Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động góc ở trường mầm non.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
----------
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP
Đề tài: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ THỂ
HIỆN CẢM XÚC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
GÓC Ở TRƯỜNG MẦM NON
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Mai Thị Cẩm Nhung
Sinh viên thực hiện : Hứa Lê Thiên Trang
Lớp : 15SMN
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển và đòi hỏi ở con người không những kiến thức mà còn kĩ
năng giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, đối với trẻ em chúng ta phải giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ. Và một trong những kĩ năng đó chính là kĩ năng NBVTHCX. Kĩ năng NBVTHCX
giúp trẻ tự tin, hòa đồng với bạn bè, biết quan tâm, biết quản lý cảm xúc của mình.
Trẻ 5 – 6 tuổi sống trong môi trường ngày càng phong phú và đa dạng, ngôn ngữ của
trẻ ngày một phát triển, mối quan hệ với bạn bè xung quanh càng được mở rộng.
Ở hoạt động góc trẻ có nhiều thời gian để vui chơi và thể hiện cảm xúc của mình một
cách tự nhiên nhất.
Việc triển khai lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục kĩ năng
NBVTHCX cho trẻ trên thực tế vẫn còn gặp nhiều lúng túng.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp giáo dục kĩ năng
nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động góc ở trường mầm
non”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu cơ sở lý luận và tiến hành khảo sát thực trạng giáo
dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non thông qua hoạt động góc. Từ
đó, đề xuất một số biện pháp phù hợp và khoa học nhằm giáo dục kĩ năng NBVHCX cho trẻ
5 – 6 tuổi thông qua hoạt động góc ở trường mầm non đạt hiệu quả toàn diện hơn.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu:
Biện pháp giáo dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động góc ở
trường mầm non.
4. Giả thiết khoa học
Kĩ năng NBVTHCX giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, biết quan tâm, chia sẻ,
hòa đồng với bạn bè và dễ dàng thích ứng với cuộc sống. Nếu đề tài đưa ra biện pháp phù
hợp thì sẽ giúp trẻ 5 – 6 tuổi có kĩ năng NBVTHCX tốt hơn: tự tin hơn trong cuộc sống, hòa
đồng với bạn bè, biết yêu thương mọi người, mọi vật, các hiện tượng xung quanh, biết đồng
cảm, sẻ chia, biết kiểm soát cảm xúc của mình.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại 03 trường mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Trường
mầm non Hoa Ban, 19/5, Hoàng Yến.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng
NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động góc ở trường mầm non.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu theo 3 nhóm phương pháp chính: Nhóm phương pháp nghiên cứu
lí luận, nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp thống kê toán học.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc giáo dục kĩ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho
trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động góc ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6
tuổi trong hoạt động góc ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Biện pháp giáo dục kĩ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6
tuổi thông qua hoạt động góc ở trường mầm non.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ
THỂ HIỆN CẢM XÚC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GÓC Ở
TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Hướng thứ nhất nghiên cứu về phương pháp giáo dục kĩ năng NBVTHCX.
Hướng thứ hai nghiên cứu về nội dung, biện pháp giáo dục trẻ kĩ năng NBVTHCX
cho trẻ mầm non.
Hướng thứ ba đi sâu nghiên cứu xúc cảm, tâm lý của trẻ.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Kĩ năng NBVTHCX cho trẻ cũng là đề tài được nhiều tác giả trong nước quan tâm,
tiêu biểu như: Tác giả Lê Ngọc Bích với cuốn giáo trình “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ
5 đến 6 tuổi”; Cuốn sách “Bí quyết phát triển cảm xúc cho trẻ khám phá tiềm năng nâng cao
EQ” của Trần Đại Vi; công trình nghiên cứu “Khảo sát năng lực cảm xúc của trẻ 4 – 5 tuổi
tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Thị Ngọc
Thương,…
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Kĩ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
a. Kĩ năng
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng. Từ những quan điểm ấy, chúng tôi cho
rằng: Kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm con người có được để hành động
có kết quả và hành động đó phải phù hợp với điều kiện cho phép.
b. Cảm xúc
Bàn về khái niệm cảm xúc đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Trong đề tài này, người
nghiên cứu sử dụng khái niệm cảm xúc theo từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng “Cảm
xúc là sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức
mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của cơ thể, dưới hình
thức những rung động trực tiếp”.
c. Kĩ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
Theo chúng tôi “Kỹ năng nhận biết cảm xúc là khả năng trẻ nhận diện và gọi tên cảm
xúc phù hợp với ngôn ngữ để mô tả trạng thái cảm xúc của bản thân và người khác ra bên
ngoài”. Và “Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc là khả năng nhận diện và hiểu cảm xúc
của bản thân và người khác, trên cơ sở đó có những thái độ và hành vi thể hiện ra bên ngoài
phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cho phép”.
