Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ 5-6
TUỔI TRONG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO
CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON
GVHD: ThS. Tôn Nữ Diệu Hằng
SVTH: Trần Lê Thái Ngọc
LỚP : 10SMN1
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 5 năm 2014
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................7
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................... 7
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..............................................................................9
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................9
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC............................................................................ 10
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................................................. 10
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................ 10
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................10
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.......................................................................10
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn...................................................................11
7.2.1. Phương pháp quan sát ...................................................................................... 11
7.2.2. Phương pháp đàm thoại.................................................................................. 11
7.2.3. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ : .............................. 11
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học:....................................................................11
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm: .......................................................................11
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI............................................................... 11
9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI......................................................................................... 12
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................13
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................... 13
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 13
1.1.1. Ở nước ngoài:.................................................................................................13
1.1.2. Trong nước.....................................................................................................15
1.2. Cơ sở lí luận của biện pháp GD tính tự lập cho trẻ MG .................................17
1.2.1. Tính tự lập......................................................................................................17
1.2.1.1. Khái niệm tính tự lập.................................................................................. 17
3
1.2.1.2. Đặc điểm tính tự lập ở trẻ MG nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng .........18
1.2.1.3. Vai trò của tính tự lập với sự phát triển nhân cách của trẻ 5- 6 tuổi...........20
1.2.2. GD tính tự lập cho trẻ MG ............................................................................ 24
1.2.2.1. Khái niệm GD tính tự lập ...........................................................................24
1.2.2.2. Ý nghĩa của việc GD tính tự lập cho trẻ 5- 6 tuổi. .....................................25
1.2.2.3. Nội dung GD tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi. .................................................. 26
1.2.2.4. Phương pháp GD tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi. ...........................................27
1.2.2.5. Biện pháp GD tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi.................................................. 31
1.2.2.6. Hình thức GD tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi: ................................................ 32
1.2.3. Trò chơi ĐVTCĐ của trẻ MG .......................................................................34
1.2.3.1. Khái niệm trò chơi ĐVTCĐ........................................................................34
1.2.3.2. Ý nghĩa của trò chơi ĐVTCĐ với việc hình thành nhân cách tr ẻ nói
chung và tính tự lập nói riêng. ................................................................................ 36
1.2.3.3. đặc điểm trò chơi ĐVCCĐ của trẻ MG nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói
riêng.......................................................................................................................... 38
1.2.3.4. Biểu hiện tính tự lập của trẻ 5- 6 tuổi trong trò chơi ĐVCCĐ.................. 41
1.2.4. Biện pháp GD tính tự lập cho trẻ 5- 6 tuổi trong trò chơi ĐVCCĐ ở trường
MN............................................................................................................................ 43
1.2.4.1. Khái niệm biện pháp giáo dục tính tự lập.................................................. 43
1.2.4.2. Ảnh hưởng của biện pháp GD tính tự lập cho trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ ở
trường MN ............................................................................................................... 45
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 46
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GD TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG
TRÒ CHƠI ĐVCCĐ................................................................................................ 48
2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng:.....................................................................48
2.2. Vài nét về đối tượng điều tra ............................................................................ 48
2.2.1. Địa bàn trường mầm non ............................................................................. 48
2.2.2. Tình hình cơ sở vật chất của trường............................................................... 49
4
2.2.3. Đội ngũ giáo viên – nhân viên. .......................................................................50
2.2.4. Tình hình trẻ ..................................................................................................51
2.2.5. Chương trình đang thực hiện:.......................................................................52
2.3. Thời gian khảo sát thực trạng. .........................................................................53
2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. ............................................................ 53
2.4.1. Nghiên cứu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi............................. 53
2.4.2. Quan sát sư phạm. ......................................................................................... 53
2.4.3. Điều tra bằng Anket....................................................................................... 54
2.4.4. Đàm thoại:......................................................................................................54
2.4.5. Tiêu chí và thang đánh giá. ............................................................................ 54
2.5. Kết quả nghiên cứu thực trạng ........................................................................57
2.5.1. Nhận thức và thái độ của GV đối với việc GD tính tự lập cho trẻ 5- 6 tuổi
trong trò chơi ĐVTCĐ ............................................................................................ 57
2.5.2. Thực trạng biện pháp GD tính tự lập cho trẻ 5- 6 tuổi:............................... 62
2.5.3. Thực trạng mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ 5- 6 tuổi trong trò chơi
ĐVTCĐ ở một số trường mầm non trên địa bàn tp Đà Nẵng. .............................. 64
2.6. Nguyên nhân của thực trạng. ...........................................................................67
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 68
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN
PHÁP GD TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ 5- 6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI ĐVTCĐ Ở
TRƯỜNG MẦM NON. ........................................................................................... 69
3.1 Cơ sở xây dựng các biện pháp. .....................................................................69
3.2 Xây dựng biện pháp GD tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ
ở trường mần non ....................................................................................................71
