Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý trong đào tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
982.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1115

Biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý trong đào tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––––

Lại Thế Sơn

BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG

SƯ PHẠM QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14. 05

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS. Phạm Viết Vượng

Thái nguyên - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––––

Lại Thế Sơn

BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG

SƯ PHẠM QUẢNG NINH

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Thái nguyên - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

Lời cảm ơn

Tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

PGS. TS. Phạm Viết Vượng là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ

tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, các thầy, cô giáo, các

cán bộ công nhân viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình

giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học

tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng chức năng và sinh

viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh đã động viên giúp đỡ, tạo

điều kiện và hợp tác trong quá trình thực hiện đề tài.

Luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Tác giả kính mong được sự

góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các chuyên gia và các bạn đồng nghiệp.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010

Tác giả

Lại Thế Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................... 4

3.1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................... 4

3.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 4

4. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 5

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5

7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 5

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: .......................................... 5

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ......................................... 5

7.2.1. Phương pháp quan sát................................................................. 5

7.2.2. Phương pháp điều tra.................................................................. 5

7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ............................................ 6

7.2.4. Phương pháp chuyên gia............................................................. 6

7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ ................................................................ 6

7.3.1. Sử dụng toán thống kê: Để xử lý các số liệu qua kết quả

điều tra khảo sát để thu thập thông tin, đảm bảo độ tin cậy. ....... 6

7.3.2. Lập các sơ đồ, biểu đồ: Thể hiện và so sánh các thông số

liên quan. ................................................................................... 6

8. Cấu trúc của luận văn.............................................................................. 6

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG............................ 7

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QL QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ....... 7

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................... 7

1.2. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 8

1.2.1. Khái niệm về quản lý ..................................................................... 8

1.2.2. Quản lý giáo dục .......................................................................... 14

1.2.3. Quản lý đào tạo............................................................................ 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

1.3. Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý đào tạo ........................................................................................... 16

1.3.1. Công nghệ thông tin..................................................................... 16

1.3.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin .............................................. 16

1.3.1.2. Dự báo về sự phát triển và hướng ứng dụng CNTT ............... 19

1.3.2. Những vấn đề liên quan đến quản lý đào tạo................................ 28

1.3.2.1. Đặc điểm của công tác quản lý đào tạo ở trường CĐSP ......... 28

1.3.2.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo ................................. 33

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ

ĐÀO TẠO Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM QUẢNG NINH........ 37

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ........................................................ 37

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng Sư

phạm Quảng Ninh ....................................................................... 37

2.1.2. Bộ máy tổ chức của nhà trường.................................................... 40

2.2. Thực trạng quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh

trong giai đoạn từ năm 2005 - 2009.................................................... 44

2.2.1. Thực trạng hoạt động đào tạo....................................................... 44

2.2.2. Thực trạng quản lý đào tạo tại trường CĐSP Quảng Ninh............ 53

2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT và việc ứng dụng CNTT trong

quản lý đào tạo ở trường CĐSP Quảng Ninh...................................... 55

2.3.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ cho đào tạo của

trường CĐSP Quảng Ninh........................................................... 55

2.3.2. Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo ở trường

CĐSP Quảng Ninh ...................................................................... 62

2.3.2.1. Thực trạng mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý ở

trường CĐSP Quảng Ninh .................................................... 62

2.3.2.2. Đánh giá việc khai thác ứng dụng CNTT trong quản lý,

quản lý đào tạo ở trường CĐSP Quảng Ninh ........................ 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

Chƣơng 3. BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG

QL ĐÀO TẠO Ở TRƢỜNG CĐSP QUẢNG NINH.................. 72

3.1. Định hướng để xây dựng các biện pháp tăng cường ứng dụng

công nghệ thông tin trong QL đào tạo ở trường CĐSP QN................ 72

3.1.1. Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐT về ứng

dụng CNTT................................................................................. 72

3.1.2. Quan điểm chỉ đạo phát triển Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng

Ninh và định hướng phát triển nhà trường giai đoạn 2010 - 2015.... 74

3.1.3. Căn cứ vào kết quả thu được qua nghiên cứu thực trạng ứng

dụng CNTT trong QL đào tạo ở trường CĐSP Quảng Ninh......... 76

3.2. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp ứng dụng CNTT trong

quản lý đào tạo................................................................................... 76

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ................................................ 76

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn............................................... 77

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.................................................. 77

3.3. Biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý đào tạo ở trường CĐSP Quảng Ninh .............................................. 78

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên

về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo........... 78

3.3.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cơ bản cho

cán bộ quản lý và giảng viên của nhà trường............................... 81

3.3.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo phối hợp giữa các cán bộ, giáo viên,

chuyên viên trực tiếp tác nghiệp và kỹ sư tin học trong việc

thiết kế lập trình phần mềm hỗ trợ công tác quản lý .................... 84

3.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở

CNTT của nhà trường ................................................................. 87

