Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bản tin kiến thức nông nghiệp năm 2012 số  3
MIỄN PHÍ
Số trang
29
Kích thước
280.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
898

Bản tin kiến thức nông nghiệp năm 2012 số 3

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

NĂNG LƯỢNG XANH

Năng lượng “xanh” trở thành từ

thông dụng để chỉ các dạng năng

lượng tái tạo nói chung. Sử dụng

năng lượng xanh thay vì nhiên liệu

hoá thạch góp phần bảo vệ môi

trường, giữ màu xanh cho trái đất.

Thực hiện tiết kiệm năng lượng,

hoặc sử dụng năng lượng xanh sẽ

mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh

tế cũng như môi trường. Thực tế này

đã được chứng minh tại nhiều nước

như Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan,

Thái Lan, Philippines, Campuchia,

Singapore… đang ra sức phát triển

mạnh ngành năng lượng xanh.

Giá dầu tăng mạnh, ô nhiễm môi

trường và những cảnh báo về nguồn

nguyên liệu hóa thạch sắp cạn kiệt

khiến các nước Châu Á quan tâm

hơn tới năng lượng xanh. Tuy nhiên,

các chuyên gia cho rằng, khu vực sẽ

không sớm thoát khỏi sự phụ thuộc

vào dầu, than và khí tự nhiên. Ngoài

ra chi phí đầu tư cho năng lượng

xanh đang vượt xa tầm khả năng tài

chính của hầu hết các quốc gia khu

vực này. Vấn đề là chi phí của các

dự án năng lượng tái sinh như: điện

mặt trời, điện gió, địa nhiệt và nhiện

liệu sinh học đè nặng lên vai các nhà

đầu tư. Ngoài ra còn vấn đề quyết

tâm thúc đẩy cũng như hỗ trợ của

Chính phủ, khiến nhiều nhà đầu tư

cho rằng, năng lượng xanh không

khả thi khi các dự án này làm suy

giảm két bạc của họ.

Tại Việt Nam, để thúc đẩy sự phát

triển lĩnh vực tiết kiệm năng lượng

và năng lượng xanh, đã có nhiều

chính sách được ban hành như: Luật

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và

hiệu quả; Nghị định quy định chi tiết

và biện pháp thi hành Luật Sử dụng

năng lượng và sử dụng hiệu quả…

Theo Bộ Công thương, Việt Nam

là nước có tiềm năng lớn và khá đa

dạng về các nguồn năng lượng xanh

như thủy điện nhỏ, năng lượng sinh

khối (năng lượng cung cấp từ thực

vật và các chất thải của sinh vật bị

phân hủy), mặt trời, gió, địa nhiệt,

năng lượng biển. Nhưng đến nay,

các nguồn năng lượng này vẫn chưa

được khai thác nhiều và hiệu quả, ở

Việt Nam đang có khoảng 70% số hộ

gia đình có sử dụng nguồn năng

lượng sinh khối nhưng chủ yếu để

đun nấu.

Hiện Việt Nam chưa có nhà máy

sản xuất các sản phẩm từ pin mặt

trời, tất cả nhu cầu trong nước đều

nhập khẩu chủ yếu từ Đức và Nhật,

hai cường quốc đi đầu trên thế giới

về công nghệ sản xuất và ứng dụng

pin mặt trời. Xu hướng chuyển giao

công nghệ, gia công và phân công

sản xuất đang dịch chuyển dần việc

gia công pin mặt trời từ các nước

châu Âu, châu Mỹ sang khu vực

châu Á. Mục tiêu chung các nước đặt

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 1

VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN

ra là đóng góp từ 5 đến 15% năng

lượng sạch vào cơ cấu năng lượng sơ

cấp của họ. Từ đó tạo tiền đề cho sự

phát triển năng lượng mặt trời trên

toàn thế giới.

Trước mắt, để kích cầu sử dụng

năng lượng mặt trời, Bộ Công

Thương, Tập đoàn Điện lực Việt

Nam, UBND Thành phố Hồ Chí

Minh và Công ty ECC-HCMC đã tổ

chức chương trình hỗ trợ người tiêu

dùng sử dụng năng lượng mới với

tổng kinh phí 40 tỷ đồng. Bắt đầu từ

tháng 5/2008, khách hàng mua 1 bộ

máy nước nóng năng lượng mặt trời

sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng. Chương

trình được kéo dài đến năm 2013.

Việc TS. Thái Xuân Du – Trưởng

phòng công nghệ tế bào thực vật –

Viện Sinh học nhiệt đới công bố thử

nghiệm thành công dầu diesel từ hạt

dầu mè cho thấy xu hướng “xanh”

hóa nguồn năng lượng.

Một trong các hướng quan trọng

sản xuất diesel sinh học mà TS. Du

quan tâm là chiết xuất từ hạt cây

Jathopha curcas; ở VN thường gọi là

cây dầu mè, có nơi còn gọi là cây

cọc rào (vì chúng thường được dùng

để rào dậu).

Tại Việt Nam, ngay từ năm 2004,

Cty Secoin đã lập dự án nông – lâm

nghiệp kỹ thuật cao; trong đó có đề

cập đến phát triển cây nguyên liệu

làm diesel sinh học. Tuy nhiên, vấn

đề mà Công ty Secoin cũng như TS.

Du còn băn khoăn chính là việc

nghiên cứu để tìm ra một giải pháp

tổng thể cho cây dầu mè nhằm phát

huy hết hiệu quả kinh tế. Khó khăn

lớn nhất hiện nay là phải thu hút sự

quan tâm của các nhà đầu tư. TS. Du

khẳng định: “Nếu được các doanh

nghiệp đứng ra đầu tư, chúng tôi sẽ

cho nhập thêm giống có năng suất

cao hơn và tất nhiên khi được đưa

vào sản xuất quy mô lớn thì hiệu quả

kinh tế cũng sẽ cao hơn”.

Cũng theo Bộ Công thương, khó

khăn lớn nhất cho sự phát triển năng

lượng tái tạo hiện nay là giá thành

năng lượng tái tạo vẫn cao hơn các

dạng năng lượng truyền thống. Đặc

biệt đối với Việt Nam, giá than nội

địa rẻ hơn nhiều so với giá quốc tế,

giá điện chưa phản ánh đầy đủ chi

phí nên giá thành năng lượng xanh

của nhiều loại hình công nghệ càng

cao hơn so với giá năng lượng truyền

thống. Vì vậy, bài toán đặt ra cho

quy hoạch tổng thể phát triển năng

lượng xanh đòi hỏi hài hòa lợi ích cả

về kinh tế lẫn hiệu quả về môi

trường. Chính sách và mức hỗ trợ là

cần thiết, nhưng phải tính toán ở

mức hợp lý, có thể đáp ứng được.

Để phát triển năng lượng tái tạo,

vấn đề then chốt là giảm chi phí.

Muốn vậy, các chính phủ cần đưa ra

biện pháp khuyến khích. Nếu chúng

ta không có công thức tính giá đúng

với năng lượng tái sinh, ngành này

sẽ không thể cất cánh. Nhiều chuyên

gia cho rằng hoàn toàn sai lầm khi

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!