Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 part 9 potx
MIỄN PHÍ
Số trang
28
Kích thước
8.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1622

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 part 9 potx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 227

Trong giai đoạn 2005 - 2009, số dự án ODA lâm nghiệp được huy động và ký kết tăng

cao năm 2006 (17 dự án), nhưng sau đó giảm dần (Biểu đồ 53), thể hiện quan điểm giảm dần

hỗ trợ ODA cho Việt Nam của các nhà tài trợ quốc tế khi Việt Nam đã đạt được những thành

tựu nhất định trong phát triển kinh tế và thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Các dự án được

ký kết trong những năm gần đây chủ yếu là dự án không hoàn lại và liên quan tới các lĩnh vực

phòng hộ, môi trường, cơ chế phát triển sạch (CDM), thích ứng với biến đổi khí hậu

(BĐKH), vv… Trong cả giai đoạn chỉ có 04 dự án vay được cam kết, cụ thể là: Dự án Phát

triển ngành lâm nghiệp (WB3), Dự án Phát triển lâm nghiệp ở Sơn La, Hoà Bình (KfW7), Dự

án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên (ADB2) và Dự án Quản lý

đất lâm nghiệp bền vững (IDA).

Biểu đồ 53: Số dự án và vốn ODA giai đoạn 2005 - 2010

Nguồn: Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN&PTNT (2010).

Tổng số vốn ODA huy động được trong giai đoạn 2005 - 2010 là 220,7 triệu USD,

trong đó vốn không hoàn lại là 107,5 triệu USD (48%), vốn vay là 94 triệu USD (43%) và đối

ứng 19,3 triệu USD (9%). Tuy dự án vay có số lượng ít (4/51 dự án) nhưng tổng giá trị vốn

vay đạt 94,0 triệu USD (43%), gần bằng tổng vốn các dự án không hoàn lại là 107,5 triệu

USD, tương đương 48% (Biểu đồ 54). Vốn ODA huy động trong giai đoạn 2005 - 2010 có xu

hướng giảm dần, phù hợp với cam kết của các nhà tài trợ khi Việt Nam đang thoát khỏi nhóm

các nước nghèo có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 1.000 USD/ năm.

Chỉ tiêu

4.1.2

Số dự án ODA trong LN được ký

kết, thực hiện và vốn hỗ trợ

Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 228

Biểu đồ 54: Vốn ODA giai đoạn 2005 – 2010 theo các hình thức khác nhau

Nguồn: Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN&PTNT (2010).

Trong giai đoạn 2006 – 2010, vốn ODA lâm nghiệp được phân bổ theo 5 chương trình

của Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 - 2020 theo mức độ không đồng đều

(Biểu đồ 55). Vốn ODA phân bổ cho Chương trình quản lý rừng bền vững chiếm tỷ trọng cao

nhất (60%), tiếp đến là Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ môi

trường chiếm 15%. Điều này thể hiện xu hướng quan tâm nhiều hơn của các nhà tài trợ đến

quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy các giá trị môi

trường của rừng.

Vốn ODA phân bổ cho Chương trình chế biến gỗ và thương mại lâm sản chiếm tỷ

trọng rất khiêm tốn (4%). Tuy nhiên, vốn ODA nới trên cũng phát huy tác động tích cực, góp

phần vào tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ của Việt Nam (giá

trị xuất khẩu lâm sản bình quân khoảng 3 tỷ USD/ năm) trong những năm gần đây.

Vốn ODA phân

bổ cho Chương trình

nghiên cứu giáo dục, đào

tạo và khuyến lâm và

Chương trình đổi mới thể

chế, chính sách, lập kế

hoạch và giám sát ngành

chỉ chiếm 6% và 2%

tương ứng trong tổng số

vốn ODA. Tỷ trọng vốn

ODA cho 2 chương trình

này thấp có thể lý giải là

do đây là những lĩnh vực

được Nhà nước quan tâm

và bố trí nguồn lực từ ngân sách Nhà nước.

Vốn ODA lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 cũng được phân bổ không đều theo các

vùng lâm nghiệp. Biểu đồ 56 cho thấy có 34% vốn ODA được phân bổ cho vùng Tây

Biểu đồ 55: Phân bổ vố ODA Lâm nghiệp theo 5 chương trình

Nguồn: FSSP CO, MARD (2010).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!