Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LA THỊ QUẾ
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2021
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LA THỊ QUẾ
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9 38 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Minh Đoan
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học
của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả
La Thị Quế
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................................6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án ...........................................6
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................28
1.3. Câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................32
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
QUYỀN TƯ PHÁP..................................................................................................33
2.1. Khái niệm, điều kiện, vai trò của bảo đảm thực hiện quyền tư pháp........33
2.2. Nội dung bảo đảm thực hiện quyền tư pháp .............................................48
2.3. Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở một số quốc gia trên thế giới và
giá trị tham khảo cho Việt Nam .......................................................................58
2.4. Nhận xét chung về bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở các nước đã
nghiên cứu và giá trị tham khảo cho Việt Nam................................................64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................66
Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP
Ở VIỆT NAM ..........................................................................................................68
3.1. Thực trạng thể chế bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam...........68
3.2. Thực trạng thiết chế bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam ......102
3.3. Thực trạng ý thức pháp luật bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam..117
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................122
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, TĂNG CƯỜNG
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....124
4.1. Quan điểm củng cố, tăng cường bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở
Việt Nam hiện nay..........................................................................................124
4.2. Giải pháp củng cố, tăng cường bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ................................................................127
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................159
KẾT LUẬN............................................................................................................161
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.......................................................................162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................163
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
HT Hội thẩm
NNPQ Nhà nước pháp quyền
QH Quốc hội
QTP Quyền tư pháp
TA TA
TP Thẩm phán
TTDS Tố tụng dân sự
TTHS Tố tụng hình sự
VKS Viện kiểm sát
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Bảng số liệu công tác giải quyết, xét xử các loại vụ việc từ năm
2014-2020 ....................................................................................................91
Bảng 3.2. Bảng số liệu chất lượng đội ngũ công chức ngành Tòa án từ năm
2017-2020 ..................................................................................................108
Bảng 3.3. Bảng số liệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức Tòa án địa phương từ
năm 2014-2019 ..........................................................................................111
Bảng 3.4. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ Tòa án các cấp.........................112
Bảng 3.5. Yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn khởi kiện trong tranh chấp thương mại...122
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mọi quốc gia, hệ thống tư pháp luôn giữ vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Do có tầm quan
trọng như vậy, hệ thống tư pháp mỗi quốc gia thường xuyên được rà soát và có cơ
chế bảo đảm thực hiện. Ở Việt Nam, tầm quan trọng bảo đảm thực hiện quyền tư
pháp đã được thể chế và khẳng định tại Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2-1-2002 của Bộ
Chính trị: “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” với 8
nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa then chốt tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho công tác tư
pháp. Trên cơ sở tổng kết các kết quả đã đạt được, ngày 02-06-2005 Bộ Chính trị ban
hành tiếp Nghị quyết 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải
cách tư pháp của Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu xây dựng nền tư pháp
trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh và bảo vệ công lý. Nghị quyết cũng
nêu rõ hoạt động tư pháp mà trong đó Tòa án giữ vị trí trung tâm và công tác xét xử
là hoạt động trọng tâm cần được tiếp tục cải cách, nâng cao chất lượng, bảo đảm hiệu
quả cao phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.
