Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bản tin kiến thức nông nghiệp năm 2012 5
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN – XU
THẾ PHÁT TRIỂN MỚI CỦA
NỀN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI
Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” là
mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa
hiệu quả, bền vững theo hướng GAP,
tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu
lúa hàng hóa xuất khẩu chất lượng
cao. Cánh đồng mẫu lớn (CĐML)
hiện là một bước chuyển quan trọng
trong sản xuất lúa gạo, không những
giải quyết cơ bản bài toán đầu ra cho
hạt lúa mà còn là chia sẻ lợi nhuận
công bằng hơn. Đây là mô hình sản
xuất lúa hàng hóa quy mô lớn đang
được xem là hướng đi tất yếu trong
tương lai.
CĐML là bước phát triển khách
quan của sản xuất lúa ở đồng bằng
sông Cửu Long - vùng sản xuất nông
nghiệp hàng hóa lớn nhất nước ta.
Qua thời gian triển khai CĐML, cho
thấy đây là một phương thức tổ chức
sản xuất triển vọng phù hợp với xu
thế phát triển nền nông nghiệp theo
hướng hiện đại, chất lượng và hiệu
quả. Theo Thứ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT) Bùi Bá Bổng: những
kết quả cụ thể trong việc triển khai
thực hiện “cánh đồng mẫu lớn” ở
ĐBSCL thời gian qua đã thu được
những kết quả đáng khích lệ. Mô
hình cánh đồng mẫu lớn bắt đầu
được Bộ NN&PTNT phát động xây
dựng tại các tỉnh ĐBSCL vào tháng
3/2011 và được các địa phương,
doanh nghiệp, nông dân hưởng ứng
tích cực. Ngay trong vụ hè – thu
2011, đã có 13 tỉnh, với 6.400 hộ
tham gia tham gia xây dựng cánh
đồng mẫu lớn, đạt 7.800 ha. Đến vụ
Đông Xuân 2011-2012, diện tích
CĐML đã tăng lên 15.500 ha ở 8
tỉnh Long An, Đồng Tháp, An
Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần
Thơ, Trà Vinh, Tây Ninh.
Hầu hết các CĐML đã thực hiện ở
Nam bộ đều thành công tốt đẹp cả
về tăng năng suất, chất lượng, giảm
giá thành và tiêu thụ thuận lợi, tăng
thu nhập cho nông dân. Từ khi triển
khai mô hình CĐML, đến nay sản
xuất lúa đã có nhiều tiến bộ như:
gieo sạ đồng loạt theo từng vùng, áp
dụng qui trình sản xuất theo hướng
thực hành tốt (GAP) trên cơ sở các
kỹ thuật đã được ứng dụng rộng như
“3 giảm 3 tăng” (giảm: lượng giống
gieo sạ, phân đạm, thuốc trừ sâu;
tăng: năng suất, chất lượng, hiệu
quả” hoặc “1 phải 5 giảm” (phải:
dùng hạt giống xác nhận, giảm:
ngoài 3 giảm trên còn giảm lượng
nước tưới, giảm thất thoát thu hoạch)
và đặt biệt là áp dụng máy gặt đập
liên hợp.
Tuy nhiên, sản xuất lúa vẫn còn
những mặt tồn tại kéo dài như sản
xuất dựa vào nông hộ cá thể nên qui
mô manh mún, các kỹ thuật tiên tiến
không các nông hộ áp dụng đồng
nhất làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 1
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
xuất và chất lượng sản phẩm, việc
tiêu thụ lúa bị động, nông dân thua
thiệt. Vì vậy, đã đến lúc phải tạo ra
sự liên kết của nông dân trên một
cánh đồng để thống nhất thực hiện
quy trình sản xuất tiên tiến và gắn
kết với thị trường tiêu thụ. CĐML
đưa “nông hộ nhỏ ra cánh đồng lớn”
để nâng cao toàn bộ chuỗi giá trị mà
người sản xuất lúa và người kinh
doanh lúa gạo đều có lợi và đóng
góp nâng cao sức cạnh tranh của
ngành lúa gạo nước ta.
Thứ trưởng cũng nêu rõ, qua một
năm triển khai CĐML cho thấy đây
là một phương thức tổ chức sản xuất
triển vọng phù hợp với xu thế phát
triển nền nông nghiệp theo hướng
hiện đại, chất lượng và hiệu quả. Tuy
nhiên để mở rộng cần xử lý nhiều
vấn đề tiếp theo, trong đó nổi lên các
vấn đề sau:
Thứ nhất, có lực lượng cán bộ kỹ
thuật để hướng dẫn nông dân sản
xuất theo đúng quy trình là yếu tố
quan trọng. Xuất phát từ hiện trạng
nông dân có các trình độ kỹ thuật
khác nhau, vì vậy việc tập huấn,
hướng dẫn nông dân phải được làm
hết sức kỹ lưỡng. Cần có kế hoạch
đào tạo những nông dân nòng cốt để
họ trở thành một nhóm cán bộ kỹ
thuật có khả năng hướng dẫn nông
dân ở từng cánh đồng.
Thứ hai, việc nối kết CĐML với
thị trường, đây là vấn đề khó nhất để
mở rộng CĐML. Vì vậy, cần nhiều
hướng để xử lý vấn đề này, hướng
truyền thống là doanh nghiệp ký hợp
đồng bao tiêu với nông dân, nhưng
hạn chế là hiện nay chưa được nhiều
doanh nghiệp tham gia bao tiêu vì lý
do họ không tổ chức được việc thu
mua trực tiếp với nông dân do thiếu
nhân lực, thiếu kho tàng nên chủ yếu
mua lúa qua thương lái, hoặc mua
gạo nguyên liệu. Mặt khác, cần
nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để đa
dạng hơn các phương thức tiêu thụ
bao gồm một số phương thức hiện
đại như nông dân tham gia cổ phần
trong doanh nhiệp kinh doanh gạo,
đấu thầu tiêu thụ CĐML ở giai đoạn
lúa chín…
Thứ ba, cần tổ chức điều hành
CĐML như thế nào cho phù hợp?.
Trong thời kỳ thí điểm hiện nay,
chính quyền địa phương vào cuộc rất
tích cực ngay cả trực tiếp chỉ đạo,
huy động lực lượng để xây dựng
CĐML. Tuy nhiên, phải tính ngay
đến việc đào tạo các nông dân nòng
cốt để họ có thể điều hành, quản lý
CĐML. Ngoài ra, CĐML có thể nằm
trong hợp tác xã.
Thứ tư, cần thiết đầu tư cơ sở hạ
tầng cho CĐML, đặc biệt là thiết kế
lại đồng ruộng để thuận lợi cho cơ
giới hóa, hoàn thiện thủy lợi nội
đồng, trạm bơm điện, nâng cấp giao
thông đến cánh đồng, hỗ trợ nông
dân mua máy móc thiết bị phục vụ
sản xuất, thu hoạch, ưu tiên bảo hiểm
nông nghiệp, chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào
CĐML…
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 2