Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––
VŨ THỊ KIỀU TRANG
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ THẨM MĨ
CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU SỬ THI,
TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Văn - Tiếng Việt
Mã số: 81.401.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung
trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất
cứ một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Vũ Thị Kiều Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh
đạo trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên, các Thầy cô giáo đã tham gia
giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả
trong quá trình học tập, nghiên cứu rèn luyện tại nhà trường.
Tác giả xin được gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Thủy,
người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ
động viên tác giả đã hoàn thành khóa học và luận văn này.
Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên luận
văn này còn nhiều khiếm khuyết, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý chân thành
của Thầy Cô và các bạn học viên.
Xin trân trọng cám ơn!
Thái Nguyên, Ngày 13 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Vũ Thị Kiều Trang
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn...........................................................................................................ii
Mục lục ...............................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................6
NỘI DUNG ...................................................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...............................7
1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................7
1.1.1. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ ...........................................................................7
1.1.2. Dạy đọc hiểu văn bản văn chương theo hướng phát triển năng lực cảm
thụ thẩm mĩ cho học sinh .....................................................................................12
1.1.3. Đặc điểm sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số..............................................14
1.1.4. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 10 .........................................................22
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................24
1.2.1. Nội dung dạy học các tác phẩm văn học sử thi, truyện thơ của dân tộc
thiểu số trong SGK Ngữ văn 10 tập 1 ..................................................................24
1.2.2. Thực trạng việc dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ DTTS theo định
hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ.........................................................25
1.2.3. Đánh giá thực trạng ....................................................................................31
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................32
iv
Chương 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ THẨM MĨ
TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU SỬ THI, TRUYỆN THƠ DÂN TỘC
THIỂU SỐ ..................................................................................................................33
2.1. Yêu cầu về dạy học đọc hiểu học sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số trong
SGK Ngữ văn 10 tập 1 theo định hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ
cho học sinh..............................................................................................................33
2.1.1. Bám sát chương trình đảm bảo mục tiêu dạy học ......................................33
2.1.2. Phát huy năng lực của học sinh đặc biệt là năng lực cảm thụ thẩm mĩ......35
2.1.3. Các hoạt động dạy học được thực hiện theo lý thuyết kiến tạo .................38
2.1.4. Đánh giá phản hồi theo từng nhiệm vụ học tập..........................................39
2.2. Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ trong dạy học đọc hiểu sử
thi, truyện thơ dân tộc thiểu số trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1.................40
2.2.1. Biện pháp 1: Tái hiện hình tượng...............................................................40
2.2.2. Biện pháp 2: Phân tích cắt nghĩa lý giải chi tiết nghệ thuật văn học .........43
2.2.3. Biện pháp 3: Đánh giá giá trị thẩm mỹ của tác phẩm ................................46
2.2.4.Biện pháp 4: Phát huy vai trò của chủ thể sáng tạo.....................................48
2.3. Thiết kế hoạt động dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số
trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1...................................................................50
2.3.1. Thiết kế hoạt động dạy học đọc hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao -
Mxây” trích trong sử thi Đăm Săn .......................................................................50
2.3.2. Thiết kế hoạt động dạy đọc hiểu đoạn trích “Tiễn dặn người yêu” trích
truyện thơ “Lời tiễn dặn”......................................................................................63
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................76
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................................77
3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................................77
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm....................................................................77
3.3. Nội dung thực nghiệm.......................................................................................78
3.4. Hình thức thực nghiệm......................................................................................79
3.5. Giáo án thực nghiệm.........................................................................................79
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ..........................................................................93
v
3.6.1. Các tiêu chí đánh giá ..................................................................................94
3.6.2. Các phương tiện đánh giá...........................................................................95
3.7. Kết quả thực nghiệm.........................................................................................95
3.7.1. Đối với giáo viên ........................................................................................96
3.7.2. Đối với học sinh .........................................................................................97
KẾT LUẬN...............................................................................................................100
TÀI LỆU THAM KHẢO ........................................................................................102
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT TỪ, NGỮ VIẾT TẮT TỪ, NGỮ ĐẦY ĐỦ
1 BGDĐT Bộ giáo dục đào tạo
2 DTTS Dân tộc thiểu số
3 GD-ĐT Giáo dục đào tạo
4 GV Giáo viên
5 HS Học sinh
6 XHPK Xã hội phong kiến
7 PTNL Phát triển năng lực
8 SGK Sách giáo khoa
9 SGV Sách giáo viên
10 THPT Trung học phổ thông
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học theo yêu cầu
PTNL là một định hướng mới do bộ GD-ĐT đề ra trong công văn 791/HD-BGDĐT,
nhằm hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường THPT, PTNL
học sinh THPT. Mục tiêu là giúp HS được phát triển toàn diện các năng lực sẵn có và
cần có. Từ đó HS có khả năng vận dụng và giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Như vậy việc dạy học theo định hướng PTNL cho HS vừa mang tính thời sự đáp ứng
được yêu cầu cấp bách do bộ GD-ĐT đề ra vừa mang tính thực tiễn đáp ứng được nhu
cầu của người học, nhu cầu của cuộc sống. Phương pháp dạy học mới này sẽ khắc phục
được những hạn chế của lối dạy học truyền thống, mang lại những hiệu quả tích cực cho
việc học của HS, giúp các em có điều kiện phát triển tối đa năng lực của bản thân. Vì thế
việc dạy học nói chung và Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh
lớp 10 trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ DTTS là nhiệm vụ cần được chúng ta
quan tâm và hướng tới.