1.2.2. Hoạt động góc
Hoạt động góc là các hoạt động của trẻ được diễn ra tại các góc chơi ở trong nhóm
lớp, trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm theo hứng thú và nhu cầu riêng, trẻ
được thực hành, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ nhằm củng cố và phát triển các kĩ
năng trong các lĩnh vực giáo dục, trong các chủ đề, trẻ được tích cực hoạt động giao lưu
cảm xúc, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm-sinh lý.
1.2.3. Giáo dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động góc
Biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX là cách thức cụ thể mà giáo viên sử dụng để
tác động đến trẻ nhằm giáo dục trẻ khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm để
nhận diện và hiểu cảm xúc của bản thân và người khác từ đó thể hiện những thái độ và hành
vi một cách phù hợp vào trong thực tiễn nhằm đạt kết quả mong đợi”.
1.3. Lý luận về kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi và việc giáo dục kĩ năng
NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi
1.3.1. Đặc điểm phát triển nhận thức, ý chí, cảm xúc – tình cảm của trẻ 5 – 6 tuổi
Trẻ 5 – 6 tuổi, đặc điểm phát triển nhận thức, ý chí, cảm xúc – tình cảm của trẻ đang
phát triển mạnh và hoàn thiện dần. Trẻ làm việc và suy nghĩ có chủ định hơn.
1.3.2. Nội dung giáo dục kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi.
Nội dung giáo dục kỹ năng NBVTHCX trong chương trình chăm sóc giáo dục
mầm non [1].
- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu
hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.
- Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình
huống giao tiếp khác nhau.
- Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác.
Nội dung phát triển kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ trong Tài liệu
hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi [2].
1.3.3. Vai trò của việc giáo dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi.
Giáo dục kĩ năng NBVTHCX giúp trẻ biết làm chủ cảm xúc của bản thân, xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và những người xung quanh. Đồng thời, sẽ giúp trẻ phát
triển những năng lực cá nhân, có được kỹ năng sống cần thiết để hòa nhập với cộng đồng xã
hội.
1.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kĩ năng NBVTHCX cho
trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
Đầu tiên sự phát triển kỹ năng này bị ảnh hưởng bởi sự phát triển nhận thức (tự ý
thức và kiến thức). Ngoài ra, sự phát triển ngôn ngữ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
phát triển kỹ năng này, thông qua việc phát triển vốn từ, giúp trẻ nhận diện và gọi tên cảm
xúc của mình một cách chính xác. Hơn nữa, việc tăng vốn từ giúp trẻ tạo nên sự khác biệt
trong các trạng thái cảm xúc khác nhau, và khả năng hình thành những biểu hiện về mặt
tinh thần cho phép trẻ tưởng tượng và hành động một cách cảm tính. Cuối cùng sự phát
triển kỹ năng này còn bị ảnh hưởng bởi tác nhân xã hội hóa như một mô hình (cách trẻ quan
sát người khác nhận biết và phản ứng với cảm xúc của mình). Như vậy, có thể thấy sự phát
triển kỹ năng NBVTHCX chịu sự tác động chi phối của nhiều yếu tố: nhận thức, ngôn ngữ,
xã hội hóa. Vì vậy, để thúc đẩy kỹ năng NBVTHCX cho trẻ cần phải chú ý phối hợp phát
triển các yếu tố nhằm nâng cao kỹ năng này cho trẻ.
1.4. Lý luận về hoạt động góc và việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng
mầm non
1.4.1. Ý nghĩa của hoạt động góc đối với sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non
Hoạt động góc có giá trị rất lớn trong việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mẫu
giáo và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ em: có giá trị không nhỏ quyết dịnh sự
thành công trong việc phát triển tình cảm - xã hội phát triển thầm mỹ - phát triển thể chất -
phát triển ngôn ngữ - phát triển nhận thức. Hãy nói cách khác nó là phương tiện không thể
thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo lớn ở
trường mầm non nói riêng.