3.2.1 Một số biện pháo GD tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ.
71
3.3 . Thực nghiệm biện pháp .............................................................................. 78
3.3.1 Mục đích thực nghiệm............................................................................... 78
5
3.3.2 Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 78
3.3.3 Tiến hành thực nghiệm ............................................................................. 79
3.3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm............................................................................. 79
3.3.3.2 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ........................................................................79
3.3.3.3 Tổ chức thực nghiệm các biện pháp đề xuất............................................... 79
3.3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm......................................................................81
3.3.4.1 Kết quả đo đầu vào. ..................................................................................... 81
3.3.4.2 Kết quả đo đầu ra......................................................................................... 85
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 92
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM .................................................. 93
Kết luận.................................................................................................................... 93
Kiến nghị sư phạm...................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 95
6
KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVTCĐ : Đóng vai theo chủ đề.
MG : Mẫu giáo.
GV : Giáo viên.
TN : Thực nghiệm.
ĐC : Đối chứng.
TTN : Trước thực nghiệm.
STN : Sau thực nghiệm.
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ ban đầu không phải là một việc
làm đơn giản, không phải là ngày một ngày hai, không chỉ là cho trẻ ăn, trẻ
ngủ mà điều quan trọng là hình thành cho trẻ có một nhân cách tốt, trở thành
một con người có ích cho đất nước và xã hội mai sau. Giáo dục mầm non là
mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc
và giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan
trọng của sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam ở thế kỷ
21. Một trong những mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ cụ thể của giáo dục
mầm non là "Cần phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết
phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự
giác. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị tốt cho
việc học tập ở lớp 1 và các bậc học sau này có kết quả ."
Như chúng ta đã biết phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông
qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ. Vui chơi là hoạt động chủ
đạo của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Theo PGS.TS
Nguyễn Ánh Tuyết đã khẳng định: “Chơi là cuộc sống của trẻ, tổ chức trò
chơi chính là tổ chức cuộc sống cho trẻ. Trẻ em cần chơi như người ta cần
ăn cơm, nước uống hằng ngày. Không chơi trẻ không phát triển, không chơi
đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống”.[ 9/154]. Bên cạnh đó,hoạt
động vui chơi như là: phương tiện phát triển giáo dục và phát triển trí tuệ cho
trẻ, là phương tiện giáo dục và phát triển đạo đức, là phương tiện phát triển
thể chất, là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ cho
trẻ… Vì thế hoạt động vui chơi có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ, qua hoạt
động vui nó giúp trẻ phát triển toàn diện về nhiều mặt nhất là hình thành và
phát triển nhân cách ở trẻ.
8
Hoạt động vui chơi của trẻ Mẫu Giáo trong một ngày có rất nhiều loại,
mỗi loại có một đặc thù riêng biệt và đều có tác dụng phát triển một mặt nhất
định của trẻ. Nhưng trung tâm của hoạt động vui chơi đối với trẻ là trò chơi
phân vai là loại trò chơi chủ yếu tạo ra nét đặc trưng trong trò chơi, trong đời
sống tâm lý của trẻ Mẫu Giáo. Trò chơi ĐVCCĐ, đóng vai trò quyết định tới
sự phát triển của trẻ và là tiền đề cho sự hình thành nhân cách con người, bên
cạnh đó nó còn có một vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện, hình thành
nên các kĩ năng cho trẻ đó là hình thành nên tính tự lập cao cho trẻ trong trò
chơi cũng như sau này. Chính trong trò chơi này trẻ được giáo dục nhân
cách, trẻ rèn luyện cho mình khả năng giao tiếp, trẻ thể hiện tình cảm - tình
cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối
quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được
thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây
dựng, …
Có nhiều câu hỏi được đặt ra xoáy quanh vấn đề “Vì sao trẻ Mẫu giáo
lại thích chơi trò chơi ĐVCCĐ?”. Bởi vì qua trò chơi trẻ được tham gia vào
các vai, được làm mọi việc như người lớn với khả năng của mình. Trẻ tự
mình hoạt động, tự mình làm những công việc mà trẻ yêu thích, trẻ tự giải
quyết các vấn đề nảy sinh trong trò chơi theo cách suy nghĩ riêng của bản
thân. Nhờ việc hòa mình vào các vai chơi, trẻ hiểu và hình dung được công
việc cụ thể của chính vai mà trẻ được chọn và phân, đồng thời trẻ tự mình
trau dồi vốn kinh nghiệm, tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho
trẻ. Hơn bất kỳ hoạt động nào, trong trò chơi phân vai trẻ Mẫu Giáo hiểu rõ ý
thức làm chủ, trẻ hoạt động hết mình, tích cực hơn, độc lập hơn, chủ động
nhiều hơn.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, ở độ tuổi này trẻ em được phát triển
tới mức hoàn thiện, thể hiện rõ tính tự lập, chủ động của trẻ, trẻ đã biết thiết
lập các mối quan hệ rộng rãi cùng bạn chơi và khả năng lựa chọn cách giải
9
quyết vấn đề trong các tình huống. Trẻ đã có khả năng tự tổ chức trò chơi,
chính vì thế cần kích thích trẻ hình thành nên tính tự lập trong trò chơi nhất là
trò chơi ĐVCCĐ.