Theo hướng tiếp cận như trên, kể từ năm 2005 khi Nghị quyết 49 ban hành
thời gian qua, ở Việt Nam bảo đảm thực hiện quyền tư pháp đã và đang được Đảng
và Nhà nước ta rất quan tâm mà điểm nút quan trọng đó là thay đổi diện mạo tư pháp
hướng tới mục tiêu đảm bảo cho hệ thống tư pháp ngang tầm với những đòi hỏi của
Nhà nước pháp quyền, đáp ứng kịp thời yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước, xu
thế hội nhập, hợp tác quốc tế. Vì lẽ đó, Đảng chủ trương ban hành và thực hiện Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020, lấy Tòa án là trung tâm, xét xử là trọng tâm và
lấy tranh tụng làm khâu đột phá. Với định hướng của chiến lược cải cách tư pháp, vai
trò của quyền tư pháp đã được khẳng định tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm
2013: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Có thể nói, quan điểm của Đảng cùng cơ sở pháp lý
tại Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện sự thay đổi nhận thức vượt bậc trong các quy
định về tổ chức và hoạt động tư pháp so với các bản Hiến pháp trước, qua đó xác
định: “Tòa án là biểu tượng của công lý”. Tại Khoản 3 Điều 102, Hiến pháp 2013
cũng nhấn mạnh việc bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân là những
nhiệm vụ đầu tiên của Tòa án nhân dân, sau đó mới là nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội
2
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân. Quy định trên được đánh giá có tính tương đồng với Hiến pháp nhiều quốc gia
trên thế giới và được xem là một trong những thành công lớn của Hiến pháp năm
2013 trong tư duy về quyền lực tư pháp.
Thực tế cũng cho thấy sức mạnh của Nhà nước pháp quyền tùy thuộc nhiều
vào hiệu quả hoạt động của quyền lực tư pháp. Tuy nhiên, theo đánh giá của Dự án
Thế giới chỉ số pháp quyền của Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp trong năm 2020 mới
đạt được ở mức độ trung bình. Theo bảng xếp hạng năm 2020 của Dự án tư pháp Thế
giới, về yếu tố Tư pháp dân sự (Civil Justice) Việt Nam đạt 0,46/1,00 điểm, xếp hạng
89/129 nước được khảo sát, xếp hạng 11/15 các nước trong khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương. Đối với tư pháp hình sự (Crimminal Justice), Việt Nam đạt 0,46/1,00
điểm xếp hạng 60/128 nước được khảo sát và xếp hạng 9/15 các nước trong khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương [166]. Như vậy, nước ta vẫn cần phải tiếp tục cải cách tư
pháp để nâng cao chỉ số pháp quyền trong lĩnh vực này. Thực tiễn thực hiện vấn đề
bảo đảm thực hiện quyền tư pháp vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: Những vướng mắc về
cơ sở pháp lý cũng như tổ chức thực thi hệ thống các nguyên tắc thực hiện đã làm ảnh
hưởng đến hiệu quả thực hiện quyền tư pháp; Mối quan hệ phân công, phối hợp và
kiểm soát quyền lực tư pháp với quyền lập pháp, quyền hành pháp chưa được xác
định, làm rõ đã làm ảnh hưởng đến việc thực thi quyền tư pháp; Chưa xây dựng được
cơ chế đồng bộ, khoa học để quản lí Tòa án về mặt tổ chức nhằm đảm bảo tính độc
lập, khách quan, chưa sắp xếp tinh gọn được tổ chức, bộ máy Tòa án nhân dân cấp sơ
thẩm; Nhận thức về vị trí của Tòa án trong thực hiện quyền tư pháp chưa phù hợp dẫn
đến việc thiết kế mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan vẫn còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề tồn tại qua nhiều thập kỷ vẫn chưa được khắc phục như:
nhiệm kỳ Thẩm phán còn ngắn chưa đảm bảo cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ,
chế độ bảng lương vẫn như cán bộ công chức khác; chưa có chế độ đãi ngộ hợp lí;
các bảo đảm nguồn lực cho tổ chức và hoạt động của Tòa án còn yếu kém... Vì vậy,
thực tiễn trên đặt ra câu hỏi quyền lực tư pháp cần những điều kiện gì để có thể phát
huy được quyền năng vốn có của nó. Nghĩa là, hiệu quả hoạt động của quyền tư pháp
đòi hỏi cần có sự bảo đảm cả về mặt pháp lý và thực tiễn tổ chức hoạt động. Rất
nhiều điểm liên quan đến những vấn đề trên vẫn chưa được nghiên cứu, làm rõ.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề
tài: “Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” để triển khai nghiên
cứu trong quy mô luận án với mong muốn góp phần giải mã một cách toàn diện và có
hệ thống các nội dung liên quan đến chủ đề đã lựa chọn.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm
thực hiện QTP ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hợp lí, thiết thực, khả thi để
QTP ở Việt Nam được thực hiện hiệu quả trong thực tiễn giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo đảm thực hiện QTP. Trên cơ sở đó làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm thực hiện QTP đặc biệt đưa ra được khái
niệm bảo đảm thực hiện QTP; Điều kiện, nội dung, vai trò của bảo đảm thực hiện QTP;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng bảo đảm thực hiện QTP những kết quả đạt
được đồng thời cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế;
- Phân tích làm rõ các nhu cầu bảo đảm thực hiện QTP ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Đồng thời đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm
thực hiện QTP ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu các điều kiện về thể chế pháp lý (quy định Hiến
pháp 2013 và văn bản pháp luật có liên quan); tổ chức và hoạt động của TA - thiết chế
được giao thực hiện QTP; ý thức pháp luật của cơ quan, cá nhân thực hiện QTP.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Bảo đảm thực hiện QTP là một chủ đề rộng, chứa đựng
nhiều vấn đề cơ sở lý luận khoa học và cũng như tính thực tiễn phong phú. Nghiên
cứu cho thấy nếu tiếp cận theo nghĩa rộng bảo đảm thực hiện QTP liên quan đến
nhiều yếu tố được xem là những điều kiện chung để bảo đảm thực hiện QTP như: bảo
đảm chính trị, bảo đảm về kinh tế, bảo đảm về văn hóa - xã hội,... Những điều kiện
này có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống pháp lý tạo cơ sở cho các
chủ thể thực hiện QTP đồng thời có khả năng tạo môi trường thuận lợi cho việc bảo
đảm thực hiện QTP. Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi luận án tiến sĩ, nội dung
luận án tập trung nghiên cứu bảo đảm thực hiện QTP ở phạm vi hẹp đó là làm sáng tỏ
bảo đảm về thể chế thực hiện QTP (cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm thực hiện quyền);
bảo đảm về thiết chế thực hiện QTP (hệ thống cơ quan tổ chức triển khai thực hiện
QTP); ý thức pháp luật của các tổ chức, cá nhân bảo đảm thực hiện QTP ở Việt Nam.
Từ đó luận án đưa ra hệ thống các giải pháp đồng bộ nâng cao hiệu quả bảo đảm thực
hiện QTP ở Việt Nam hiện nay.
4
- Phạm vi không gian: Đề tài triển khai trên phạm vi cả nước. Trong quá trình
nghiên cứu đề tài có nghiên cứu so sánh với một số quốc gia nhằm mục đích làm sáng
rõ nội dung liên quan đến luận án.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu từ khi đổi mới đất nước (1986) đến nay
trọng tâm là từ khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật
của Chủ nghĩa Mác- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đường lối đổi mới đất
nước, về tinh thần cải cách hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu
lực và hiệu quả. Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh còn sử dụng
phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành luật học; Đặc biệt là phương pháp tiếp
cận nghiên cứu dựa trên quyền (Human Rights Based Approach, viết tắt là HRBA).
Phương pháp này được đánh giá là hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu, đặc biệt là
nghiên cứu đề cập đến các vấn đề liên quan về quyền con người. Với cách tiếp cận
nghiên cứu này sẽ tập trung nhấn mạnh vấn đề cách thức thực hiện quyền thay vì chỉ
tập trung đến nội dung quyền.
Ngoài ra, luận án áp dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm
mục đích làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được tác giả sử dụng trong tất cả các
chương của luận án để phát hiện, luận giải thuyết phục về các nội dung liên quan đến
chủ đề luận án.
- Phương pháp luật học so sánh: được tập trung sử dụng ở chương 3 và 4 của
luận án. Phương pháp này giúp nghiên cứu sinh có sự so sánh, đối chiếu với luật pháp
một số nước để rút kinh nghiệm và lựa chọn những hạt nhân hợp lý áp dụng phù hợp
với hoàn cảnh nước ta.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng trong chương 1 và 3 của luận án nhằm
mục đích tập hợp, đánh giá đúng tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài cũng như
thực trạng bảo đảm thực hiện QTP ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp lịch sử: được sử dụng chủ yếu trong chương 2, 3 nhằm nhận
diện các bước chuyển biến trong nhận thức về bảo đảm thực hiện QTP ở nước ta.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: được sử dụng chủ yếu ở chương 3, 4.
Phương pháp đưa ra nhằm tham vấn ý kiến của một số nhà cán bộ đang trực tiếp làm
trong công tác ngành tư pháp nhằm làm rõ thực tiễn vấn đề được nghiên cứu.
5
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên, toàn diện về vấn đề bảo đảm thực
hiện QTP; Luận án làm rõ cơ sở khoa học, các vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện
QTP: Đưa ra và làm rõ quan niệm của QTP, thực hiện QTP, bảo đảm thực hiện QTP;
Điều kiện, đặc điểm, nội dung, vai trò của bảo đảm thực hiện QTP;
- Luận án phân tích đánh giá một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ về thực
trạng bảo đảm thực hiện QTP trên phương diện: thiết chế bảo đảm thực hiện QTP, thể
chế bảo đảm thực hiện QTP, ý thức pháp luật của các chủ thể bảo đảm thực hiện QTP.
Từ đó xác định các yêu cầu cần thiết phải củng cố, tăng cường bảo đảm thực hiện QTP.
- Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Nhà nước về cải cách tư pháp luận án đề
xuất các giải pháp cụ thể có tính toàn diện và khả thi nhằm củng cố, tạo dựng bảo đảm
QTP để từ đó nâng cao vị thế vai trò của TA trong tổ chức quyền lực nhà nước đặc biệt
là trong bối cảnh xây dựng NNPQ, hội nhập quốc tế ngày một sâu, rộng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Luận án hình thành tư duy đầy đủ về QTP, thực hiện QTP, bảo
đảm thực hiện QTP ở Việt Nam hiện nay.
- Về hoàn thiện thể chế, chính sách: Luận án nghiên cứu trên cơ sở khoa học
của việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện cơ sở pháp lý của bảo
đảm thực hiện QTP ở Việt Nam hiện nay, xây dựng mô hình thiết chế phù hợp để bảo
đảm thực hiện QTP trong NNPQ XHCN Việt Nam.
- Về thực tiễn: Luận án đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm củng cố, tạo dựng
các bảo đảm thực hiện QTP ở Việt Nam hiện nay.
Từ ý nghĩa nêu trên, kết quả của đề tài có ý nghĩa thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Luận án có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu và
hoạt động thực tiễn liên quan đến việc xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy thực hiện
QTP. Đồng thời, đây còn là tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu giảng dạy môn học Lý
luận nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp cho các cơ sở đào tạo về Luật.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án được xây dựng ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo phần nội dung luận án được chia làm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện quyền tư pháp.
Chương 3: Thực trạng bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam.
Chương 4: Quan điểm và các giải pháp củng cố, tạo dựng bảo đảm thực hiện
quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án
Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và
ngoài nước (của hoạt động nghiên cứu được công bố dưới nhiều hình thức ấn phẩm
khác nhau: Báo cáo tổng hợp và kiến nghị của các đề tài nghiên cứu các cấp, sách
chuyên khảo, các bài báo khoa học, các kỷ yếu hội thảo khoa học, các luận án và luận
văn trong các lĩnh vực chuyên ngành Luật học…) nghiên cứu, trao đổi về tổ chức và
hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhánh quyền lực tư pháp diễn ra đặc
biệt sôi động.
Với mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu chủ đề luận án, nghiên cứu sinh chỉ
dừng ở việc lựa chọn và tổng quan những quan điểm nghiên cứu chính của một số công
trình tiêu biểu có liên quan trực tiếp tới các nội dung thuộc phạm vi luận bàn luận án.