1.4.2. Nội dung hoạt động góc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
Một số nội dung hoạt động góc của trẻ 5 – 6 tuổi bao gồm:
- Trò chơi đóng vai theo chủ đề bao gồm một số nội dung như:
+ Gia đình: Đóng vai mẹ con, chị em (Tùy chủ đề)
+ Bác sĩ: Đóng vai bác sĩ và y tá: mặc quần áo giống bác sĩ và y tá
+ Bán hàng: Đóng vai cô chủ bán hàng (Tùy chủ đề)
+ Xây dựng: Đóng vai người kĩ sư xây dựng và các thợ xây dựng (Tùy chủ đề)
- Trò chơi làm họa sĩ, ca sĩ bao gồm một số nội dung như:
+ Vẽ, tô màu hoặc xé dán theo chủ đề
+ Hát bài hát mình yêu thích
- Chơi một số trò chơi ở góc học tập do giáo viên tạo ra
- Đọc sách, xem truyện, xem sách kĩ năng ở góc thư viện
1.4.3. Nguyên tắc, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5 - 6
tuổi ở trường mầm non
a. Nguyên tắc tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
- Đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục
- Đảm bảo tính khoa học
- Đảm bảo phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ
- Đảm bảo tính an toàn – thực tiễn
b. Hình thức tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
Ta có thể tổ chức góc hoạt động theo 2 hình thức: Cá nhân hay nhóm nhỏ.
c. Phương pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
- Cùng trẻ tổ chức hoạt động góc
- Tạo tâm thế hoạt động cho trẻ
- Tạo cơ hội cho trẻ quan sát các góc để trẻ tự hoạt động
- Quan sát quá trình hoạt động của trẻ để xác định hướng điều khiển
- Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực
- Phối hợp hoạt động góc để triển khai chủ đề
- Phát triển các trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ và gợi ý của giáo viên
- Xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra trong góc hoạt động
1.4.4. Quá trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho trẻ đến với hoạt động góc
Giai đoạn 2: Tiến hành thực hiện hoạt động chơi cho trẻ
Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả hoạt động chơi của trẻ
1.5. Mối liên hệ giữa hoạt động góc và kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi
Hoạt động góc phản ánh sự sáng tạo, độc đáo của nhận thức và ngôn ngữ, nó tác
động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang
sống trong đời sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi thỏa thuận,
thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói, thể hiện cảm xúc cho bạn chơi hiểu và phải hiểu lời
bạn cùng chơi, nhận biết và hiểu được cảm xúc của bạn cùng chơi từ đó làm cho trí tuệ của
trẻ phát triển mạnh mẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ,
hướng đến cái đẹp trong giao tiếp, góp phần hình thành hành vi văn minh trong xã hội, hình
thành thái độ tích cực của trẻ với bản thân, đồng thời giúp trẻ rèn luyện kĩ năng nhận biết và
thể hiện cảm xúc của mình cũng như của người khác.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ THỂ HIỆN
CẢM XÚC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GÓC Ở MỘT SỐ
TRƢỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát về quá trình điều tra, khảo sát
2.1.1. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá đúng thực trạng giáo dục kĩ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của
trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động góc ở trường mầm non để làm cơ sở đề xuất các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ.
2.1.2. Đối tượng và thời gian khảo sát
a. Đối tượng khảo sát
Bảng 2.1. Số lƣợng giáo viên và trẻ thuộc nhóm lớp 5 – 6 tuổi
Trường mầm non
Số lượng
Ban Giám hiệu Giáo viên Trẻ mẫu giáo lớn
Hoa Ban 3 8 37
19/5 3 8 38
Hoàng Yến 3 10 41
Tổng cộng: 35 giáo viên
116 trẻ mẫu giáo lớn
b. Thời gian khảo sát
Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 12/2018 đến tháng 1/2019
2.1.3. Nội dung khảo sát
- Tìm hiểu ý kiến của giáo viên về việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng
NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động góc.