Qua quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và đi thực tập vừa rồi,
được quan sát và tìm hiểu cách thức tổ chức, hướng dẫn trẻ vui chơi ở hoạt
động góc, nhất là trong cách thức tổ chức các trò chơi ĐVTCĐ tôi nhận thấy
việc tổ chức cho trẻ chơi ở các trò chơi ĐVTCĐ của các cô giáo trường mầm
non vẫn chưa khai thác triệt để đặc thù của trò chơi phân vai, mặc dù các cô
giáo có chuẩn bị kĩ càng kế hoạch tổ chức cho trẻ, nhưng khi đi vào tổ chức
thì cô giáo chưa thực sự phát huy tính tự lập cho trẻ, trẻ còn phụ thuộc nhiều
vào giáo viên. Vì vậy việc vui chơi của trẻ vẫn còn hạn chế.
Là một sinh viên theo học ngành GD Mầm non, tôi nhận thấy được
việc cần thiết phải tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về tất cả mọi mặt, trong
đó việc hình thành tính tự lâp cho trẻ giữ vai trò quan trọng. Để tìm hiểu vấn
đề này, bản thân tôi chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 5-
6 tuổi trong trò chơi ĐVCCĐ ở trường mầm non” để làm đề tài nghiên
cứu cho mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng và thực nghiệm một số biện pháp GD tính tự lập cho trẻ 5-6
tuổi trong trò chơi ĐVCCĐ ở trường mầm non.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non
3.2. Đối tượng nghiên cứu
10
Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi
ĐVCCĐ ở trường mầm non.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiệu quả giáo dục trẻ phụ thuộc vào cách thức giáo dục của người lớn.
Nếu xây dựng được một số biện pháp GD tính tự lập cho trẻ 5- 6 tuổi trong
trò chơi ĐVCCĐ một cách phù hợp như: Tạo cơ hội cho trẻ chơi theo nhu
cầu, sở thích, hứng thú, tạo môi trường cho trẻ bộc lộ....góp phần nâng cao
hiệu quả GD cho trẻ.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Xây dựng một số cơ sở lí luận của biện pháp GD tính tự lập cho trẻ 5-
6 tuổi trong trò chơi ĐVCCĐ nhằm phát triển tính tự lập.
5.2. Nghiên cứu thực trạng biện pháp GD tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi trong
trò chơi ĐVCCĐ ở một số trường mầm non trên TP Đà Nẵng.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ
5-6 tuổi trong trò chơi ĐVCCĐ.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi
trong trò chơi ĐVCCĐ ở trường Mầm non 20/10 và Tuổi Thơ ở Quận Hải
Châu- TP Đà Nẵng.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: thông qua đọc tài liệu, sách
báo, tạp chí có liên quan.
11
Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết: để làm rõ mục đích
nghiên cứu của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát và ghi chép hoạt động của trẻ kết hợp trao đổi để tìm hiểu
hứng thú, thái độ, khả năng tự hoàn thành vai chơi của trẻ; tìm hiểu thực
trạng các biện pháp GD tính tự lập, thực trạng biểu hiện tính tự lập của trẻ 5 -
6 tuổi.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trò chuyện trực tiếp với giáo viên nhằm tìm hiểu những biểu hiện tính
tự lập của trẻ 5-6 tuổi, những biện pháp GD tính tự lập cho trẻ, về những
thuận lợi và khó khăn của việc tổ chức trò chơi ĐVCCĐ để hình thành tính
tự lập cho trẻ.
7.2.3. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ :
Chúng tôi dựa trên những gì quan sát được từ cách trẻ tổ chức trò chơi
ĐVCCĐ đến cách trẻ tự mình xử lí tình huống xảy ra như thế nào để từ đó
phân tích và đưa ra nhận xét đúng nhất.
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học:
Nhằm xử lí các kết quả nghiên cứu để từ đó tăng mức độ tin cậy của đề tài
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm:
Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm
chứng hiệu quả của các biện pháp đề xuất và khẳng định sự phù hợp của kết
quả thu được với giả thuyết khoa học.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn, đồng thời đề xuất được một số
biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVCCĐ ở
trường mầm non.