làm việc của họ.
Các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình điều tra phải
hợp tác với cơ quan điều tra. Thay vì việc cố gắng chứng minh “ai
đúng” và “ai sai” thì doanh nghiệp cần tập trung vào việc cung
cấp cho cơ quan điều tra tất cả các thông tin mà cơ quan này cần.
Điều quan trọng nhất không phải là chứng minh rằng “lẽ phải thuộc
về mình” mà là giảm thiểu mức áp thuế chống bán phá giá
càng thấp càng tốt.
Các doanh nghiệp không hợp tác trong vụ kiện cá da
trơn và vụ tôm đã bị áp mức thuế suất cao hơn nhiều so với các
doanh nghiệp được coi là hợp tác.
Tôn trọng thời hạn của các Bảng câu hỏi là rất quan
trọng. Những thông tin cung cấp muộn có thể bị cơ quan điều tra
từ chối chấp nhận và do đó, có thể dẫn tới thuế bán phá giá cao
hơn. Bên cạnh đó, thông tin do các doanh nghiệp cung cấp cũng có
thể bị từ chối chấp nhận nếu cơ quan điều tra cho rằng doanh
nghiệp không hợp tác đầy đủ hoặc là không trung thực.
Hợp tác với bị đơn khác trong quá trình điều tra cũng
rất quan trọng. Cơ quan điều tra chống phá giá có thể kiểm tra chéo
các thông tin do các bị đơn cung cấp. Thông qua việc phối hợp với
các bị đơn khác, doanh nghiệp có thể tìm thấy các sai sót hoặc sai
biệt trong thông tin của mình và sửa chữa nó trước khi báo cáo cho
cơ quan điều tra.
Vận động hành lang: vụ cá da trơn cho thấy rằng vận
động hành lang đối với ngành lập pháp là rất có hiệu quả. Tuy
nhiên các nhà sản xuất nội địa bao giờ cũng có ưu thế hơn các nhà
sản xuất nước ngoài trong lĩnh vực này. Vận động hành lang đối
với ngành hành pháp có hiệu quả hạn chế. Tuy nhiên vận động là cần
thiết vì nó có thể khiến cho cơ quan chống phá giá áp dụng các biện
pháp công bằng và hợp lý trong quá trình điều tra. Tuy nhiên, vận
động hành lang cần một chiến lược với các mục tiêu và mục đích rõ
ràng. Trong vận động hành lang, chứng cứ tạo ra sức thuyết phục
mạnh hơn là chỉ tiếp cận tới các đối tượng và đưa ra những lập luận
cảm tính đối với họ. Hợp tác với báo chí, các tổ chức có quyền lợi
chung và các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò quan trọng trong
việc giành sự ủng hộ của dư luận.
4. Các giải pháp cho các doanh nghiệp Xuất khẩu Việt Nam đẩy
mạnh xuất khẩu nhưng hạn chế bị kiện bán phá giá:
Từ vụ cá da trơn, vai trò của Hiệp Hội Doanh Nghiệp là
rất quan trọng. Hiệp hội là cơ quan điều phối mọi hoạt động liên
quan tới vụ kiện. Trước khi vụ kiện xảy ra, hiệp hội là cơ quan
theo dõi tình hình của ngành và vận hành cơ chế cảnh báo sớm.
