Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY
TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN
Sinh viên thực hiện : Lê Nhƣ Quỳnh
Lớp : 16SMN
Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyển Thị Diệu Hà
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của khoa giáo dục mầm non, trường Đại học Sư phạm và giảng
viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Diệu Hà tôi đã thực hiện đề tài: “Phát triển ngôn
ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể
chuyện”.
Để hoàn thành tốt nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Mầm non – trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
đã quan tâm, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt bài nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các trẻ ở hai trường Mầm non Trúc
Xinh và Mầm non Hoa Ban đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Diệu Hà, trong suốt thời
gian qua cô đã luôn nhắc nhở và quan tâm đến tôi, cô luôn hỏi thăm và hướng dẫn bài
nghiên cứu rất nhiệt tình để tôi có thành quả như ngày hôm nay. Cảm ơn những kiến
thức mà cô đã tận tình truyền đạt cho tôi. Đây cũng là hành trang quý báu cho tôi sau
này trên bước đường tương lai, sự nghiệp.
Bài khóa luận tốt nghiệp của tôi tuy đã hoàn thành nhưng không tránh khỏi sự
thiếu sót.Kính mong quý thầy cô xem xét và đóng góp ý kiến để tôi có được một bài
nghiên cứu hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
Tác giả
Lê Như Quỳnh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4.1. Khách thể nghiên cứu: Qúa trình phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6
tuổi... ....................................................................................................................
2
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện.................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.......................................................................3
6.2. Phương pháp khảo sát điều tra phỏng vấn ........................................................3
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................................3
6.4. Phương pháp xử lí số liệu.................................................................................3
7. Giả thuyết khoa học 3
8. Cấu trúc đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG 4
HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN 4
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu 4
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................................4
1.1.2. Nghiên cứu trong nước..................................................................................6
1.2. Các khái niệm cơ bản 9
1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ mạch lạc.......................................................................9
1.2.2. Khái niệm sơ đồ tư duy ...............................................................................11
1.2.3. Khái niệm hoạt động kể chuyện ..................................................................12
1.3. Một số vấn đề lí luận về sơ đồ tƣ duy trong hoạt động kể chuyện 13
1.3.1. Sơ đồ tư duy................................................................................................14
1.3.2. Hoạt động kể chuyện ở trường mầm non.....................................................18
1.4. Một số vấn đề về ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi 25
1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi...........................................................25
1.4.2. Các quy luật lĩnh hội tiếng mẹ đẻ của trẻ.....................................................28
1.4.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.............................................29
1.4.4. Đặc điểm về ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi.........................................31
1.5. Ảnh hƣởngcủa sử dụng sơ đồ tƣ duy trong hoạt động kể chuyện đối với
việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi 34
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO
TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG HOẠT
ĐỘNG KỂ CHUYỆN 37
2.1. Mục đích khảo sát 37
2.2. Đối tƣợng và thời gian khảo sát 37
2.3. Nội dung khảo sát 39
2.4. Phƣơng pháp khảo sát 39
2.5. Tiêu chí và thang đánh giá 40
2.6. Kết quả khảo sát 41
2.6.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phát triển ngôn ngữ mạch lạch
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện......41
2.6.2. Thực trạng việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử
dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện ...................................................43
2.6.3. Thực trạng mức độ biểu hiện ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi thông qua
sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện...............................................45
2.4. Nguyên nhân 48
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 49
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO
TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG HOẠT
ĐỘNG KỂ CHUYỆN 50
3.1. Các nguyên tắc chung để xây dựng biện pháp 50
3.1.1. Đảm bảo tính giáo dục ................................................................................50
3.1.2. Đảm bảo tính vừa sức .................................................................................50
3.1.3. Đảm bảo phát huy tính tích cực tự giác của trẻ............................................50
3.1.4. Đảm bảo tính cá biệt ...................................................................................51
3.1.5. Đảm bảo theo quan điểm tích hợp ...............................................................51
3.2. Xây dựng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua sử dụng sơ đồ tƣ duy trong hoạt động kể chuyện 52
3.2.1. Biện pháp 1: Thiết kế sơ đồ tư duy phù hợp với trẻ .....................................52
3.2.2. Biện pháp 2: Cho trẻ vận dụng sơ đồ tư duy để kể lại câu chuyện ...............53
3.2.3. Biện pháp 3: Kể chuyện sáng tạo bằng sơ đồ tư duy theo ý thích ................54
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm 55
3.3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................55
3.3.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm .............................................55
3.3.3. Nội dung thực nghiệm.................................................................................55
3.3.4. Tiến hành thực nghiệm................................................................................56
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm 57
3.5.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm............................................................57
3.5.2. Kết quả sau thực nghiệm.............................................................................58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 67
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng biểu
Tên bảng Trang
Bảng 1
Kết quả sử dụng các biện pháp để phát triển ngôn ngữ mạch
lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt
động kể chuyện
43
Bảng 2
Kết quả mức độ biểu hiện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động kể chuyện của trường mầm non Trúc Xinh
và trường mầm non Hoa Ban
45
Bảng 3.1 Mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ nhóm TN và
ĐC trước TN (tính theo %) 57
Bảng 3.2 Mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm
TN sau TN (tính theo %) 59
Bảng 3.3 Mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm
ĐC sau TN (tính theo %) 60
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu
đồ
Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 1
Mức độ biểu hiện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi trong
hoạt động kể chuyện của trường mầm non Trúc Xinh và
trường mầm non Hoa Ban
46
Biểu đồ 3.1 Mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ nhóm TN và
ĐC trước TN (tính theo %) 57
Biểu đồ 3.2 So sánh mực độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi
theo kế hoạch của trẻ ở nhóm TN và ĐC 60
Biểu đồ 3.3 So sánh mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của nhóm trẻ
trước và sau TN 61
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Và mầm
non cũng là nền móng cho sự phát triển của con người giống như trồng cây vậy, gốc có
chắc thì ngọn mới bền. Vì vậy, việc giáo dục trẻ ngay từ nhỏ là rất cần thiết.Trẻ em lứa
tuổi mầm non đang bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh với nhiều tình cảm, xúc
cảm mạnh mẽ, đặc biệt là trong hoạt động kể chuyện trẻ đã có sự đồng điệu về tâm hồn
với tình cảm, phát sinh nhu cầu thích nghe kể chuyện và tự kể lại câu truyện. Các câu
chuyện là xã hội thu nhỏ của cuộc sống, gợi mở ở trẻ những cảm xúc lành mạnh, các con
dễ dàng nhận biết những mối quan hệ giữa con người với con người chung sống xung
quanh. Qua đó phát triển ở các cháu khả năng thẩm mĩ và ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ
cũng tiến bộ rõ hơn, nhờ đó trẻ sẽ nảy sinh năng lực tự hoạt động nghệ thuật khi có điều
kiện, có cơ hội tiếp xúc với những tác phẩm văn học.
Khi chúng ta cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học là chúng ta đang dẫn dắt,
mở ra cánh cửa để trẻ chập chững những bước đầu vào thế giới của các giá trị phong
phú, đa dạng chứa đựng trong văn học. Trẻ được tiếp xúc thường xuyên với văn học có
chọn lọc trong chương trình sẽ kích thích phát triển trí tuệ, thẩm mĩ, tình cảm đạo đức
cũng như hội họa ở trẻ.
Đồng thời việc phát triển ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là một
mục tiêu quan trọng của giáo dục mần non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học
tập, vui chơi. Bên cạnh đó, nó còn là phương tiện hữu hiệu giúp trẻ phát triển toàn diện
về nhiều mặt như trí tuệ, đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa
văn minh. Trẻ em lứa tuổi mần non nói chung và trẻ độ tuổi 5-6 nói riêng rất nhạy cảm
đối với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao hay
dân ca sớm đã đi vào tâm hồn trẻ thơ. Những câu truyện thần thoại, cổ tích Việt Nam
thường thu hút chú ý, hấp dẫn đối với trẻ. Vì thế, khi trẻ được tiếp xúc với văn học nhất
là hoạt động dạy kể chuyện. Đó chính là con đường phát triển ngôn ngữ tốt, nhanh và
hiệu quả nhất.
Thông qua hoạt động kể chuyện, bản thân trẻ sẽ phát triển năng lực tư duy, khả
năng tưởng tượng , óc sáng tạo, biết tôn trọng, yêu quý và luôn hướng tới cái đẹp. Trẻ có
thể phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ thêm đa dạng phong phú, diễn đạt được ý kiến, suy