Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về định nghĩa khủng bố trong các điều ước quốc tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 11/2009 3
Vò Ngäc D−¬ng *
iện nay, trong khuôn khổ Liên hợp
quốc và các tổ chức thành viên (ICAO,
IMO, IAEA…) có 13 điều ước quốc tế đa
phương về chống khủng bố đã được thông
qua. Công ước chung về chống khủng bố
quốc tế mặc dù được tiến hành xây dựng từ
năm 1996(1) đến nay vẫn đang nằm dưới
dạng dự thảo vì còn nhiều ý kiến bất đồng
xung quanh vấn đề định nghĩa khủng bố. Ở
cấp độ khu vực cũng có 8 điều ước quốc tế
được kí kết. Ngoài ra còn rất nhiều các hiệp
định quốc tế song phương và các nghị quyết
của Đại hội đồng, Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc về các biện pháp đấu tranh chống
khủng bố. Tuy hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật quốc tế về chống khủng bố tương
đối lớn nhưng chưa văn bản nào đưa ra được
định nghĩa rõ ràng, toàn diện về khủng bố.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc đưa ra
định nghĩa chung về khủng bố là cấp thiết vì
có như vậy mới nâng cao được hiệu quả hợp
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này.
1. Định nghĩa khủng bố theo quy định
tại các điều ước quốc tế
Có thể nói định nghĩa về khủng bố đầu
tiên xuất hiện tại điều ước quốc tế đa phương
là định nghĩa được nêu ra trong Công ước
Giơnevơ năm 1937 về ngăn ngừa và trừng trị
khủng bố quốc tế. Theo Công ước Giơnevơ
năm 1937 thì khủng bố là việc thực hiện các
hành vi phá hoại, hành vi gây nguy hiểm cho
nhiều người, việc vận chuyển, chuyển giao,
cố ý sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả mạo, các
hành vi ám sát nguyên thủ quốc gia và các
nhà lãnh đạo của quốc gia khác… Tuy nhiên,
do không hội đủ số lượng thư phê chuẩn nên
Công ước đã không phát sinh hiệu lực.(2)
Trong 13 điều ước quốc tế thuộc khuôn
khổ Liên hợp quốc về đấu tranh chống
khủng bố hiện nay chỉ có 3 công ước trực
tiếp nhắc đến khái niệm “khủng bố” (terrorism)
ngay tại tiêu đề, đó là: Công ước New York
năm 1997 về trừng trị khủng bố bằng bom
(International convention for the suppression
of terrorist bombings); Công ước New York
năm 1999 về trừng trị hành vi tài trợ khủng
bố (International convention for the suppression
of the financing of terrorism); Công ước
New York năm 2005 về ngăn chặn các hành
vi khủng bố hạt nhân (International convention
for the suppression of acts of nuclear terrorism).
Các công ước còn lại quy định về những tội
phạm mà việc thực hiện các tội phạm đó
được coi như biểu hiện của khủng bố quốc
tế. Ví dụ tại phần mở đầu Công ước New
York năm 1979 về chống bắt cóc con tin ghi
nhận: “Xét rằng việc bắt cóc con tin là tội
phạm gây lo ngại sâu sắc cho cộng đồng
quốc tế...; Nhận thấy rõ sự cấp thiết phải
phát triển hợp tác quốc tế giữa các quốc gia
trong việc đưa ra các sáng kiến và sử dụng
H
* Trường Đại học Luật Hà Nội