Các công trình nghiên cứu có thể được sắp xếp theo các nhóm vấn đề sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về bảo đảm thực hiện quyền tư pháp
Trong những năm qua khoa học pháp lý nói chung cũng như lĩnh vực Luật
Hiến pháp nói riêng vấn đề lý luận về tổ chức quyền lực nhà nước nói chung và
quyền lực tư pháp nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề này:
Nhóm công trình trong nước nghiên cứu lý luận về bảo đảm thực hiện quyền tư pháp
Đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KX.04.06, Cải cách các cơ quan tư pháp,
hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa
án trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, do TS. Uông Chu
Lưu làm chủ nhiệm, năm 2004. Công trình nghiên cứu được xem là một trong những
viên gạch đặt nền móng cho các cuộc tranh luận khoa học liên quan đến nhánh quyền lực
tư pháp. Đề tài được thiết kế thành ba chương: Chương I. QTP và việc thực hiện QTP
trong NNPQ XHCN; Chương II. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp thời kỳ
đổi mới; Chương III. Cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN của dân,
do dân, vì dân. Trong phạm vi đề tài, vấn đề nhận thức về QTP và cơ quan tư pháp cũng
như nhiều vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của QTP đã được đề cập và giải quyết
tương đối toàn diện tại chương I. Đặc biệt trong đề tài, QTP với hướng tiếp cận của các
nhà nghiên cứu ta nhận thấy các nhà khoa học cho rằng QTP được thực hiện bởi hệ
thống các cơ quan tư pháp (theo nghĩa rộng) [87, tr.29].
7
Đề tài cấp Bộ, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quyền tư pháp của
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 do PGS.TS
Nguyễn Đức Minh làm chủ nhiệm, Viện Nhà nước và Pháp luật là cơ quan chủ trì, năm
2010. Công trình khoa học đã nghiên cứu tập trung về quyền lực tư pháp trong NNPQ
XHCN Việt Nam. Đặc biệt tại mục III chương I: Nhận thức về QTP Việt Nam đề tài
nghiên cứu đã luận bàn sâu sắc và làm sáng tỏ những quan điểm về QTP, cơ quan tư
pháp, hoạt động tư pháp. Về phương diện tổ chức bộ máy đề tài vẫn tiếp cận đến các cơ
quan điều tra, công tố nhưng ở mức độ hạn chế và chủ yếu tập trung vào hoạt động cơ
quan xét xử với tính chất là trung tâm hệ thống cơ quan tư pháp [89, tr.26]. Công trình
nghiên cứu cũng đã chỉ ra được tính phổ biến, tính đặc thù của QTP đặc biệt là các yếu tố
tác động có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện QTP [89, tr.56].
Đề tài cấp Bộ, Báo cáo thường niên năm 2013 về: Đổi mới tổ chức và hoạt
động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong năm 2013 theo Nghị
quyết số 49/TW của Bộ Chính Trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 do
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương chịu trách nhiệm tổ chức nghiên cứu. Báo cáo thường
niên năm 2013 đã tiến hành tổng kết quá trình triển khai thực hiện chiến lược cải cách
tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị trên các phương diện, lý luận,
pháp lý và thực tiễn. Báo cáo làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về QTP, thực hiện
QTP trong NNPQ đặc điểm trong đó tác giả có luận bàn đến đặc điểm QTP: đặc
điểm về mặt pháp lý, đặc điểm về xã hội, đặc điểm về kĩ thuật tư duy [75, tr.21-24].
Cuốn sách: “Cải cách tư pháp Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước
pháp quyền” của TSKH. Lê Cảm và TS. Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên), Nxb Đại
học Quốc gia, năm 2004. Cuốn sách đề cập đến bốn nhóm vấn đề: Những vấn đề
chung về cải cách tư pháp; Những vấn đề cải cách tư pháp trong lĩnh vực tư pháp
hình sự; Những vấn đề cải cách tư pháp trong lĩnh vực tư pháp dân sự; Những vấn đề
cải cách tư pháp trong lĩnh vực tố tụng. Công trình này khi đề cập vai trò bảo đảm
thực hiện QTP trong NNPQ đã nhấn mạnh: Bảo đảm thực hiện QTP hướng tới mục
tiêu bảo vệ, bảo đảm quyền con người, Bảo đảm tính độc lập của TA [35, tr. 97].
Cuốn sách: “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người”, Nxb Khoa học và xã
hội, năm 2011 của GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên). Cuốn sách tập trung nghiên cứu
về cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Công trình tập hợp nhiều bài viết của các
tác giả có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quyền con người. Đặc biệt đáng lưu ý có
bài viết: “Cơ chế bảo vệ quyền con người bằng Tòa án ở Việt Nam” của Th.S Đinh Thế
Hưng đã nhấn mạnh cơ chế bảo vệ quyền con người bằng TA chính là cơ chế hoạt
động của TA [133, tr.222]. Bên cạnh đó, khi bàn về vai trò của pháp luật trong mối
8
quan hệ với các bảo đảm khác của việc bảo đảm thực hiện quyền con người đã đề cập
đến các yếu tố của bảo đảm thực hiện quyền con người nói chung cũng như bảo đảm
thực hiện QTP nói riêng đã chỉ ra hệ thống các yếu tố bảo đảm tác động đến thực hiện
quyền: bảo đảm pháp lý, bảo đảm kinh tế, bảo đảm chính trị, bảo đảm văn hóa- xã
hội,… Đặc biệt, trong các yếu tố bảo đảm thực hiện QTP thì bảo đảm về cơ sở pháp lý
được xác định có vị trí, vai trò và tầm quan trọng hàng đầu [133, tr. 125].
Cuốn sách chuyên khảo: “Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành
luật học” gồm 2 tập, do GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, năm 2011. Đây là công trình nghiên cứu trong khuôn khổ Dự án: “Diễn đàn giáo
dục về quyền con người ở bậc đại học và sau đại học” thuộc chương trình Quản trị
công và Cải cách hành chính theo Hiệp định tài trợ giữa Chính phủ Đan Mạch và
Chính phủ Việt Nam. Tại cuốn sách này, nhiều bài viết đã nghiên cứu quyền con
người theo phương pháp đa ngành và liên ngành luật học. Công trình có ý nghĩa về
mặt lí luận và thực tiễn sâu sắc, phong phú sẽ là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên
cứu sinh phân tích vai trò bảo pháp lý thực hiện QTP cũng như yêu cầu của việc bảo
đảm thực hiện QTP ở Việt Nam hiện nay [132, tr. 125].
Cuốn sách: “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: những vấn đề lý luận và thực
tiễn”, chủ biên Phạm Hồng Thái, năm 2012, Nxb Hồng Đức. Cuốn sách là bức tranh
toàn cảnh về sự cần thiết phải thay đổi các chế định pháp luật quan trọng của Hiến pháp
1992 đồng thời chỉ ra định hướng hoàn thiện quy định Hiến pháp 2013. Đặc biệt tại phần
VII khi đề cập TA nhân dân, VKS nhân dân đã tập trung nhiều bài viết bàn về QTP trong
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi và vấn đề tổ chức quyền lực tư pháp với mục tiêu bảo đảm
công lý cho người dân theo góc nhìn sửa đổi mới đặc biệt trong đó nhấn mạnh trong
phạm vi hoạt động QTP thì quyền xét xử đóng vai trò trung tâm [120, tr.581].