3.3.5. Biện pháp 5: Kiểm tra đánh giá việc ứng dụng CNTT trong

quản lý đào tạo ............................................................................ 93

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................... 96

3.5. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp đã nêu........................................................................................ 97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................... 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 108

PHỤ LỤC.................................................................................................. 112

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 : Ba mô hình giáo dục.................................................................23

Bảng 1.2 : Dự báo việc sử dụng công nghệ mới về thông tin vào ..............24

Bảng 2.1 : Thống kê giảng viên trường CĐSP Quảng Ninh. ...................38

Bảng 2.2 : Quy mô đào tạo của trường CĐSP Quảng Ninh .......................46

Bảng 2.3 : Chỉ tiêu đào tạo và kinh phí được cấp của trường Cao

đẳng Sư phạm Quảng Ninh Giai đoạn 2005 - 2009 ..................47

Bảng 2.4 : Quy mô đào tạo TCCN của trường CĐSP Quảng Ninh ............48

Bảng 2.5 : Quy mô đào tạo trình độ cao đẳng của trường CĐSP

Quảng Ninh..............................................................................50

Bảng 2.6 : Quy mô bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục của trường

CĐSP Quảng Ninh ...................................................................51

Bảng 2.7 : Quy mô liên kết Đại học của trường CĐSP Quảng Ninh ..........52

Bảng 2.8 : Đầu tư thiết bị công nghệ tại trường CĐSP Quảng Ninh ..........56

Bảng 2.9 : Tổng hợp đầu tư máy tính tại trường CĐSP .............................57

Bảng 2.10: Nhân lực cho CNTT của trường CĐSP Quảng Ninh ................61

Bảng 2.11: Nhận thức của Cán bộ GV về vấn đề ứng dụng CNTT.............64

Bảng 2.12 : Mức độ ứng dụng CNTT của trường CĐSP Quảng Ninh.............66

Bảng 2.13: Bảng đánh giá về điều kiện để ứng dụng CNTT .......................67

Bảng 2.14: Các biện pháp đã được lãnh đạo nhà trường thực hiện

nhằm ứng dụng CNTT ở trường CĐSP Quảng Ninh ................68

Bảng 3.1 : Thành phần các đối tượng được khảo nghiệm ..........................98

Bảng 3.2 : Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các

biện pháp quản lý đề xuất.........................................................99

Bảng 3.3 : Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp quản lý đề xuất.......................................................102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 : Mô hình về quản lý.................................................................12

Hình 1.2 : Mối quan hệ của các chức năng trong chu trình QL................14

Hình 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường CĐSP Quảng Ninh ..............43

Hình 2.2 : Biểu đồ thực trạng đầu tư máy vi tính .....................................59

Hình 2.3 : Hệ thống mạng LAN của trường CĐSP Quảng Ninh ..............60

Hình 3.1 : Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp quản lý đề xuất .....................................................103

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CĐSP : Cao đẳng Sư phạm

CĐ - ĐH : Cao đẳng đại học

CN : Công nghệ

CNH : Công nghiệp hoá

CNTT : Công nghệ thông tin

ĐH : Đại học

GD : Giáo dục

GD - ĐT : Giáo dục - Đào tạo

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

HĐH : Hiện đại hoá

KHGD : Khoa học giáo dục

KHXHNV : Khoa học xã hội nhân văn

KT - XH : Kinh tế - xã hội

KHTN : Khoa học tự nhiên

LAN : Local network area - Mạng nội bộ

NXB : Nhà xuất bản

PPDH : Phương pháp dạy học

QL : Quản lý

QTDH : Quá trình dạy học

TH : Tin học

TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp

THCS : Trung học cơ sở

UBND : Uỷ ban nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, với những bước tiến nhảy vọt của

cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc

đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, kinh tế tri thức ngày càng đóng vai

trò quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là những cơ

hội và cũng là những thách thức lớn cho mọi quốc gia. Có thể nói, trong nền

kinh tế tri thức hiện nay CNTT chính là chiếc chìa khoá để mở rộng không

gian học tập, là cầu nối giữa các nền văn hoá, tri thức, xã hội, khoa học kỹ

thuật... Xét về mặt kinh tế - xã hội Công nghệ thông tin đóng vai trò quan

trọng trong việc điều tiết và phát triển. Trong quản lý kinh tế nó giúp cho các

nhà quản lý nắm bắt thông tin để điều chỉnh kịp thời mục tiêu kế hoạch nhằm

đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng

giúp cho nhà quản lý kinh tế điều hành dễ dàng và hiệu quả góp phần giảm

bớt chi phí hành chính làm tăng lợi nhuận cho đơn vị. Trong công tác xã hội

công nghệ thông tin như chiếc cầu nối làm mọi người gắn bó với nhau và hiểu

nhau hơn, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách có lợi

cho việc bình ổn xã hội. Ngoài ra CNTT còn giúp cho việc phổ biến những

chính sách đó đến từng vùng, từng người dân tạo hiệu quả cho việc tuyên

truyền, ngược lại việc tiếp thu những chính sách đó thông qua các phương

tiện thông tin đại chúng sẽ tránh được những sai lầm không cần thiết khi

thông qua nhiều khâu trung gian. Trong công tác đối ngoại công nghệ thông

tin nhanh chóng giúp các quốc gia hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn, chuyển