Hiệp hội cũng chịu trách nhiệm trong việc tổ chức đào tạo cho
các thành viên để đối phó với việc điều tra chống bán phá giá cũng
như là người phát triển mạng lưới quan hệ ở quốc gia xảy ra vụ
kiện. Mỗi hiệp hội doanh nghiệp cần thành lập một nhóm chuyên
trách để chuẩn bị cho các vụ kiện chống bán phá giá. Các nhiệm
vụ chính của nhóm chuyên trách này gồm:
+ Đánh giá mức khả năng hàng hoá của hiệp hội bị
kiện chống bán phá giá ở nước ngoài;
+ Nghiên cứu luật pháp về chống bán phá giá tại các thị
trường xuất khẩu chính của hiệp hội;
+ Làm việc với luật sư và các kinh tế gia chuyên ngành
về chống bán phá giá để nghiên cứu các vụ kiện trước đây tại các
quốc gia mà hàng hoá Việt Nam có khả năng bị kiện để tìm hiểu
chiến thuật và chiến lược của ngành công nghiệp nội địa tại quốc
gia đó cũng như quan điểm của cơ quan quản lý chống bán phá
giá;
+ Làm việc với các thành viên hiệp hội để hoàn thiện
tiêu chuẩn kế toán nhằm đáp ứng các đòi hỏi của việc điều tra
chống bán phá giá;
+ Hoạch định một kế hoạch nhằm hợp tác giữa các thành
viên của hiệp hội trong trường hợp bị kiện.
Việc gia nhập WTO giúp chúng ta mới tránh được sự phân
biệt đối xử trong thương mại, bao gồm cả việc giải quyết các tranh
chấp về bán phá giá. Hơn nữa, ta có thể sử dụng cơ chế giải quyết
tranh chấp có hiệu quả và khá công bằng của WTO. Chẳng hạn, từ
1995 tới 10/2000 đã có tổng cộng 186 vụ tranh chấp thương mại được
giải quyết trong WTO, trong đó có 24 vụ liên quan tới bán phá giá
(13%). Trong số 24 vụ tranh chấp này thì Hoa kỳ bị kiện 7 vụ, EU 2
vụ, các nước đang phát triển 7 vụ. Trong năm 2001 có 8 vụ kiện về
bán phá giá thì Hoa kỳ bị kiện tới 3 vụ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 90/2005/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá
giá hàng hóa nhập khẩu vào VN. Đây vừa là công cụ pháp lý bắt buộc
phải có để đối phó với hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt nam,
vừa là vũ khí tốt giúp cho đàm phán với các nước khác theo kiểu “nếu
anh điều tra phá giá với hàng của tôi thì tôi cũng sẽ điều tra phá giá
với hàng của anh”.
5. Những giải pháp khi thua kiện hoàn toàn:
* Đa dạng hóa thị trường:
Bài học đầu tiên từ vụ cá da trơn là khi ưu thế cạnh tranh
của các nhà sản xuất nội địa giảm sút, thị phần của họ suy giảm,
họ có thể sử dụng mọi biện pháp có thể để ngăn cản hàng nhập
khẩu. Chống phá giá chỉ là một trong các biện pháp mà người sản
xuất nội địa có thể sử dụng. Bài học thứ hai là: các nhà sản xuất
nội địa có nhiều ưu thế hơn các nhà sản xuất nước ngoài trong
việc vận động hành lang đối với ngành lập pháp.
Những ưu thế này là :
(i) kiến thức của họ về nền chính trị tại nước họ,
(ii) tính “địa phượng cục bộ” của nền chính trị các
quốc gia lớn như Hoa Kỳ,
(iii) sự hiểu biết và kinh nghiệm trong các hoạt động
quan hệ quần chúng (public relations) tại quốc
gia đó, và
(iv) hệ thống quan hệ của họ.
Do đó, các nhà sản xuất trong nước có nhiều cơ hội
trong việc ngăn cản hàng ngoại nhập hơn là ngược lại. Đa dạng
thị trường xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu
các ảnh hưởng xấu trong việc xuất khẩu sang một quốc gia bị ngăn
cản.
Thực tế năm 2007 Bộ Thủy sản cho biết sản phẩm cá tra, ba sa
đạt mức tăng trưởng nhanh nhất. Dự kiến cả năm, sản lượng cá
tra, ba sa xuất khẩu đạt 210.000 tấn, trị giá khoảng 560 triệu
USD. Đáng nổi bật là giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tăng mạnh ở
hầu hết các thị trường. Cá tra, ba sa được tiêu thụ mạnh ở EU và
Đông Âu. Nga nhập gần 54,9 triệu USD cá tra, ba sa Việt Nam,
bằng 2.751% so với năm 2005. Ba Lan đạt 45 triệu USD, bằng
858% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ thị trường cá tra, ba sa
tại Nga, Đông Âu và EU rất có triển vọng.
Nga đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra, basa
Việt Nam,
Số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2006, bất chấp những sức ép cạnh
tranh và rào cản thương mại mới, thủy sản Việt Nam vẫn đạt kim
ngạch xuất khẩu 3,36 tỷ USD, vượt hơn nửa tỷ USD so dự kiến kế
hoạch năm.Việt Nam Phấn đấu đạt 72,5 tỷ USD giá trị xuất khẩu vào
năm 2010.
* Xây dựng thương hiệu mạnh:
Vụ cá da trơn có một hệ quả mà VASEP không ngờ tới.
Sau khi DOC áp dụng thuế bán phá giá đối với cá da trơn Việt
Nam, lượng xuất khẩu cá da trơn của VASEP tới các thị trường
khác tăng vọt(ví dụ EU, Nhật, Úc). Người Việt Nam cũng bắt đầu
sử dụng cá da trơn trong bữa ăn. Lý do khá đơn giản, cá da trơn
được giới truyền thông quan tâm và là đề tài nóng hổi – dù rằng chỉ
trong thời gian ngắn nhưng cũng đủ để người tiêu dùng Mỹ và các
quốc gia khác biết về sản phẩm. Kinh nghiệm này cho thấy rằng,
chất lượng tốt và giá rẻ là chưa đủ cho một sản phẩm để thâm nhập
thị trường nước ngoài. Thương hiệu mạnh và các biện pháp
marketing phù hợp là cần thiết
Trang 10
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế
NGAØNH DEÄT MAY VIEÄT NAM TRÖÔÙC NGUY CÔ
BÒ KIEÄN CHOÁNG BAÙN PHAÙ GIAÙ TAÏI
THÒ TRÖÔØNG HOA KYØ
I. Khaùi nieäm:
- “Bán phá giá” xảy ra khi một nhà sản xuất nước ngoài bán sản phẩm
thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó tại thị trường của nước
nhập khẩu.
- Giá trị thông thường có thể là giá bán tại thị trường nội địa, thị
trường của một nước thứ ba, giá trị cấu thành hay các yếu tố sản xuất
trong trường hợp quốc gia xuất khẩu là một nước có nền kinh tế phi
thị trường.
II. Ngaønh deät may Vieät Nam ñoái maët vôùi nhöõng ñôn kieän choáng
baùn phaù giaù:
- Cuối tháng 9/2006, Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ chủ động điều tra
chống phá giá đối với Việt Nam nếu số liệu cho thấy hàng dệt may
của Việt Nam bán phá giá.
- Chính phủ Mỹ sẽ theo dõi số liệu nhập khẩu, thu thập số liệu sản
xuất từ ngành công nghiệp nội địa của Mỹ và kiểm tra định kỳ 6 tháng
để xác định liệu có thể khởi kiện hay không.
- Vì Việt Nam đã được chính thức kết nạp vào WTO từ ngày
7/11/2006, nên đợt kiểm tra số liệu đầu tiên của Chính phủ Mỹ sẽ
diễn ra vào mùa hè năm 2007.
- Số liệu bị kiểm tra sẽ bao gồm trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng
6 năm 2007
- Tất cả sản phẩm dệt (textile) và may (apparel) xuất sang Mỹ, ñaëc
bieät laø quần, áo sơ-mi, đồ lót, đồ bơi và áo len seõ laø saûn phaåm
muïc tieâu.
- Đại diện Thương mại Hoa Kỳ hứa sẽ theo dõi hàng nhập khẩu từ
Việt Nam “trong thời gian của chính quyền này (chính quyền Bush)”,
tức là đến hết 2008.
III. Cô cheá giaùm saùt haøng Deät May Vieät Nam cuûa Hoa Kyø (ñang
laáy yù kieán, chöa thoâng qua):
1/. Toùm taét noäi dung chöông trình giaùm saùt:
- Nhóm sản phẩm dự kiến giám sát: quần dài, áo, đồ lót, đồ bơi, áo len
(dự kiến xác định theo CAT, mã 3 số - dữ liệu tập hợp để giám sát sẽ
thực hiện theo mã 10 số)
- Quy trình sản xuất mẫu (danh mục chi phí sản xuất): sẽ được xác
định khi cần thiết
- Giai đoạn giám sát: Việc phân tích các thông tin thu thấp trong quá
trình giám sát sẽ được thực hiện 6 tháng 1 lần
2/. Caùc nhoùm vaán ñeà baát caäp lieân quan ñeán chöông trình giaùm saùt:
a- Căn cứ pháp lý:
- Việc giám sát không phù hợp với quy định của WTO về điều tra
chống bán phá giá và nguyên tắc không phân biệt đối xử;
- Không thoả mãn điều kiện nào để tiến hành giám sát theo pháp luật
Hoa Kỳ;
- DOC không có thẩm quyền tiến hành giám sát
b- Về đối tượng giám sát
- Danh mục sản phẩm dự kiến giám sát quá rộng, chưa được cụ thể
hoá
- Các sản phẩm dự kiến giám sát (được xem là nhạy cảm) không phải
là những sản phẩm được sản xuất bởi các đơn vị đã lobby để thiết lập
cơ chế giám sát này (trong khi bản thân các đơn vị sản xuất những sản
phẩm này lại không có nhu cầu và do đó không yêu cầu DOC giám
sát).
c- Về thủ tục giám sát
- Chưa thiết lập được các nguyên tắc, các phương pháp và bước giám
sát cụ thể >> không đảm bảo tính khả đoán, minh bạch
- Yêu cầu đối với thủ tục giám sát:
+ Tất cả các bước của quá trình giám sát phải có sự tham
gia bình luận và cung cấp thông tin của các bên liên quan (các bên
trực tiếp sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán lẻ nhóm sản phẩm thuộc
diện bị giám sát), đặc biệt là phải tư vấn cộng đồng doanh nghiệp dệt
may VN;
+ Các thông tin liên quan đến CTGS (từ thủ tục, phương
pháp, nguồn số liệu, báo cáo giám sát…) phải được công khai hoá
trên Internet
IV. Nhöõng ñieåm chính cuûa luaät Choáng Phaù Giaù Hoa Kyø:
- Cho phép Chính phủ Hoa Kỳ áp đặt thuế chống bán phá giá để bù
trừ việc hàng nhập khẩu bán ở mức “không công bằng” và gây thiệt
hại cho một ngành công nghiệp của Hoa Kỳ
- Để áp đặt thuế chống bán phá giá, chính phủ Hoa Kỳ phải xác định
rằng hàng hoá nhập khẩu:
+ đã bán ở mức “thấp hơn giá trị bình thường”
+ gây ra hoặc đe dọa gây ra “thiệt hại vật chất”
- Vai trò của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy Ban Thương Mại
Quốc Tế Hoa Kỳ (ITC):
+ Thoâng thöôøng Boä Thöông Maïi Hoa Kyø (DOC) baét ñaàu caên
cöù vaøo ñôn kieän cuûa moät nhaø saûn xuaát Hoa Kyø, moät nhoùm caùc
nhaø saûn xuaát Hoa Kyø, hoaëc moät lieân ñoaøn lao ñoäng Hoa Kyø
ñeå tieán haønh ñieàu tra.
+ Trong moät soá raát ít tröôøng hôïp, DOC coù theå “töï tieán haønh”
ñieàu tra.