Cuốn sách: “Cải cách tư pháp về một nền tư pháp liêm chính”, Nxb Đại học
quốc gia, năm 2014 của GS.TSKH Đào Trí Úc - PGS.TS. Vũ Công Giao (đồng chủ
biên). Cuốn sách gồm hơn 20 bài nghiên cứu của các chuyên gia luật học và một số tài
liệu tham khảo có liên quan đến tổ chức quốc tế. Những bài viết và tài liệu trong cuốn
sách này được chia thành ba nhóm chủ đề lớn: Quyền tư pháp trong NNPQ XHCN Việt
Nam; Cải cách tư pháp trong xây dựng NNPQ; Liêm chính tư pháp: Những vấn đề và
giải pháp. Trong phạm vi cuốn sách này tất cả các khía cạnh chủ đề đều được đề cập và
phân tích cụ thể đặc biệt trong luận bàn về khái niệm về QTP trên bình diện nghĩa rộng
và nghĩa hẹp [104, tr.57]. Cũng trong cuốn sách này khi phân tích những nhân tố có tác
động đến sự độc lập của TA tác giả đã đề cập đến yếu tố về chất lượng nguồn nhân lực
mà cụ thể tác giả đề cập đến năng lực của TP và HT [104, tr.217].
9
Cuốn sách: “Quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam từ lý luận đến thực tiễn” của TS. Nguyễn Văn Quyền - PGS.TS Nguyễn Tất Viễn
(đồng chủ biên), Nxb Tư pháp, năm 2018. Cuốn sách đề cập những vấn đề lý luận cơ bản
về QTP trong NNPQ XHCN như bản chất của QTP, những giá trị phổ biến, những giá trị
đặc thù của QTP, hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp, các hoạt động tư pháp và bổ trợ tư
pháp… Cuốn sách cũng khái quát quá trình tổ chức thực hiện QTP của nhà nước ta từ
năm 1945 đến nay; đồng thời nêu các yêu cầu và đề xuất các giải pháp về tổ chức thực
hiện QTP trong những năm tới để cải cách tư pháp. Cuốn sách là tài liệu tham khảo của
tác giả trong việc nghiên cứu về lí luận bảo đảm thực hiện QTP [101].
Bài viết: “Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa một số
vấn đề đặt ra trong tình hình mới” của TS. Nguyễn Văn Cương, Tạp chí Nghề Luật,
Học viện Tư pháp, số 1/2013. Trong bài viết của mình tác giả đã có sự phân tích sâu
sắc về thực hiện QTP trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là vai trò của của việc thực
hiện QTP trong tiến trình hội nhập quốc tế [38].
Bài viết: “Hiến pháp - Cơ sở pháp lý cơ bản của việc bảo đảm quyền con người”
của Chu Thị Ngọc, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9/2016. Bài viết phân tích, khẳng
định về vấn đề quyền con người được quy định rõ ràng, chặt chẽ trong bản Hiến pháp năm
2013 đặc biệt trong bài viết tác giả đã đề cập đến điểm mới về vị trí, vai trò của TA theo
Hiến pháp 2013 và nhấn mạnh vai trò TA với mục tiêu bảo vệ quyền con người [94].
Bài viết: “Về quyền tư pháp và chế độ tư pháp ở nước ta” của Võ Khánh Vinh,
Tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2019. Bài viết phân tích sâu sắc những vấn đề lý luận về
QTP, thực hiện QTP và kinh nghiệm nước ngoài đối với vấn đề này từ đó đưa ra những
kiến nghị để đóng góp cho việc xây dựng văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng ta [134].
Nhóm công trình nghiên cứu của nước ngoài về lý luận bảo đảm thực hiện
quyền tư pháp
Nhận thức về lý luận liên quan lý luận bảo đảm thực hiện QTP trên bình diện
quốc tế cũng đã có rất nhiều công trình quy mô lớn của các học giả nước ngoài đã
nghiên cứu về vấn đề này:
Bryan A. Garner (ed), Black’s Law Dictionary, 9th ed. (St. Paul, MN: 2009) at
924). Cuốn sách được đánh giá là một trong những cuốn từ điển nổi tiếng thế giới khi
đề cập đến các thuật ngữ liên quan đến ngành pháp lý trong đó QTP (judicial power)
được định nghĩa với ý nghĩa đồng nhất QTP với hoạt động xét xử TA. Ngoài ra, theo
định nghĩa TA còn có quyền trong hoạt động giải thích và áp dụng pháp luật khi có
mâu thuẫn từ việc có phù hợp hay không phù hợp với pháp luật điều chỉnh [137].