những xung đột từ đối đầu thành đối thoại tạo cho thế giới và khu vực có một

nền hoà bình mới. Đối với công tác quản lý đào tạo nói riêng công nghệ thông

tin giúp quản lý được khoa học hiệu quả hơn, cụ thể là nhờ máy móc thiết bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

và các phần mềm chuyên dụng CNTT giúp việc quản lý đào tạo được khoa

học, chính xác, tiết kiệm thời gian, sức người và sức của vv... Cũng chính vì

lẽ đó mà hiện nay đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng mong

muốn tạo cho mình những điều kiện tốt nhất về khoa học kỹ thuật trong đó có

lĩnh vực công nghệ thông tin, đây chính là phát triển cơ sở hạ tầng để nâng

công nghệ thông tin lên tầm cao mới. Trong đó nhiệm vụ đặt ra là: song song

với việc đầu tư cho cơ sở vật chất (máy móc thiết bị...) cần phải xây dựng đội

ngũ những nhà khoa học, những kỹ sư chuyên ngành, đội ngũ công nhân kỹ

thuật, đội ngũ thợ lành nghề. Nói tóm lại, công nghệ thông tin như một làn gió

mới góp phần chuyển hướng quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội của một

quốc gia, một bộ máy, trong đó có quản lý đào tạo ngày một hiệu quả hơn.

Ở tất cả các nước trên thế giới khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, giáo dục đại học đều là trụ cột cho sự phát triển kinh tế

- xã hội nói chung và khoa học giáo dục nói riêng của các nước đó. Việt Nam

cũng không nằm ngoài qui luật này, giáo dục đại học là đào tạo nguồn nhân

lực trình độ cao, có chất lượng để đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội từng địa phương và cả

nước, giáo dục đại học là hạt nhân cơ bản để xây dựng nền kinh tế tri thức.

Chính phủ đã thấy rõ vai trò của CNTT đối với sự phát triển xã hội nói

chung và giáo dục nói riêng nên đã có nhiều văn bản chỉ đạo đẩy mạnh việc

ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. Ngày 25/07/2001, Thủ tướng

chính phủ đã ra quyết định số 112/2001/QĐ - TTg về việc “Phê duyệt đề án

tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005”. Sau đó là

Quyết định 698/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2009 của Thủ Tướng chính

phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm

2015 và định hướng đến năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

Bắt đầu từ năm học từ 2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra chỉ thị đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Năm học 2008 - 2009 có nội

dung là năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm tạo bước đột

phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục đại học, tạo tiền đề phát triển ứng dụng

công nghệ thông tin trong những năm tiếp theo. Trong hướng dẫn thực hiện

nhiệm vụ CNTT năm học 2009-2010 nêu rõ: “triển khai thực hiện cải cách

hành chính và Chính phủ điện tử, thực hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu

qua mạng. Triển khai tin học hóa các hoạt động quản lý trong các trường. Xây

dựng hệ thống thông tin quản lý của trường và kết nối với hệ thống thông tin

quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Điều này càng có ý nghĩa hơn

khi chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ

về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012.

Từ các quan điểm chỉ đạo chủ yếu trên có thể thấy việc đưa công nghệ

thông tin vào trong nhà trường là một điều tất yếu và hết sức hợp lý cả về mặt

cơ chế chính sách và xu thế của thời đại.

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh được thành lập từ năm 1959

với nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng cán bộ quản lý các

ngành học, các cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, có trình độ cao

đẳng và liên kết đào tạo đến trình độ đại học, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có

chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là sự

nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn

hiện nay và lâu dài.

Trong quá trình hoạt động, do đặc thù là một trong những cơ sở đào tạo

và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tỉnh với nhiều phương thức đào tạo, nhiều

đối tượng theo học, nhiều hình thức học... Vì vậy việc quản lý quá trình đào

tạo là tương đối khó khăn. Ý thức điều đó, nhà trường đã từng bước đưa

CNTT vào quá trình đào tạo và quản lý đào tạo. Tuy nhiên, mức độ và hiệu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!