- Giá bán vào Hoa Kỳ được xem là “thấp hơn giá trị bình thường” nếu
giá bán được điều chỉnh tại Hoa Kỳ thấp hơn giá so sánh:
+ Giá bán tại thị trường trong nước – không áp dụng
cho Việt Nam
+ Giá bán tại nước thứ ba – không áp dụng cho Việt
Nam
+ “Giá áp đặt” – áp dụng cho Việt Nam (thoâng
thöôøng laø giaù töø thò tröôøng Bangladesh vaø Aán Ñoä),
trong ñoù bao goàm:
• Các yếu tố tiêu thụ thực tế
• Giá trị thay thế
Minh hoaï:
Trang 11
Caùc yeáu toá SX thöïc teá vaø giaù trò
thay theá
Giá bán, chi phí quản lý và chi phí
chung của nước thay thế
Lợi nhuận từ nước thay thế
Giá trị áp đặt áp
dụng cho các
nước không có
nền kinh tế thị
trường
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế
* Phöông phaùp tính bieân ñoä phaù giaù ñoái vôùi neàn kinh teá phi thò
tröôøng (NME):
- Böôùc 1: Tính giaù roøng cho moãi ñôït baùn haøng vaøo Hoa Kyø
- Böôùc 2: Tính bình quaân coù troïng soá cuøng vôùi giaù roøng cuûa moãi soá
hieäu kieåm soaùt cuûa Hoa Kyø (saûn phaåm ñöôïc söû duïng ñeå khôùp nhau
nhö ñöôïc DOC ñònh nghóa)
- Böôùc 3: Tính giaù trò thoâng thöôøng caên cöù vaøo caùc yeáu toá saûn xuaát
ñoái vôùi soá hieäu kieåm soaùt cuûa Hoa Kyø
- Böôùc 4: Tính bieân ñoä treân moãi ñôn vò ñoái vôùi töøng soá hieäu kieåm
soaùt cuûa Hoa Kyø
- Böôùc 5: Nhaân bieân ñoä treân moãi ñôn vò vôùi soá löôïng cuûa soá hieäu
kieåm soaùt cuûa Hoa Kyø
- Böôùc 6: Coäng taát caû caùc bieân ñoä phaù giaù (ví duï: keå caû caùc bieân ñoä
aâm vaø döông ñoái vôùi taát caû soá hieäu kieåm soaùt).
- Böôùc 7: Chia toång caùc bieân ñoä phaù giaù cho giaù trò cuûa caùc ñôït baùn
haøng vaøo Hoa Kyø ñeå coù bieân ñoä phaù giaù bình quaân coù troïng soá
chung.
- Böôùc 8: Xaùc ñònh bieân ñoä chung coù lôùn hôn 2% hay khoâng; neáu
lôùn hôn, thì keát luaän coù baùn phaù giaù.
- Böôùc 9: Neáu bieân ñoä phaù giaù chung do DOC tính taïi quyeát ñònh
cuoái cuøng nhoû hôn 2%, thì keát thuùc ñieàu tra nhaø saûn xuaát.
Ví duï:
Hoa Kyø xem xeùt moät saûn phaåm aùo deät kim xuaát xöù töø
Vieät Nam, baùn taïi thò tröôøng Hoa Kyø vôùi giaù 7.50 USD/pc coù baùn
phaù giaù hay khoâng. Keát quaû theo baûng sau:
V/. Nhöõng yeâu caàu ñoái vôùi ñôn kieän choáng baùn phaù giaù taïi Hoa
Kyø:
1/. Phạm vi:
- Khi nộp đơn, bên khiếu kiện cần mô tả chi tiết loại hàng hoá yêu cầu
điều tra bao gồm:
+ Các đặc điểm kỹ thuật và mục đích sử dụng của
hàng hoá
+ Số phân loại hạng mục thuế quan hiện hành tại Mỹ
(số HTS)
- Đánh giá của Bộ TM về phạm vi của vụ kiện:
+ Nếu trước khi nộp đơn bên khiếu kiện có yêu cầu
Bộ TM tư vấn về việc nộp đơn kiện thì Bộ TM phải
đảm bảo rằng phạm vi của đơn kiện là sự phản ánh
chính xác về loại sản phẩm đang chịu thiệt hại.