- Tìm hiểu thực trạng về kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi
2.1.4. Phương pháp khảo sát
a. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi anket
b. Phương pháp phỏng vấn
c. Phương pháp thống kê toán học
d. Phương pháp quan sát
e. Phương pháp sử dụng hệ thống bài tập để đánh giá mức độ kĩ năng NBVTHCX
cho trẻ 5 – 6 tuổi
2.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá
Bảng 2.2. Thang đánh giá kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi
Biểu hiện
Thang đánh giá
Mức độ 1
(1 điểm )
Mức độ 2
(2 điểm )
Mức độ 3
(3 điểm )
Nhận biết cảm xúc
của người khác
Nhận ra 1-2 cảm
xúc
Nhận ra 3-4 cảm
xúc
Nhận ra 5 -6 cảm xúc
Nhận biết cảm xúc
của bản thân
Nhận ra 1-2 cảm
xúc
Nhận ra 3-4 cảm
xúc
Nhận ra 5 -6 cảm xúc
Thể hiện sự chia vui
với người khác
Nhận ra cảm xúc Nhận ra cảm xúc
và nói được
nguyên nhân gây
nên cảm xúc
Nhận ra cảm xúc, nói
được nguyên nhân và
chọn cách giải quyết
phù hợp
Thể hiện sự an ủi
với người khác
Nhận ra cảm xúc Nhận ra cảm xúc
và nói được
nguyên nhân gây
nên cảm xúc
Nhận ra cảm xúc, nói
được nguyên nhân và
chọn cách giải quyết
phù hợp
Biết kiềm chế cảm
xúc giận dữ
Nhận ra cảm xúc Nhận ra cảm xúc
và nói được
nguyên nhân gây
nên cảm xúc
Nhận ra cảm xúc, nói
được nguyên nhân và
chọn cách giải quyết
phù hợp
2.2. Khái quát về đối tƣợng khảo sát
2.2.1. Trường mầm non Hoa Ban
2.2.2. Trường mầm non 19/5
2.2.3. Trường mầm non Hoàng Yến
2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Thực trạng nhận thức của BGH và GV về kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6
tuổi thông qua hoạt động góc ở trường mầm non
a. Quan điểm của BGH và GV về kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi theo chuẩn 9
trong bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
Bảng 2.3. Quan điểm của BGH và GV về kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi
STT Quan điểm
Số giáo viên chọn
N %
1
Là khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc của những
người xung quanh. Biết tự kiềm chế và tự điều chỉnh
cảm xúc cho phù hợp với hoàn cảnh.
7/35 20
2
Là khả năng nhận diện và hiểu cảm xúc của bản thân
và người khác, trên cơ sở đó có những thái độ và hành
vi thể hiện ra bên ngoài phù hợp với hoàn cảnh và điều
kiện cho phép.
4/35 11.43
3
Là khả năng nhận ra những cảm xúc vui, buồn, giận dữ,
thích hay không thích… về vấn đề nào đó.Và thể hiện
cảm xúc đó ra bên ngoài qua hành động, lời nói, cử chỉ,
điệu bộ cho người khác biết.
23/35 65.71
4 Ý kiến khác 1/35 2.86
b. Nhận thức của BGH và GV về tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng
NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động góc
Bảng 2.4. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6
tuổi thông qua hoạt động góc.
STT Mức độ
Số giáo viên chọn
N %
1 Rất quan trọng 30/35 85.71
2 Quan trọng 5/35 14.29
3 Không quan trọng 0/35 0
2.3.2. Thực trạng về hình thức giáo dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi
Bảng 2.5. Các hình thức giáo dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi
STT Hình thức
Số giáo viên chọn
N %
1 Tổ chức một hoạt động dạy cụ thể 5 14.29
2 Lồng ghép trong các hoạt động tại lớp 24 68.57
3 Để trẻ tự phát triển 3 8.57
4 Cho trẻ đi học lớp kỹ năng NBVTHCX 1 2.86
5 Ý kiến khác 2 5.71
2.3.3. Thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6
tuổi
Bảng 2.6. Thực trạng mức độ sử dụng biện pháp giáo dục kĩ năng NBVTHCX của một
số trƣờng mầm non
STT Biện pháp
Số GV chọn Điểm
trung bình
Thứ
hạng N %
1 Đàm thoại, trò chuyện cùng trẻ 23 65.7 4.6 1
2 Sử dụng tình huống có vấn đề 19 54.3 3.8 4
3
Dùng tình cảm, làm gương cho trẻ noi
theo 23 65.7 4.6 1
4
Tăng cường phối hợp giữa gia đình và
nhà trường
18 51.4 3.6 5
5
Sử dụng phương pháp nghệ thuật: bài
thơ, câu chuyện, tranh ảnh, bài hát. 22 62.8 4.4 2
6
Sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi
đơn giản để kích thích trẻ nhận biết và
thể hiện cảm xúc
17 48.6 3.4 6
7
Tổ chức lễ hội, sự kiện, trải nghiệm
thực tế ở nhiều môi trường khác nhau 16 45.7 3.2 7
8
Tạo môi trường vui vẻ, thoải mái,
thân thiện cho trẻ tích cực bộc lộ cảm
xúc một cách phù hợp
21 60 4.2 3
9
Luyện tập hành vi ứng xử thường
xuyên trong sinh hoạt hằng ngày 19 54.3 3.8 4
10
Tận dụng cơ hội phát triển cảm xúc
cho trẻ trong giờ sinh hoạt hằng ngày
hoặc giờ chơi tự do
18 51.4 3.6 5
2.3.4. Thực trạng mức độ kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường
mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
a. Thực trạng đánh giá của GV về mức độ phát triển kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6
tuổi
Bảng 2.7. Mức độ phát triển về kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trƣờng
mầm non
Biểu hiện N Điểm trung bình Thứ hạng
1.Nhận biết cảm xúc người khác 12 2.4 3
2. Nhận biết cảm xúc của bản thân 10 2 5
3. Thể hiện an ủi bạn 13 2.6 2
4. Thể hiện chia vui với bạn 14 2.8 1
5. Thể hiện sự kiềm chế cảm xúc giận
dữ
11 2.2 4
Trung bình 2.4
b. Thực trạng về mức độ kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi qua một số biểu hiện
Bảng 2.8. Mức độ nhận thức về kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi qua một số biểu
hiện
Biểu hiện
Các mức độ
Cao 5 – 6 cx Trung bình 3 – 4
cx
Thấp 1 – 2 cx
N % N % N %
Nhận biết cảm xúc người khác 22 19 74 63.8 20 17.2
Nhận biết cảm xúc của bản thân 18 15.5 71 61.2 27 23.3
Thể hiện sự an ủi với bạn 45 38.8 46 39.7 26 22.4
Thể hiện sự chia vui cùng bạn 67 57.8 36 31 13 11.2
Thể hiện sự kiềm chế cơn giận dữ 40 34.5 59 50.9 17 14.7
c. Thực trạng nhận thức kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi thông qua sự đánh giá
của GV
Bảng 2.9. Nhận thức kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua sự đánh giá của
GV
Biểu hiện
Các mức độ
Cao Trung bình Thấp
N % N % N %
Nhận biết cảm xúc của người khác 45 38.8 61 52.6 10 8.6
Nhận biết cảm xúc của bản thân 63 54.3 44 37.9 9 7.8
Thể hiện sự an ủi với bạn 48 41.4 55 47.4 13 11.2
Thể hiện sự chia vui cùng bạn 75 64.7 33 28.4 8 6.9
Thể hiện sự kiềm chế cơn giận dữ 43 37.1 53 45.7 20 17.2
2.3.5. Những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình giáo dục kĩ năng
NBVTHCX cho trẻ
Biểu đồ 2.4. Những khó khăn trong quá trình giáo dục kĩ năng NBVHCX cho trẻ 5 – 6
tuổi
2.3.6. Nguyên nhận thực trạng việc giáo dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi
ở trường mầm non
a. Nguyên nhân chủ quan
Quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng NBVTHCX chịu ảnh hưởng chính từ
giáo viên tổ chức dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Năng lực sư phạm, năng lực chuyên
môn, khả năng tập trung thu hút trẻ, tâm huyết với nghề, yêu trẻ, cách thiết kế tổ chức hoạt
động cho trẻ và đặc biệt phụ thuộc lớn vào khả năng sáng tạo của GVMN.
b. Nguyên nhân khách quan
- Do cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt – học tập của trẻ chưa được chú trọng tối
đa.
- Hiện các tài liệu phục vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng NBVTHCX chỉ mang tính
khái quát, chưa cụ thể hóa các vấn đề khi tổ chức, tài liệu số lượng còn hạn hẹp.
- Các giáo viên mầm non hiện đang rất vất vả với công việc.
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
NBVTHCX CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GÓC Ở TRƢỜNG
MẦM NON
3.1. Cơ sở xây dựng biện pháp
3. 1.1. Dựa vào cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu