Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI NGÔN NGỮ TẠI LỜI
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM THAM QUAN DÃ NGOẠI
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Tôn Nữ Diệu Hằng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thiệu Tiên
Lớp : 13SMN2
Đà Nẵng – Tháng 4 Năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt luận văn này, em xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô
khoa Giáo dục Mầm Non trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy
và hỗ trợ rất nhiệt tình trong suốt chặng đường bốn năm đại học mà em đã đi qua.
Bên cạnh đó, em luôn biết ơn gia đình, những người luôn ủng hộ và tạo điều kiện
cho em được ăn học nên người. Và bạn bè xung quanh luôn ở bên động viên, ủng
hộ em hết mình. Hơn hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Tôn Nữ Diệu Hằng,
trong suốt thời gian qua cô đã luôn nhắc nhở và quan tâm đến em, cô luôn hỏi thăm
và hướng dẫn bài luận văn rất nhiệt tình để em có thành quả như ngày hôm
nay.Cám ơn những kiến thức mà cô đã tận tình truyền đạt cho em.Đây cũng sẽ là
hành trang quý báu cho em sau này trên bước đường tương lai, sự nghiệp. Và em
xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và giáo viên đứng lớp ở các trường mầm non
đã hỗ trợ rất nhiệt tình để em có thể hoàn thành tốt luận văn này: Trường mầm non
Hoa Phượng Đỏ và trường Mầm non Dạ Lan Hương thành phố Đà Nẵng. Bài khóa
luận của em tuy đã hoàn thành nhưng không tránh khỏi sự thiếu sót.Kính mong quý
thầy cô xem xét và đóng góp ý kiến để em có được một bài khóa luận hoàn chỉnh
hơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thiệu Tiên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................3
4. Giả thuyết khoa học...............................................................................................3
5. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................4
7. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................4
9. Cấu trúc đề tài........................................................................................................5
NỘI DUNG..................................................................................................................6
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HÀNH VI NGÔN NGỮ .......6
TẠI LỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
THAM QUAN DÃ NGOẠI.......................................................................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................6
1.1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới...........................................................6
1.1.2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam ..........................................................11
1.2.Những vấn đề chung về hành vi ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ tại lời.......12
1.2.1.Hành vi ngôn ngữ ............................................................................................12
1.2.2. Hành vi ngôn ngữ tại lời.................................................................................18
1.3. Hoạt động trải nghiệm......................................................................................29
1.3.1. Khái niệm.........................................................................................................29
1.3.2. Các loại hoạt động trải nghiệm......................................................................35
1.3.3. Hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non ...................................................37
1.4. Giáo dục hành vi tại lời cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tham quan dã
ngoại...........................................................................................................................41
1.4.1. Khái niệm.........................................................................................................41
1.4.2. Đặc điểm hành vi ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ tại lời của trẻ 5-6 tuổi..44
1.4.3. Vai trò của việc giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời của trẻ 5-6 tuổi ............46
1.4.4. Vai trò của hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại đối với sự giáo dục
HV tại lời cho trẻ .......................................................................................................47
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới GD HVNN tại lời của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt
động tham quan dã ngoại .........................................................................................49
TIỂU KẾT CHƢƠNG I...........................................................................................53
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI NGÔN NGỮ TẠI LỜI
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THAM
QUAN DÃ NGOẠI...................................................................................................54
2.1. Khái quát về quá trình điều tra.......................................................................54
2.1.1. Mục đích điều tra ............................................................................................54