+ Các bên liên quan có thể đưa ra bình luận về phạm
vi của vụ kiện trong thời hạn 20 ngày sau khi viêc
khởi xướng vụ kiện được thông báo trên Công báo
của Liên bang.
2/. Sản phẩm tương tự:
- Bên khiếu kiện phải miêu tả rõ ràng sản phẩm tương tự của thị
trường trong nước, tức là sản phẩm bán tại thị trường Mỹ có những
đặc điểm giống nhất với sản phẩm được nhập khẩu đang bị điều tra.
- Bộ TM sẽ quyết định về sản phẩm tương tự cho mục đích tiến hành
điều tra, ITC cũng sẽ có quyết định riêng của mình về sản phẩm tương
tự.
3/. Cáo buộc phá giá:
- Cáo buộc về mức doanh số bán trong điều kiện thương mại không
công bằng (phá giá) là lý do của mọi đơn kiện. Cáo buộc về bán phá
giá cần cung cấp đủ các thông tin và dữ kiện cần thiết:
+ Việc tính toán giá cả hàng hoá bán ra tại thị trường
Mỹ nội địa và
+ Giá trị thông thường của sản phẩm tương tự được
nhập khẩu từ nước ngoài
4/. Thiệt hại thực tế:
- Theo định nghĩa trong Đạo luật “thiệt hại thực tế” là sự thiệt hại
mang tính hậu quả, thực tế hoặc quan trọng.
+ ITC chịu trách nhiệm xác định xem có phải ngành
sản xuất trong nước đang chịu thiệt hại thực tế hay bị
đe doạ chịu thiệt hại thực tế do tác động của loại
hàng hoá nhập khẩu đang bị cáo buộc bán phá giá
hay không.
- Bộ TM sẽ kiểm tra xem liệu đơn kiện có cung cấp đủ bằng chứng về
thiệt hại thực tế hay đe doạ gây thiệt hại thực tế hay không.
+ Để đánh giá tính chính xác và đầy đủ của chứng cứ
liên quan đến thiệt hại thực tế và cáo buộc về mối
quan hệ nhân quả, Bộ TM sẽ so sánh các chứng cứ
trong đơn kiện với những thông tin sẵn có hợp lý.
- Đánh giá về cáo buộc thiệt hại của Bộ TM lieân quan ñeán:
Trang 12
Noâi dung Giaù trò
(USD/unit)
I. Chi phí ñaàu vaøo
Nguyeân vaät lieäu A 9.26250
Chi phí ñieän naêng B 0.04195
Nhaân coâng tröïc tieáp C 1.78450
Vaûi vuïn taùi SX D 0.03293
Vaät lieäu ñoùng goùi E 0.12295
Nhaân coâng ñoùng goùi F 0.02075
II.Giaù trò thoâng thöôøng
Toång giaù trò ñaàu vaøo
t/tieáp G = A + B 9.30445
Nhaân coâng tröïc tieáp C 1.78450
Ñoùng goùi H = E + F 0.14370
Chi phí quaûn lyù nhaø
xöôûng
(11.4% theo baùo caùo taøi
chính töông töï)
I = (G + H)*11.4% 1.07709
Chi phí saûn xuaát J = G + C + H + I 12.30974
Chi phí baùn haøng, chi phí
chung, chí phí
haønh chính (32% theo
BCTC töông töï)
K = J * 32% 3.93912
Chi phí tieàn laõi (32%
theo BCTC töông töï) L = J * 4.6% 0.56625
Toång chi phí saûn xuaát M = J + K + L 16.81510
Lôïi nhuaän N = M * 14% 2.35411
Giaù thaønh saûn phaåm O = M + N 19.16922
III. So saùnh
Giaù trò bình thöôøng P = O - D 19.13629
Giaù trò roøng taïi Hoa Kyø Q 7.50000
Bieân ñoä treân moãi ñôn vò R = P - Q 11.63629
Bieân ñoä tính theo tyû leä S = R / Q * 100% 155.1506%
IV. Keát luaän
> 2% Baùn Phaù Giaù
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế
+ Giá bán tại thị trường trong nước giảm
+ Khối lượng sản xuất giảm
+ Khả năng khai thác công suất giảm
+ Thị phần và doanh thu giảm
+ Doanh thu mất di do hàng nhập khẩu
+ Khả năng lợi nhuận giảm
+ Số lượng công ăn việc làm giảm
+ Phá sản
VI. Caùc giai ñoaïn dieàu tra choáng baùn phaù giaù taïi Hoa Kyø:
Ngaøy Söï kieän
0
Ñôn kieän ñöôïc
noäp
20 DOC Baét Ñaàu
Ñieàu Tra
45
Quyeát Ñònh Sô Boä
cuûa ITC
160 Ngaøy 210, neáu
ñöôïc gia haïn
Quyeát Ñònh Sô Boä
cuûa DOC
235
Ngaøy 345, neáu
quyeát ñònh sô
boä vaø quyeát
ñònh cuoái cuøng
ñeàu ñöôïc gia
haïn
Quyeát Ñònh Cuoái
Cuøng
cuûa DOC
280
Ngaøy 390, neáu
quyeát ñònh sô
boä laø quyeát
ñònh cuoái cuøng
cuûa DOC ñeàu
ñöôïc gia haïn
Quyeát Ñònh Cuoái
Cuøng
cuûa ITC
287
Ngaøy 397, neáu
quyeát ñònh sô
boä vaø quyeát
ñònh cuoái cuøng
cuûa DOC ñeàu
ñöôïc gia haïn
DOC ban haønh
leänh
aùp duïng thueá
choáng
phaù giaù
VII. Thuû tuïc cuûa Boä Thöông maïi Hoa Kyø veà dieàu tra choáng baùn
phaù giaù:
1/. Baûng caâu hoûi:
- DOC seõ ñöa ra baûng caâu hoûi cho caùc coâng ty ñöôïc choïn ñeå traû lôøi
baûng caâu hoûi (bò ñôn).
- Baûng caâu hoûi daøi vaø chi tieát vaø ñöôïc chia thaønh caùc phaàn sau:
+ Phaàn A: Thoâng tin veà toå chöùc, phaïm vi quaûn lyù cuûa
chính phuû trung öông ñoái vôùi hoaït ñoäng xuaát khaåu, nghieäp vuï keá
toaùn vaø hoaït ñoäng kinh doanh vaø thoâng tin chung veà doanh soá baùn
haøng.
+ Phaàn B: Khoâng aùp duïng cho caùc vuï kieän thuoäc neàn
kinh teá phi thò tröôøng.
+ Phaàn C: Thoâng tin veà doanh soá cuûa haøng hoùa taïi Hoa
Kyø.
+ Phaàn D: Caùc yeáu toá saûn xuaát.
- Thôøi haïn: Thôøi haïn traû lôøi thoâng thöôøng laø ba möôi ngaøy keå töø
ngaøy ñöa ra baûng caâu hoûi, coù theå ñöôïc gia haïn theâm hai tuaàn.
2/. Ñoái töôïng xem thoâng tin cuûa coâng ty:
- DOC vaø beân tö vaán cuûa nguyeân ñôn.
+ Caên cöù vaøo leänh baûo veä haønh chính, hoaëc vieát taét laø
APO, beân tö vaán cuûa nguyeân ñôn ñöôïc xem thoâng tin maät do bò ñôn
cung caáp. Ngay caû khi thoâng tin maät ñöôïc voâ yù tieát loä, beân tö vaán
cuûa nguyeân ñôn vaãn ñöôïc pheùp xem thoâng tin ñoù.