1.2. Yêu cầu về tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa truyền thống trong dạy học
Ngữ văn nói riêng và trong giáo dục phổ thông nói chung là yêu cầu cấp thiết hiện
nay. Gần đây theo trào lưu phát triển xã hội hướng tới công nghiệp hóa hiện đại hóa
nên đôi khi văn hóa truyền thống của chúng ta bị mai một đi. Nhất là đối với các em
HS hiện nay hay lơ là trong việc học tập tiếp thu văn học, văn hóa dân gian dẫn đến
văn học, văn hóa dân gian bị mai một.
1.3. Thực trạng dạy học các tác phẩm văn học sử thi, truyện thơ DTTS chưa
được chú trọng chương trình SGK phổ thông chưa có chương trình cụ thể cho hai thể
loại này. Theo khảo sát SGK Ngữ văn 10 tập 1 chỉ có một bài thuộc sử thi và một bài
thuộc truyện thơ DTTS vì vậy GV chưa thực sự chú trọng và đầu tư. Do đó chưa khơi
dạy được ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các DTTS trong người học.
1.4. Người học là lứa tuổi trẻ, ít vốn sống, ít kinh nghiệm thì việc tiếp nhận các
tác phẩm văn học dân gian còn dựa vào nhiều yếu tố. Đặc biệt các tác phẩm văn học
dân gian của DTTS vốn xa lạ với HS THPT nhất là đối với các dân tộc thiểu số khác,
HS thành phố chưa thẩm thấu được ngôn ngữ vùng miền, về văn hóa phong tục đặc
2
trưng. Từ đó dẫn đến năng lực cảm thụ thẩm mĩ về sử thi, truyện thơ DTTS ở HS còn
hạn chế.
1.5. Học sinh THPT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện cả về thể chất lẫn trí
tuệ, tính cách… Việc hình thành và PTNL toàn diện cho HS cũng như hình thành ở
các em những phẩm chất tốt đẹp là rất cần thiết. Việc các tác phẩm văn học dân gian
DTTS có một ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu đó. Nhưng làm thế nào để
HS có hứng thú đối với bài học, thích bàn luận, sưu tập và lưu truyền về các tác phẩm
văn học dân gian DTTS để qua đó được phát triển về năng lực cảm thụ thẩm mĩ và phẩm
chất là điều mà mỗi người GV dạy văn như chúng tôi luôn trăn trở và suy nghĩ.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài Biện pháp phát triển năng lực
cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân
tộc thiểu số với một mong muốn tìm ra một hướng đi, một giải pháp dù là rất nhỏ để
việc dạy văn nói chung và Dạy học các tác phẩm văn học sử thi, truyện thơ DTTS nói
riêng đạt hiệu quả cao hơn, có ý nghĩa hơn với người học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu các tác phẩm sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số trong
SGK Ngữ văn THPT
Các tác phẩm sử thi, truyện thơ DTTS trong chương trình SGK Ngữ văn 10 tập 1 và
nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều tác giả.
Trong cuốn Giảng văn văn học Việt Nam, NXBGD (1997) tác giả Vũ Anh Tuấn
bàn về nhóm các tác phẩm văn học dân gian DTTS như Đẻ đất đẻ nước (sử thi
Mường) Bài ca Đăm Săn (Sử thi Ê Đê) Tiễn dặn người yêu (Truyện thơ Thái), Vượt
biển (truyện thơ Tày Nùng). Tác giả Vũ Anh Tuấn nghiên cứu hoàn cảnh ra đời, tình
hình văn bản, giải thích bình giảng văn bản và giá trị tác phẩm. Nhưng vẫn theo cách
tiếp cận cũ là bình giảng.
Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam tập 1 của các tác giả Bùi Văn Nguyện,
Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị...đã viết về
truyện thơ DTTS. Ở giáo trình này các nhà nghiên cứu đề cập đến thuật ngữ truyện
thơ và xếp nó vào chương “Trường ca Dân tộc”. Ở tác phẩm Xống chụ xôn xao (Tiễn
dặn người yêu) đặt đồng đẳng với Đăm Săn gọi là trường ca. Phân tích nó là “Một
3
thảm kịch đầy nước mắt về tình yêu trong xã hội cũ”. Tác giả khẳng định là trường ca
nhưng cũng ít nhiều có dáng dấp một truyện thơ.
Trong bài Văn hóa nghệ thuật quân đội chuyên mục: Văn học nghệ thuật được
đăng ngày 18/10/2011 Khan sử thi Ê đê: Bức tranh toàn cảnh của tộc người Ê đê cổ
truyền trong bài báo tác giả đã đề cập đến nhân vật và thái độ thẩm mĩ của công
chúng khan sử thi. Tác giả nghiên cứu nhân vật trung tâm đó là nhân vật anh hùng là
con người hướng tới sự hoàn tất có phẩm giá cao nhất. Nhân vật trung tâm bao giờ
cũng đại diện cho mơ ước khát vọng về sức mạnh, tài năng và phẩm chất của cộng
đồng. Bên cạnh nhân vật anh hùng còn là nhân vật tù trưởng tham lam hiếu sắc và
nhân vật nữ tài sắc. Phần thứ hai tác giả bàn đến là vấn đề chiến tranh trong khan sử
thi Ê đê là chiến tranh khiên cưỡng chứ không phải xung đột cộng đồng nguyên nhân
là do sự bội bạc bạn bè trả thù về cướp đoạt phụ nữ. Tác giả phân tích sử thi Đăm Săn
cụ thể cho những nhận định của mình. Bài viết này nói đến khía cạnh mới hơn những
bài viết khác về tính chất chiến tranh trong sử thi Đăm Săn và sử thi Ê đê. Tuy nhiên
vẫn chưa khơi gợi được nguồn văn hóa của tộc Ê đê để HS có thể thẩm thấu được.
2.2. Tình hình nghiên cứu dạy học phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học
sinh trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số
Trong cuốn Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà
trường phổ thông Bộ GD-ĐT đã đề cập đến việc PTNL cho HS. Trong đó nhấn mạnh
việc cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, để phát huy được một cách toàn
diện các năng lực sẵn có của HS, bao gồm cả năng lực chung và năng lực riêng.
Trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương của tác giả Nguyễn
Viết Chữ - NXBGD Việt Nam tác giả đề cập ba vấn đề.
- Vấn đề thứ nhất: Đề cập đến vấn đề dạy văn và phương pháp dạy văn, tác giả
đưa ra việc cảm thụ văn học ở các lứa tuổi. Tâm lý ở mỗi lứa tuổi có cách cảm thụ và
quan niệm về nghệ thuật khác nhau, các em càng lớn thì lí trí càng phát triển và thể
hiện mình càng tăng, ở độ tuổi THPT cá tính các em bộc lộ rõ qua việc đánh giá,
phân tích tính cách nhân vật trong văn học nghệ thuật từ đó GV có thể đưa ra phương
pháp và biện pháp dạy học phù hợp.
4
- Vấn đề thứ hai: Theo tác giả thì bản chất của quá trình dạy học văn là bồi
dưỡng kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với
chương trình cũ theo đổi mới thì chưa đáp ứng được việc PTNL cho HS.
- Vấn đề ba: Tác giả đề cập dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Đó là
những phương diện dấu hiệu chung cho cách nhận diện tác phẩm tự sự và cụ thể là
thể loại sử thi chúng ta đang nghiên cứu. Tác giả đưa ra đặc trưng của sử thi và
phương pháp dạy học sử thi tuy nhiên đây là phương pháp cho thể loại sử thi nói
chung chưa phải là công trình nghiên cứu về sử thi DTTS theo định hướng phát triển
cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh.
Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học của Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan,
Nguyễn Văn Thàng, NXB - ĐHQG Hà Nội (2000), cũng đã nghiên cứu về các năng lực
của HS-THPT. Tuy nhiên việc PTNL HS THPT trong dạy học đọc hiểu Ngữ văn 10 thì
chưa được nêu cụ thể.