2.1.2. Đối tượng điều tra ...........................................................................................54
2.1.3. Nội dung điều tra.............................................................................................54
2.1.4. Phương pháp điều tra .....................................................................................54
2.2. Tiêu chí và thang đánh giá ...............................................................................55
2.2.1. Tiêu chí đánh giá HVNN tại lời .....................................................................55
2.2.2.Thang đánh giá.................................................................................................56
2.3. Kết quả điều tra.................................................................................................57
2.3.1. Về phía giáo viên .............................................................................................57
2.3.2.Về phía trẻ.........................................................................................................66
2.4.Nguyên nhân thực trạng....................................................................................69
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan...................................................................................69
2.4.2.Nguyên nhân khách quan ...............................................................................70
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..........................................................................................71
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI NGÔN NGỮ
TẠI LỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
THAM QUAN DÃ NGOẠI VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM...........................72
3.1. Xây dựng biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm............................................................................72
3.1.1. Khái niệm giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động trải nghiệm. ..............................................................................................72
3.1.2. Cơ sở khoa học xây dựng biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm..........................................................73
3.1.3. Những yêu cầu khi xây dựng biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ..................................................78
3.1.4. Xây dựng biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm.............................................................................80
3.2. Thực nghiệm sƣ phạm ......................................................................................93
3.2.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................93
3.2.2. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................93
3.2.3. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm ..............................................93
3.2.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm............................................................93
3.2.4. Quy trình thực nghiệm....................................................................................93
3.2.5. Kết quả thực nghiệm.......................................................................................94
3.2.6. Kiểm định kết quả thực nghiệm ...................................................................102
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................................104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM ...........................................................105
1. Kết luận ...............................................................................................................105
2. Kiến nghị sƣ phạm .............................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................107
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HVNN : Hành vi ngôn ngữ
NN : Ngôn ngữ
HV : Hành vi
HVTL : Hành vi tại lời
BTNV : Biểu thức ngữ vi
PNNV : Phát ngôn ngữ vi
SP1 : Ngôi thứ 1
SP2 : Ngôi thứ 2
HĐTN : Hoạt động trải nghiệm
MĐ : Mức độ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Nhận thức của giáo viên về việc bản chất hành vi ngôn ngữ ...................57
Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về khái niệm hành vi ngôn ngữ tại lời ..............58
Bảng 2.3.Nhận thức của giáo viên về các loại hành vi ngôn ngữ tại lời...................59
Bảng 2.4.Nhận thức của giáo viên về khái niệm hoạt động trải nghiệm ..................59
Bảng 2.5.Nhận thức của giáo viên về các loại hoạt động trải nghiệm mà trường
mầm non sử dụng .......................................................................................................60
Bảng 2.6.Kết quả nhận thức của giáo viên về việc giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời
của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại.............................61
Bảng 2.7.Nhận thức của giáo viên về mức độ tổ chức hoạt động trải nghiệm tham
quan dã ngoại..............................................................................................................62