+ Beân tö vaán cuûa nguyeân ñôn seõ ñeä trình yù kieán cho
DOC veà caùc lónh vöïc maø hoï tin laø thieáu hoaëc caùc lónh vöïc maø
nguyeân ñôn tin laø bò ñôn ñaõ söû duïng phöông phaùp khoâng thích hôïp.
3/. Baûng caâu hoûi boå sung:
- Caên cöù vaøo caùc yù kieán cuûa nguyeân ñôn, vaø sau khi kieåm tra ñoäc
laäp, DOC seõ ñöa ra baûng caâu hoûi boå sung.
+ Ñoä daøi vaø ñoä daøy: seõ thay ñoåi caên cöù vaøo chaát löôïng
cuûa döõ lieäu do bò ñôn noäp vaø chaát löôïng kieåm tra cuûa caû nguyeân
ñôn vaø DOC.
+ Thôøi Haïn Traû Lôøi: Thoâng thöôøng laø hai tuaàn, coù theå
ñöôïc gia haïn theâm hai tuaàn nöõa.
* Löu yù: DOC coù theå ñöa ra nhieàu baûng caâu hoûi boå sung.
4/. Thaåm tra:
- Sau khi quyeát ñònh sô boä, DOC tieán haønh kieåm tra taïi choã döõ lieäu
do bò ñôn noäp.
+ Muïc Ñích: thaåm tra tính chính xaùc cuûa thoâng tin ñöôïc
noäp vaø thaåm tra raèng bò ñôn chöa boû qua baát kyø thoâng tin lieân quan
naøo.
+ Thaåm Tra Vieäc Baùn Haøng: Neáu vieäc baùn haøng ñöôïc
thöïc hieän tröïc tieáp ñeán Hoa Kyø, thì vieäc thaåm tra seõ ñöôïc thöïc hieän
taïi nhaø maùy xuaát khaåu; neáu thoâng qua coâng ty tröïc thuoäc taïi Hoa
Kyø, thì coù theå ñöôïc thöïc hieän taïi Hoa Kyø.
+ Caùc Yeáu Toá Saûn Xuaát: Seõ ñöôïc ñieàu tra taïi nhaø maùy
hoaëc truï sôû coâng ty.
Löu yù: Vieäc chuaån bò toát tröôùc laø cöïc kyø quan troïng. Thoâng thöôøng,
luaät sö hoã trôï cho coâng ty seõ chuaån bò cho coâng ty moät tuaàn tröôùc
khi thaåm tra.
5/. Baùo caùo thaåm tra:
- Ngay sau khi DOC hoaøn taát thaåm tra, DOC seõ ban haønh baùo caùo
thaåm tra.
- Giaûi Trình Toùm Taét: Caên cöù vaøo caùc baùo caùo naøy, cuøng vôùi baát
kyø vaán ñeà phaùp lyù naøo khaùc coù theå toàn taïi, caû nguyeân ñôn vaø bò ñôn
ñeàu coù theå noäp toùm taét cho DOC (goïi laø “giaûi trình toùm taét vuï
kieän”).
- Phaûn Hoài Giaûi Trình Toùm Taét: Trong voøng naêm ngaøy, moãi beân coù
quyeàn phaûn ñoái baûn giaûi trình toùm taét cuûa beân kia. DOC seõ toå chöùc
ñieàu traàn coâng khai (neáu ñöôïc yeâu caàu).
VIII. Löïa choïn bò ñôn:
- Löïa choïn caùc nhaø saûn xuaát lôùn nhaát
+ Ñaây laø phöông phaùp ñöôïc DOC söû duïng trong haàu heát
moïi tröôøng hôïp ñeå löïa choïn bò ñôn baét buoäc khi DOC khoâng theå
ñieàu tra heát taát caû caùc nhaø saûn xuaát hoaëc caùc nhaø xuaát khaåu do
nguoàn löïc haïn cheá.
Trang 13
X.ñònh sô boä
veà thieät haïi
X.ñònh sô boä
veà baùn PG
Q.ñònh c/cuøng
veà baùn PG
Q.ñònh c/cuøng
veà thieät haïi