Kĩ năng đọc hiểu Văn của Nguyễn Thanh Hùng, NXBĐHSP đưa ra cách thức
dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương theo thể loại ở trung học. Trong đó ông đã nghiên
cứu mô hình dạy học đọc hiểu tác phẩm theo thể loại và đề cập đến hai thể loại sử thi
và thơ trữ tình. Phương pháp đề cập đến ở đây cho GV là hướng dẫn HS chiếm lĩnh
tác phẩm thông qua đọc hiểu, thông qua ngôn ngữ để nắm rõ hình tượng nhân vật.
Tuy nhiên Nguyễn Thanh Hùng chỉ cung cấp lý thuyết chung cho mỗi thể loại chưa
nghiên cứu đến phương pháp dạy học các tác phẩm văn học dân gian DTTS. Đây là
phương pháp dạy học cũ chưa phát huy năng lực riêng đặc biệt là năng lực cảm thụ
thẩm mĩ cho HS.
Trong Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 của Hoàng Hữu Bội, NXBGD đã đưa ra
hướng dạy học cho GV đối với đoạn trích Chiến thắng Mtao- Mxây, Lời tiễn dặn
trích Tiễn dặn người yêu truyện thơ dân tộc Thái về định hướng dạy học và tiến trình
dạy học. Phương pháp dạy học ở đây theo sự hướng dẫn của GV thông qua phân tích
tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ để HS tiếp nhận tác phẩm. Ở đây GV sử
dụng câu hỏi liên quan đến tác phẩm HS đọc hiểu và trả lời. Phương pháp tuy đã phát
triển được việc tự học của HS nhưng chưa thể hiện hết được sự sáng tạo và PTNL
cảm thụ thẩm mĩ cho HS.
5
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 tập I của Nguyễn Văn Đường chủ biên, NXB Hà
Nội đã hình thành hệ thống hoạt động dạy học trong từng tiết, từng bài đã chú trọng
đến các định hướng tích hợp (ngang, dọc) và tích cực hóa các hoạt động của HS trong
từng bài học. Trong đó có đoạn trích Chiến thắng Mtao - Mxây và Lời tiễn dặn với
những hình thức dạy học phong phú như gợi mở, nêu vấn đề, tuy nhiên đây vẫn là
cách dạy học cũ chưa theo phương pháp dạy học mới là theo định hướng PTNL.
Như vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử thi, truyện thơ
DTTS. Tuy nhiên những định hướng cụ thể về việc dạy học đặc biệt là dạy học theo
định hướng PTNL cho các tác phẩm văn học dân gian DTTS thì rất hiếm hầu như
chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể.
Căn cứ vào tình hình thực tế trên với mong muốn đóng góp một phần dù là rất
nhỏ nhằm đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học hướng tới mục tiêu
PTNL toàn diện cho HS, tôi mạnh dạn đưa ra một phương án Biện pháp phát triển
năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện
thơ dân tộc thiểu số.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh
trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số nhằm góp phần thể nghiệm
định hướng dạy học mới do Bộ GD đề ra và nâng cao chất lượng dạy học, phát huy
năng lực của HS đáp ứng được nhu cầu của xã hội, bồi dưỡng ý thức phát huy và bảo
tồn giá trị văn hóa ở HS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học các tác phẩm sử
thi, truyện thơ của DTTS trong SGK Ngữ văn 10 tập 1 theo định hướng PTNL cảm
thụ thẩm mĩ cho HS.
- Đề xuất định hướng: Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học
sinh lớp 10 trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm
mĩ cho học sinh lớp 10 trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hai đoạn trích trong SGK Ngữ văn 10 tập 1
- Đoạn trích “Chiến thắng Mtao- Mxây” trích sử thi Đăm Săn
- Đoạn trích “ Lời tiễn dặn” trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu
Khảo sát thực trạng và thực nghiệm ở trường THPT Nguyễn Khuyến - Bình Lục
- Hà Nam và THPT A Bình Lục - Bình Lục - Hà Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp để nghiên
cứu thực hiện đề tài đó là: Phương pháp hồi cứu tư liệu, phương pháp phân tích,
phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp khảo sát điều tra, phương pháp thống
kê-so sánh, phương pháp liên nghành ( văn hóa học, dân tộc học ...) phương pháp
thực nghiệm…
6. Cấu trúc đề tài
Đề tài này gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10
trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm