Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp giáo dục học sinh “chưa ngoan” trong công tác chủ nhiệm khối lớp 4.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GD TIỂU HỌC - MẦM NON
----------------
Đề tài:
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH “CHƯA NGOAN”
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM KHỐI LỚP 4
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Vũ Đình Ngàn
Sinh viên thực hiện : Đào Diệu Ngọc
Lớp : 10STH2
Đà Nẵng, tháng 5/2014
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà
trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục
Tiểu học – Mầm non và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy em trong suốt
bốn năm qua, đã giúp cho em có được một nền tảng vững chắc để có thể thực
hiện được đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Đình Ngàn là giảng viên hướng dẫn
chúng em, cảm ơn sự chỉ bảo của thầy đã giúp em hoàn thành đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô, gia đình,
bạn bè, cùng các em học sinh trường Tiểu học đã tạo điều kiện cho em trong
suốt quá trình thực nghiệm.
Là sinh viên, kinh nghiệm còn non nớt nên không thể tránh khỏi những
sai sót, em xin kính mong quý thầy cô góp ý để giúp đề tài được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đào Diệu Ngọc
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................4
5. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ............................................................................5
6. Giả thuyết khoa học: ...............................................................................................5
7. Nhiệm vụ nghiên cứu:.............................................................................................5
8. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................6
9. Cấu trúc đề tài: gồm có 3 phần................................................................................6
PHẦN 1: NỘI DUNG................................................................................................7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................7
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................................7
1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến giáo dục học sinh “chưa ngoan” .........................7
1.1.1.1. Khái niệm học sinh “chưa ngoan” .................................................................7
1.1.1.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh chưa ngoan: ...................................................7
1.1.1.3. Khái niệm giáo dục: .......................................................................................8
1.1.1.4. Các yếu tố cấu thành nên quá trình giáo dục .................................................9
1.1.1.5. Sự phát triển nhân cách – các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển nhân cách ..........................................................................................................10
1.1.1.6. Mục đích, mục tiêu giáo dục học sinh “chưa ngoan” ..................................12
1.1.1.7. Tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh chưa ngoan trong trường Tiểu
học .............................................................................................................................13
1.1.2. Đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học.................................................................15
1.1.2.1. Tư duy ..........................................................................................................15
1.1.2.2. Tưởng tượng.................................................................................................15
1.1.2.3. Trí nhớ..........................................................................................................15
1.1.2.4. Ngôn ngữ......................................................................................................16
1.1.2.5. Ý chí .............................................................................................................16
1.1.2.6. Tình cảm.......................................................................................................16
1.1.2.7. Sự phát triển nhân cách ................................................................................17
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN..........................................................................................17
1.2.1. Thực tế việc giáo dục học sinh “chưa ngoan” ở trường Tiểu học Huỳnh Ngọc
Huệ ............................................................................................................................17
1.2.2. Khối lớp 4 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ ...............................................19
1.2.3. Mục tiêu giáo dục học sinh “chưa ngoan” trong công tác chủ nhiệm năm học
2013 - 2014 ...............................................................................................................19
1.2.4. Thực tế việc giáo dục học sinh chưa ngoan khối lớp 4 trong công tác chủ
nhiệm.........................................................................................................................20
1.2.4.1. Đối tượng điều tra ........................................................................................20
1.1.4.2. Nội dung điều tra..........................................................................................21
1.1.4.3. Phương pháp điều tra ...................................................................................21
1.1.4.4. Kết quả điều tra ............................................................................................22
*TIỂU KẾT..............................................................................................................35
Chương II. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN TRONG
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC HUỲNH NGỌC
HUỆ NĂM HỌC 2013 – 2014 ................................................................................37
2.1. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN KHỐI LỚP 4
TRƯỜNG TIỂU HỌC HUỲNH NGỌC HUỆ .........................................................37
2.2.1. Thống kê, phân loại học sinh chưa ngoan.......................................................37
2.2.1.1. Thống kê học sinh chưa ngoan.....................................................................37
2.2.1.2. Phân loại học sinh chưa ngoan:....................................................................40
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan....................................................42
2.2.2.1. Tìm hiểu nguyên nhân..................................................................................42
2.2.2.2. Nguyên dẫn học sinh chưa ngoan ................................................................42
2.2 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN LỚP 4 CỦA GIÁO
VIÊN CHỦ NHIỆM..................................................................................................48
2.2.1. Biện pháp 1: Nắm rõ tình hình học sinh chưa ngoan......................................48
2.2.1.1. Ý nghĩa biện pháp ........................................................................................48
2.2.1.2. Nội dung biện pháp ......................................................................................48
2.2.1.3. Cách làm.......................................................................................................48
2.2.1.4. Lưu ý khi sử dụng ........................................................................................50
2.2.2. Biện pháp 2: Quan sát, theo dõi học sinh hàng ngày về việc thực hiện nội quy
trường, lớp, thái độ, sự tiến bộ của học sinh “chưa ngoan”......................................50
2.2.2.1. Ý nghĩa biện pháp ........................................................................................50
2.2.2.2. Nội dung biện pháp ......................................................................................50
2.2.2.3. Cách làm.......................................................................................................51
2.2.2.4. Lưu ý khi sử dụng ........................................................................................51
2.2.3. Biện pháp 3: Trò chuyện, động viên, định hướng học sinh, thăm hỏi khi các
em làm chưa tốt.........................................................................................................51
2.2.3.1. Ý nghĩa biện pháp ........................................................................................51
2.2.3.2. Nội dung biện pháp ......................................................................................52
2.2.3.3. Cách làm.......................................................................................................52
2.2.3.4. Lưu ý khi sử dụng ........................................................................................52
2.2.4. Biện pháp 4: Biện pháp khen thưởng khi học sinh tiến bộ ............................53
2.2.4.1.Ý nghĩa biện pháp .........................................................................................53
2.2.4.2. Nội dung biện pháp ......................................................................................53
2.2.4.3. Cách làm.......................................................................................................53
2.2.4.4. Lưu ý khi sử dụng ........................................................................................54
2.2.5. Biện pháp 5: Nghiêm khắc, kỉ luật khi học sinh vi phạm...............................54
2.2.5.1. Ý nghĩa biện pháp ........................................................................................54
2.2.5.2. Nội dung biện pháp ......................................................................................54
2.2.5.3. Cách làm.......................................................................................................54
2.2.5.4. Lưu ý khi sử dụng ........................................................................................55
2.2.6. Biện pháp 6: Cùng các ban ngành, đoàn thể nhà trường tổ chức các hoạt động
thu hút các em tham gia ............................................................................................56
2.2.6.1. Ý nghĩa biện pháp ........................................................................................56
2.2.6.2. Nội dung biện pháp ......................................................................................56
2.2.6.3. Cách làm.......................................................................................................56
2.2.6.4. Lưu ý khi sử dụng ........................................................................................57
2.3. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC................................57
*TIỂU KẾT..............................................................................................................60
Chương III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................63
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................63
3.2. CHUẨN BỊ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................63
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................63
3.2.2. Nội dung thực nghiệm.....................................................................................64
3.2.2.1. Đề ra những nội quy và quy tắc ứng xử cụ thể trong lớp học......................64
3.2.2.2. Biện pháp gộp những học sinh chưa ngoan thành nhóm .............................66
3.2.2.3. Biện pháp trải nghiệm..................................................................................67
3.3. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM......................................................71
3.3.1. Thực nghiệm lớp 4/1 .......................................................................................71
3.3.1.1. Tại lớp thực nghiệm.....................................................................................71
3.3.1.2. Tại lớp đối chứng .........................................................................................72
3.3.2. Thực nghiệm lớp 4/3 .......................................................................................73
3.3.2.1. Tại lớp thực nghiệm.....................................................................................73
3.3.3. Thực nghiệm lớp 4/4 .......................................................................................74
3.3.3.1. Tại lớp thực nghiệm.....................................................................................74
3.3.3.2. Tại lớp đối chứng .........................................................................................75
3.4. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ...............................75
3.4.1. Tiêu chí đánh giá.............................................................................................75
3.4.2. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................77
3.4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................................82
3.4.3.1. Đánh giá biện pháp thực nghiệm .................................................................82
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................85
1. Kết luận .................................................................................................................85
2. Kiến nghị...............................................................................................................85
3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài .........................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Danh sách giáo viên chủ nhiệm khối lớp 4 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc
Huệ năm học 2013 - 2014........................................................................20
Bảng 1.2: Thống kê số lượng học sinh chưa ngoan khối lớp 4.................................22
trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ năm học 2013 – 2014........................................22
Bảng 1.3: Biểu hiện “chưa ngoan” của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc
Huệ năm học 2013 - 2014........................................................................24
Bảng 1.4: Thống kê hoàn cảnh học sinh chưa ngoan................................................25
Bảng 1.5: Kết quả học lực và hạnh kiểm học sinh chưa ngoan qua năm học 2012 –
2013 (lớp 3)..............................................................................................29
Bảng 1.6: Bảng kết quả thể hiện việc sử dụng các biện pháp giáo dục học sinh
“chưa ngoan” ...........................................................................................31
Bảng 1.7: Bảng thống kê mức độ sử dụng biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan
trong công tác chủ nhiệm lớp 4 năm học 2013 – 2014............................33
Bảng 2.1: Học sinh chưa ngoan khối lớp 4 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ năm
học 2013 – 2014.......................................................................................38
Bảng 2.2: Bảng thống kê, phân loại số lượng học sinh chưa ngoan khối lớp 4 trường
Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ năm học 2013- 2014. ...................................41
Bảng 2.3: Nguyên nhân học sinh chưa ngoan khối lớp 4 trong năm học 2013 – 2014 ...43
Bảng 2.4: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “chưa ngoan”của học sinh khối lớp 4
năm học 2013 - 2014 ...............................................................................46
Bảng 2.5: Thống kê học sinh chưa ngoan sau quá trình giáo dục (học kì 2 năm học
2013 – 2014) ............................................................................................58
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện số lượng học sinh “chưa ngoan” khối 4 trường Tiểu
học Huỳnh Ngọc Huệ năm học 2013- 2014.........................................23
Biểu đồ 1.2: Biều đồ những biểu hiện “chưa ngoan” của học sinh lớp 4 trường Tiểu
học Huỳnh Ngọc Huệ...........................................................................25
Biểu đồ 1.3: Biểu đồ thể hiện hoàn cảnh học sinh “chưa ngoan”.............................28
Biểu đồ 1.4: Biểu đồ thể hiện việc sử dụng các biện pháp giáo dục học sinh “chưa
ngoan” ..................................................................................................32
Biều đồ 1.5: Biều dồ thể hiện mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục học sinh
“chưa ngoan” của giáo viên chủ nhiệm................................................34
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ phân loại học sinh chưa ngoan ở từng khối lớp......................42
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân dẫn đến tình trạng “chưa ngoan”trong
học sinh lớp 4 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ ...............................47
Biều đồ 2.3: Biểu đồ sự thay đổi học lực, hạnh kiểm học sinh chưa ngoan qua học kì
1 năm học 2013 - 2014.........................................................................58
Biều đồ 2.4: Biểu đồ thống kê số lượng học sinh chưa ngoan qua quá trình giáo dục ....59
Bảng 3.1: Bảng kết quả thực nghiệm lớp 4/1 và lớp 4/2 ..........................................80
Bảng 3.2: Bảng kết quả thực nghiệm lớp 4/3 và lớp 4/5 ..........................................80
Bảng 3.3: Bảng kết quả thực nghiệm lớp 4/4 và lớp 4/6 ..........................................81
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng....................................................................................................81
Bảng 3.4: Bảng kết quả thực nghiệm khối 4.............................................................82
1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển và đổi mới nên cần có những
thế hệ chủ nhân có đủ tài và đức để góp phần xây dựng đất nước vững mạnh
và giàu đẹp. Chính vì thế, giáo dục được xem là lĩnh vực quan trọng nhất, là
một trong những mục tiêu chiến lược của xã hội nhằm nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Ngoài việc cung cấp tri thức khoa học thì
vấn đề giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh cũng là một vấn đề
cần được sự quan tâm của nhà trường và toàn xã hội. Vấn đề này cần được
thực hiện ngay ở lứa tuổi Tiểu học – bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục
quốc dân.
Giáo dục Tiểu học là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc. Đây là
bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Bậc học này là bậc học
khó nhất vì đây là giai đoạn chuyển đổi hoạt động rõ rệt ở trẻ: từ hoạt động
vui chơi là chính ở nhà trường mẫu giáo, trẻ phải thay đổi hoạt động chính
thành hoạt động học. Do đó, nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học không chỉ
là thực hiện tốt những tác động giáo dục và giáo dưỡng để hình thành bằng
được hệ thống tri thức, kĩ năng và phẩm chất đạo đức cho học sinh mà còn
giúp trẻ hình thành được thái độ học tập nghiêm túc, giữ nền nếp, kỉ cương
trường lớp. Giáo viên chủ nhiệm giữ vị trí vô cùng quan trọng, đóng vai trò
chủ đạo và quyết định trong việc tổ chức, điều khiển, lãnh đạo các tác động
giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ theo đúng mục tiêu
của giáo dục tiểu học.
Trong xu thế đổi mới của xã hội nhằm nâng cao trình độ nhận thức của
học sinh. Ngoài kiến thức các em đã nắm trong hoạt động học tập, vui chơi,
sinh hoạt Đội thì bên cạnh đó, đạo đức và nhân cách giữ vai trò quan trong để
các em phát triển và trở thành người tốt. Đó là niềm mơ ước của các bậc phụ
huynh học sinh và các thầy cô giáo. Vậy, học sinh như thế nào là ngoan? Thế
nào là chưa ngoan? Trong chương trình học sách giáo khoa môn đạo đức cũng
2
giáo dục các em các đức tính hướng tới và hình thành tính cách của các em.
Trên thực tế, trong quá trình dạy học, có rất nhiều học sinh chăm ngoan,
học giỏi, vâng lời thầy cô giáo, bên cạnh đó, cũng còn không ít những học
sinh chưa ngoan, có ở tất cả các khối lớp. Giáo dục học sinh chấp hành tốt nội
quy đã khó, vậy mà giờ đây nhiều giáo viên còn phải đối mặt với nhiều
trường hợp học sinh chưa ngoan, thường xuyên mắc lỗi… Với những học
sinh này, giáo viên gặp phải không ít những khó khăn trong việc vận dụng sự
hiểu biết của mình về tâm lý học sinh tiểu học, những phương pháp nghiệp vụ
sư phạm đã học ở trường, những kinh nghiệm bản thân tích lũy được để giáo
dục và đối xử với các em một cách đúng mực để các em có thể thay đổi suy
nghĩ và điều chỉnh hành vi của chính mình.
Nhưng việc giáo dục học sinh chưa ngoan không chỉ có thầy cô giáo ở trường,
mà con phụ thuộc vào các môi trường sống, gia đình của các em và các nhân
tố bên ngoài khác. Do học sinh Tiểu học còn nhỏ nên các em chưa hiểu hết
được tầm quan trọng của tính cách mà môi trường sống đã tác động đến các
em nên các em chưa thể làm chủ được hành vi, thái độ của mình, chưa phân
biệt được những tác động như thế nào là tích cực, hay có hại cho các em.
Học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 4, 5, về tư duy, ngôn ngữ, ý
chí phát triển hơn so với lớp 1, 2, 3. Các em dần hình thành ý thức, nhận thức
về các mối quan hệ xã hội, về các vấn đề gần gũi với các em. Học sinh khối 4,
5 dần hình thành các nét tính cách của bản thân, hành vi có chủ định phát
triển. Chính vì vậy, công tác giáo dục học sinh chưa ngoan ở khối lớp 4, 5 là
một công việc vô cùng quan trọng, cần đặc biệt lưu ý và quan tâm đúng mức.
Ngoài ra, giáo dục học sinh chưa ngoan có ý nghĩa sâu sắc, góp phần
thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh và kế hoạch năm
học của các nhà trường. Là giáo viên Tiểu học tương lai, nắm được tâm lý của
học sinh trong lớp học, tìm ra biện pháp phù hợp giáo dục học sinh chưa
ngoan cũng là một bước quan trọng để việc dạy học và giáo dục học sinh
trong tương lai được thành công, giúp đỡ các em trở thành học sinh tốt, học
3
sinh ngoan, đáp ứng mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ toàn diện về mọi mặt.
Với những lí do trên mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục
học sinh chưa ngoan trong công tác giáo viên chủ nhiệm khối lớp 4”.
Mong đề tài nghiên cứu này sẽ giúp sinh viên sư phạm Tiểu học có cái nhìn
cụ thể về tình hình giáo dục học sinh chưa ngoan tại địa phương, cũng như
biết thêm được một số biện pháp để giáo dục các em một cách đúng đắn.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan đã nhận được sự quan tâm của
các cấp ban ngành, đồng thời đây cũng là một đề tài được nhiều nhà giáo dục
nghiên cứu. Nếu chỉ nói tới “giáo dục học sinh chưa ngoan” thì có các đề tài
nghiên cứu như “Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan trong công
tác chủ nhiệm" – Nguyễn Thúy Quỳnh,được thực hiện tại trường THCS Tàm
Xá; “Thực trang quản lý giáo dục học sinh chưa ngoan tại các trường Trung
học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh – Thành phố Cần Thơ”; “Giáo dục học sinh
chưa ngoan trong và ngoài trường THCS Nguyễn Văn Tre”; “Đề tài sáng
kiến kinh nghiệm” – Kiều Thị Thúy được thực hiện tại trường Tiểu học Cần
Kiệm – Thạch Thất – Hà Nội; “Tìm hiểu về học sinh chưa ngoan lớp 1A
trường Tiểu học Tân Thành, xã Tân Thành, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh”
– Nguyễn Phương Anh.
Nhưng những đề tài trên chỉ đề cập tới vấn đề giáo dục học sinh chưa
ngoan tại các trường trung học cơ sở hoặc tại trường Tiểu học ngụ tại địa
phương khác với đối tượng là học sinh lớp 1. Đề tài của tôi là một đề tài có
phạm vi và đối tượng nghiên cứu hoàn toàn khác so với những đề tài đã được
nêu ở trên.
Đề tài nghiên cứu khoa học mà tôi đã từng thực hiện: “Tìm hiểu tình
hình giáo dục học sinh chưa ngoan lớp 4, 5 trong công tác chủ nhiệm ở hai
trường Tiểu học ( Phù Đổng, Phan Thanh ) trên địa bàn quân Hải Châu
thành phố Đà Nẵng trong năm học 2012 – 2013 và đề xuất một số biện pháp
giáo dục học sinh chưa ngoan” chỉ khảo sát tình hình giáo dục học sinh chưa
4
ngoan tại một số trường trên địa bàn quận Hải Châu – thành phố Đà Nẵng và
thống kê những biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan của giáo viên chủ
nhiệm nhưng chưa cụ thể cho từng biện pháp đó. Ở đề tài khóa luận: “Một số
biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan trong công tác giáo viên chủ nhiệm
khối lớp 4”, dựa trên kết quả khảo sát tình hình, biện pháp đề xuất và tôi sẽ
tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng mức độ thành công trong các biện
pháp. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh “chưa ngoan” lớp 4.
3. Mục đích nghiên cứu
Nắm được thực trạng giáo dục học sinh chưa ngoan tại 6 lớp 4 trường
Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ - Đà Nẵng.
Tìm hiểu biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan của các giáo viên chủ
nhiệm lớp 4 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ.
Trên cơ sở kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, tôi sẽ đưa ra một số biện pháp
giáo dục học sinh chưa ngoan và tiến hành thực nghiệm tại lớp 4/1, 4/2, 4/3,
4/4, 4/5, 4/6 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ.
Rút ra các biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan lớp 4.
4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1. Phạm vi nghiên cứu:
Tìm hiểu ở các giáo viên chủ nhiệm, học sinh và tiến hành thực nghiệm
tại lớp 4/1, 4/2, 4/3, 4/4, 4/5, 4/6 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ - Quận
Thanh Khê – Thành phố Đà Nẵng.
4.2. Nội dung nghiên cứu:
Khảo sát tình hình giáo dục học sinh chưa ngoan lớp 4 tại trường Tiểu
học Huỳnh Ngọc Huệ.
Tìm hiểu những biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan.
Kết quả khảo sát.
Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan
tại lớp 4/1, 4/2, 4/3, 4/4, 4/5, 4/6 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ.
5
Tổng kết và đưa ra một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan lớp
4 cho trường Tiểu học.
Thời gian nghiên cứu: năm học 2013 – 2014.
5. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục học sinh.
5.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các
trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
6. Giả thuyết khoa học:
Do ảnh hưởng của giáo dục, học sinh tiểu học đã và đang có những biểu
hiện đạo đức tốt đẹp, lành mạnh đáp ứng được yêu cầu xã hội. Nhưng với
nhiều nguyên nhân tác động nên hiện tượng học sinh chưa ngoan vẫn xuất
hiện trong nhà trường tiểu học, nhất là trong thời đại công nghiệp hóa – hiện
đại hóa như hiện nay.
Qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng trong các trường Tiểu học vẫn
tồn tại một số học sinh chưa ngoan và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
hiện tượng đó là:
- Ảnh hưởng từ gia đình.
- Giáo dục chưa đúng cách.
- Ảnh hưởng môi trường sống xung quanh.
Vì vậy, cần có những biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan một cách
phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh tại
các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan trong công
tác giáo viên chủ nhiệm khối lớp 4” nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Khảo sát thực trạng giáo dục học sinh lớp 4 chưa ngoan tại trường Tiểu
học Huỳnh Ngọc Huệ.
- Tìm hiểu những biện pháp để giáo dục học sinh chưa ngoan và một số
đề xuất.