Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện hưng hà, tỉnh thái bình trong giai đoạn
MIỄN PHÍ
Số trang
22
Kích thước
495.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1903

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện hưng hà, tỉnh thái bình trong giai đoạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung

học Cơ sở Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình

trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Văn Khung

Trường Đại học Giáo dục

Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Bá Lãm

Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận và pháp lý về phát triển đội

ngũ giáo viên. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên trung

học cơ sở (GVTHCS) huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình từ năm 2006 đến nay. Đề xuất

biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà đến năm 2016.

Keywords: Quản lý giáo dục; Giáo viên; Trường trung học cơ sở; Thái Bình

Content

1. Lý do chọn đề tài

Theo quan điểm dạy học tích cực, người thầy vừa là đạo diễn, người tổ chức, hướng

dẫn và tạo môi trường hợp tác, tương tác cho học sinh. Mức độ đáp ứng của người thầy đối

với các công việc đó là vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Nghiên cứu để

phát triển đội ngũ GV là một chức năng của khoa học giáo dục.

Trước những yêu cầu mới, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng, hoạch định chiến lược

phát triển đội ngũ GV và CBQL, nhằm phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH. Chỉ thị

số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất

lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng chỉ rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ

nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số

lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,

lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày

càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”.

Những vấn đề lý luận trên đã cho thấy rõ việc phát triển đội ngũ GV nói chung và

GVTHCS nói riêng, ngày càng phải thực sự được quan tâm, nhằm xây dựng được đội ngũ GV

đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu giáo

dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

Hưng Hà là một huyện có nền kinh tế thuần nông, kinh tế chưa phát triển so với các

huyện trong Tỉnh. Song trong những năm qua Huyện uỷ, UBND huyện đã xác định rõ vai trò

của giáo dục nói chung và vai trò của đội ngũ GV và CBQL nói riêng, đối với sự phát triển

KT-XH của huyện.

Những năm qua, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2005-2010,

ngành GD&ĐT huyện Hưng Hà đã đạt được một số thành tựu cơ bản: Huyện đã hoàn thành

2

vững chắc phổ cập Tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. Chất lượng giáo dục có sự chuyển

biến, tiến bộ cả về chất lượng đại trà và chất lượng HS giỏi. Đội ngũ GVTHCS của huyện

Hưng Hà trong những năm qua được quan tâm xây dựng và phát triển về mọi mặt, song vẫn

còn có những hạn chế, bất cập về cơ cấu đội ngũ, về trình độ và năng lực. Nguyên nhân của

tình trạng trên là ngành GD&ĐT huyện Hưng Hà chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch

chiến lược, chưa dự báo được nhu cầu GV và đề ra các biện pháp có căn cứ khoa học, làm cơ

sở cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu mới.

Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung

học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn

Thạc sỹ chuyên ngành QLGD, với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc

nâng cao chất lượng đội ngũ GVTHCS của huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình, nơi tôi đang công

tác.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng đội ngũ GVTHCS huyện Hưng

Hà đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà đến năm 2016, đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tại địa phương.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình trong những

năm gần đây đã được quan tâm và có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập

về cơ cấu, về chất lượng đội ngũ. Nếu đề xuất được các biện pháp hợp lý, khả thi về phát triển

đội ngũ GVTHCS, phù hợp với thực tế của địa phương thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng

đội ngũ, tạo sự chuyển biến về chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi

mới giáo dục bậc THCS của huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đến năm 2016.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài

5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà tỉnh

Thái Bình từ năm 2006 đến nay

5.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà đến năm 2016

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài này chỉ khảo sát nghiên cứu công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng

Hà giai đoạn 2006-2011 và tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện

Hưng Hà đến năm 2016.

7. Các phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các các tài liệu lý luận, các

văn kiện Đảng, các chủ trương, chính sách của nhà nước, của ngành, của địa phương có liên

quan đến đề tài .

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, phân

tích, tổng hợp các vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài; lấy ý kiến chuyên gia về mức độ cần

thiết, khả thi của các biện pháp.

7.3. Nhóm phương pháp khác: sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp dự báo,

phương pháp so sánh.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được

trình bày trong 3 chương:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ GV.

Chƣơng 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!