Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 part 7 ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 9. Tiến độ thực hiện Chương trình chế biến và thương mại lâm sản
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 171
Những số liệu trên đã phản ánh đúng mức độ tăng trưởng vượt bậc của ngành chế biến
gỗ của Việt Nam trong 5 năm vừa qua.
Bình luận về những thách thức trong quá trình phát triển:
Ngành chế biến và thương mại lâm sản thời kỳ 2005-2009 đã có những bước tiến vượt
bậc, tạo nên vị thế quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế trong lĩnh vực này, đem lại rất
nhiều việc làm, đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, ngành chế biến và thương mại lâm sản của Việt Nam đang đứng trước
những thách thức rất lớn. Đó là những thách thức từ nhu cầu giữ vững vị thế đã đạt được và
tiếp tục mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường hiện có và phát triển những thị trường mới.
Những thách thức chủ yếu bao gồm:
Nguyên liệu trong nước
Hiện nay ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào
nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Điều này đem lại nhiều bất lợi, như: làm tăng chi phí, giảm năng
lực cạnh tranh, góp phần tăng nhập siêu của quốc gia,... Nhà nước, các doanh nghiệp và các
hiệp hội nên tập trung những nỗ lực để cải thiện chính sách, đầu tư tài chính, tổ chức và quản
lý, công nghệ và kỹ thuật phù hợp để sớm hình thành nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng
yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.
Mặt khác, khoảng 80% doanh nghiệp chế biến gỗ phân bố ở miền Nam, 20% doanh
nghiệp phân bố ở miền Bắc, trong khi miền Bắc chiếm trên 50% tổng diện tích rừng tự nhiên
và trên 60% diện tích rừng trồng. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp chế biến gỗ ở miền
Bắc cũng có nghĩa là tạo động lực cho phát triển trồng rừng sản xuất trong nước, giảm sự phụ
thuộc vào nguyên liệu gỗ nhập khẩu, giảm chi phí sản xuất cho bản thân doanh nghiệp chế
biến gỗ, tăng năng lực cạnh tranh.
Đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu cho đồ gỗ xuất khẩu
Hoa Kỳ đã ban hành Luật Lacey cấm gỗ và sản phẩm gỗ bất hợp pháp nhập vào thị
trường Hoa Kỳ. EU đã ban hành Quy định về trách nhiệm giải trình sẽ có hiệu lực từ tháng 3
năm 2013, Nhật Bản và Úc cũng áp dụng chính sách ngăn chặn gỗ bất hợp pháp vào thị
trường của họ. Nếu không muốn mất các thị trường nói trên, Việt Nam buộc phải sản xuất đồ
gỗ từ nguồn gỗ hợp pháp. Do vậy việc thiết lập và vận hành hệ thống đảm bảo đồ gỗ Việt
Nam xuất đi các thị trường trên được sản xuất từ nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp là yêu cầu
Đánh giá chung
Chương 9. Tiến độ thực hiện Chương trình chế biến và thương mại lâm sản
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 172
cấp bách hiện nay và Nhà nước cần phải có các hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người trồng
rừng giải quyết vấn đề này.
Lao động trong ngành chế biến gỗ
Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp chế biến gỗ rất đáng lưu ý. Qua khảo sát tại
một số cơ sở, số lao động có trình độ đại học chỉ chiếm khoảng 3-5%, công nhân kỹ thuật
khoảng 25-30%, lao động phổ thông gần 70-75%. Như vậy việc sản xuất chủ yếu vẫn dựa
trên lấy số đông lao động không có tay nghề thay thế cho lao động được đào tạo. Thực tế này
gây không ít trở ngại cho doanh nghiệp trong cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động,
giảm chi phí sản xuất và không tạo ra những tiền đề cho sự phát triển về sau. Mặt khác các
doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay đang bị thiếu lao động trong mùa sản xuất hàng cao điểm
và tình trạng lao động bỏ việc hoặc thuyên chuyển diễn ra khá trầm trọng mà một nguyên
nhân là do lương công nhân quá thấp. Do đó cần có hệ thống đào tạo về kỹ thuật, chuyên
môn, nghiệp vụ, xây dựng, chế độ đãi ngộ xứng đáng và quản lý lao động trong ngành chế
biến gỗ, nhằm ổn định và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động của ngành.
Đổi mới công nghệ thiết kế và công nghệ sản xuất sản phẩm nhằm đạt được giá trị gia tăng
cao hơn
Những thành tựu của ngành chế biến xuất khẩu thời gian qua của Việt Nam nói chung
và đồ gỗ nói riêng chủ yếu dựa vào giá nhân công rẻ, số lượng sản xuất lớn. Thực chất tỷ suất
lợi nhuận và giá trị gia tăng trong đồ gỗ xuất khẩu chỉ đạt được ở mức thấp. Khi Việt Nam trở
thành quốc gia có thu nhập trung bình thì cũng đồng nghĩa với việc lợi thế về nhân công giá
rẻ sẽ dần mất đi. Nếu không chuyển sang sản xuất những mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia
tăng cao hơn, thì dễ bị rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình thấp. Vì vậy, ngành chế biến gỗ
xuất khẩu của Việt Nam cần đi vào hướng đổi mới công nghệ thiết kế và công nghệ sản xuất
sản phẩm nhằm đạt được giá trị gia tăng cao hơn.
Hệ thống quản lý Nhà nước và hệ thống thông tin về chế biến và thương mại lâm sản
Hệ thống quản lý Nhà nước về chế biến và thương mại lâm sản hiện chưa là một hệ
thống thống nhất hoạt động hữu hiệu từ trung ương xuống địa phương và cơ sở. Hệ thống này
chưa được quan tâm đúng mức về số lượng biên chế, năng lực cán bộ, chức năng nhiệm vụ,
nguồn lực để làm việc. Mặt khác, thông tin về chế biến và thương mại lâm sản rất phân tán,
thiếu hệ thống nên không tạo ra bức tranh vừa tổng hợp vừa chi tiết để hỗ trợ đắc lực cho việc
quản lý, điều hành. Vì thế các nỗ lực để cải thiện tình hình này là rất cần thiết.
Vật liệu phụ trợ
Hiện nay, bên cạnh việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nước ngoài, Việt Nam phải chi ra
hàng trăm triệu USD để nhập các vật liệu phụ trợ. Thực tế này, nhìn từ góc độ phát triển kinh
doanh, cũng là cơ hội phát triển ngành này ở Việt Nam, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí và có
thể rút ngắn thời hạn giao hàng của các doanh nghiệp chế biến lâm sản.