Bảng 2.8.Thực trạng các thuận lợi, khó khăn trong việc giáo dục hành vi ngôn ngữ
tại lời cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại của trường
mầm non 20-10 TP Đà Nẵng .....................................................................................64
Bảng 2.9.Mức độ hành vi tại lời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.......................................67
Bảng 3.1: Mức độ hành vi ngôn ngữ tại lời của trẻ lớp DC và TN trước thực nghiệm
…………………………………………………………………………...…………95
Bảng 3.2: Mức độ hành vi ngôn ngữ tại lời nhóm trẻ ĐC trước và sau khi thực
nghiệm …………………………………………………………………..…………97
Bảng 3.3: Mức độ hành vi ngôn ngữ tại lời nhóm trẻ TN trước và sau thực nghiệm
…………………………………………………………………………………..….99
Bảng 3.4: Mức độ hành vi ngôn ngữ tại lời của trẻ nhóm DC và TN sau thực
nghiệm …………………………………….……………………………..……….100
Bảng 3.5. Kiểm định kết quả TN nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ………….……102
Bảng 3.6.Kiểm định kết quả trước TN và sau TN của nhóm TN ...............…....103
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.Vai trò giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt
động trải nghiệm tham quan dã ngoại........................................................................62
Biểu đồ 2.2.Nhận thức của giáo viên về mức độ tổ chức hoạt động trải nghiệm tham
quan dã ngoại..............................................................................................................63
Biểu đồ 2.3. Mức độ hành vi tại lời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ................................67
Biểu đồ 3.1: So sánh mức độ biểu hiện hành vi ngôn ngữ tại lời của trẻ lớp ĐC và
lớp TN trước thực nghiệm …………………………………………………..……..96
Biểu đồ 3.2: So sánh mức độ hành vi ngôn ngữ tại lời của trẻ lớp ĐC trước và sau
thực nghiệm ……………………………………………………………….………97
Biểu đồ 3.3: Mức độ hành vi ngôn ngữ tại lời của trẻ nhóm TN trước và sau thực
nghiệm ……………..……………………………………………………………...99
Biểu đồ 3.4: Mức độ hành vi ngôn ngữ tại lời của trẻ nhóm ĐC và TN sau khi thực
nghiệm ……………………………………………………………………...……101
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia
đình, là tương lai của mỗi dân tộc, đất nước.Trẻ em hôm nay là những công dân của
thế giới mai sau.Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân,
toàn xã hội và của mỗi gia đình.Trong ngành giáo dục thì giáo dục đạo đức cho trẻ
là một bộ phận không thể thiếu được của nền giáo dục toàn diện.Giáo dục đạo đức
có ảnh hưởng to lớn đến các mặt giáo dục khác.Trình độ phát triển đạo đức của trẻ
có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của trẻ đối với môi trường xung quanh (thế giới
tự nhiên, xã hội và với chính bản thân mình). Đối với trẻ thơ, việc hình thành những
dấu ấn ban đầu có ý nghĩa to lớn vì nó là mầm mống đạo đức sau này của trẻ em.
Bộ mặt nhân cách của con người đã được hình thành từ thưở nhỏ. Chẳng thế mà
Macarenco - Nhà giáo dục Xô Viết vĩ đại đã nói: “Những gì không có được ở trẻ 5
tuổi thì sau này khó có thể hình thành và sự hình thành nhân cách ban đầu lệch lạc
giáo dục lại rất khó khăn”. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “Uốn cây từ thưở còn
non - Dạy con từ thưở con còn thơ ngây”.Từ thực tế cũng có nhiều công trình
nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học đã cho chúng ta thấy rằng trong
những năm đầu của cuộc đời đứa trẻ, hệ thần kinh mềm mại hơn, non yếu hơn.Tuy
nhiên, trong thời gian đó rất dễ hình thành nét cơ bản của cá tính và những thói
quen nhất định, hình thành cho trẻ những phẩm chất tâm lý, nhân cách của con
người. Hình thành nếp sống văn minh có hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc,
chuẩn mực phù hợp với lứa tuổi…tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào cuộc sống,
chuẩn bị học tập ở tiểu học và các bậc học sau có kết quả. Vì vậy việc giáo dục
hành vi ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng . Trong cuốn sách How to do things with
words của John.L.Austin, ông đã phát biểu một luận điểm rất quan trọng đó là “ khi
tôi nói tức là tôi hành động”. Nghĩa là, khi chúng ta nói năng là chúng ta hành
động, đây là loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ
là cách thức thể hiện để tương tác với những người khác một cách có hiệu quả và rất
có ý nghĩa với trẻ mầm non. Trẻ mầm non muốn tương tác, giao tiếp cần phải biết
2
bộc lộ được những yêu cầu cá nhân thông qua các hình thức giao tiếp khác nhau,
hiểu được NN và thực hiện được các mệnh lệnh của người khác.Trong ngôn ngữ thì
ngôn ngữ tại lời có có vai trò quan trọng đối với sự phát triển vốn từ, cấu trúc câu,
ngôn ngữ mạch lạc, văn hóa giao tiếp,..Trẻ nói được nhờ nghe người lớn nói và bắt
chước. Phát triển vốn từ cho trẻ là việc tổ chức có kế hoạch, có khoa học nhằm cung
cấp, làm giàu vốn từ, nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ, củng cố và tích cực hoá
vốn từ cho trẻ, giúp trẻ biết vận dụng phù hợp vốn từ đó trong hoạt động giao tiếp.
Trẻ nói đúng thành phần chủ ngữ-vị ngữ có thêm một số thành phần phụ :trạng ngữ,
định ngữ, bổ ngữ,…Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng
nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ
pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định.
Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song
song với hoạt động học ở trường mầm non. Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận
của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học ở trên lớp và có mối quan hệ bổ
sung, hỗ trợ cho hoạt động học. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động có mục đích, có
tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các
tố chất và tiềm năng của bản thân trẻ, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan
tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Thông qua việc tham gia vào các hoạt
động trải nghiệm, trẻ được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác
và sáng tạo của bản thân. Trẻ được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá
trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả
hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Trẻ được trải
nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt
động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả
hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,…Từ đó, hình thành và phát
triển cho trẻ những giá trị sống và các năng lực cần thiết. Hoạt động trải nghiệm về
cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo
dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập
thể. Hoạt động trải nghiệm có nội dung rất đa dạng, mang tính tích hợp và giáo dục
3
như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống,
giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn
giao thông, giáo dục môi trường. Nội dung giáo dục của hoạt động trải nghiệm thiết
thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học
sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống
một cách dễ dàng, thuận lợi. Hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức theo các quy mô
khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo trường hoặc liên trường.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, việc giáo dục ngôn
ngữ tại lời rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ và góp phần hình thành
nhân cách.Hoạt động tham quan dã ngoại là phương tiện quan trọng và phù hợp vì
hoạt động tham quan dã ngoại có đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và gần gũi
với cuộc sống của trẻ .Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài : “Biện pháp
giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải
nghiệm tham quan dã ngoại”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng của việc giáo dục hành vi ngôn ngữ tại
lời cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại. Từ đó, xây
dựng một số biện pháp nhằm giáo dục hành vi ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại ở trường mầm non.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
a. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non.
b. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động trải nghiệm tham quan dã ngoại.
4. Giả thuyết khoa học
Việc giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động trải
nghiệm còn chưa rõ nét và mang tính khoa học. Do đó, nếu giáo viên biết sử dụng
4
một số biện pháp hợp lý, khoa học như: lập kế hoạch các buổi tham quan dã ngoại
với mục đích giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ, tổ chức thực hiện với việc
tạo các tình huống nhằm cung cấp hành vi ngôn ngữ tại lời, thì sẽ góp phần phát
triển ngôn ngữ cho trẻ.
5. Nội dung nghiên cứu
Điều tra thực trạng giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi. Từ đó
xây dựng một số biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại và thực nghiệm sư phạm.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
- Khảo sát,phân tích,đánh giá thực trạng giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại ở trường mầm non.
Từ đó xây dựng một số biện pháp giáo dục và thực nghiệm sư phạm.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ và trường Mầm non
Dạ Lan Hương, TP Đà Nẵng.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng cuối tháng 4 năm 2017.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phƣơng pháp nghiên cứu cơ sở lí luận
Thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những
tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
b. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
+ Quan sát, ghi chép việc giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động trải nghiệm.
+ Đánh giá các biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi
của giáo viên trong hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại.
- Phương pháp đàm thoại
+ Trao đổi trực tiếp với giáo viên về:
5
Vai trò của giáo dục ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ tại lời nói riêng cho
trẻ 5-6 tuổi và vai trò của hoạt động trải nghiệm.
Biện pháp của giáo viên về giáo dục hành vi tại lời cho trẻ thông qua hoạt
động trải nghiệm tham quan dã ngoại cũng như những khó khăn và thuận lợi của
họ.
+ Trò chuyện với trẻ MG 5-6 tuổi để đánh giá khả năng sử dụng hành vi tại lời
của trẻ.
- Phương pháp điều tra bằng Anket
+ Sử dụng thiếu thăm dò, trưng cầu ý kiến của giáo viên, phụ huynh, lớp mẫu
giáo lớn ở trường mầm non.
c. Phƣơng pháp thống kê
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được cấu
trúc gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận của giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại.
Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại ở trường mầm non.
Chương 3: Xây dựng biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6
tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại ở trường mầm non và
thực nghiệm sư phạm.