Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bản tin kiến thức nông nghiệp năm 2012 6
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VẤN ĐỀ ATVSLĐ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BR-VT
An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là
chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng
và Nhà nước ta. Trong những năm qua,
tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ
trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhận
thức về ATVSLĐ của người sử dụng lao
động và người lao động cũng được nâng
lên.
Thực trạng của công tác
ATVSLĐ tại các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh
Công tác ATVSLĐ đã được nhiều
doanh nghiệp coi trọng và đầu tư đúng
mức, điều kiện làm việc của người lao
động được cải thiện, tình hình tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp (BNN) ở một số
doanh nghiệp đã giảm.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh của quá
trình sản xuất kinh doanh, sự tác động
mặt trái của nền kinh tế thị trường, nhận
thức về ATVSLĐ của một bộ phận người
lao động và người sử dụng lao động còn
hạn chế cũng đã ảnh hưởng không nhỏ
đến việc thực hiện pháp luật an toàn vệ
sinh lao động; từ đó dẫn đến tình hình tai
nạn lao động trên toàn tỉnh đang có chiều
hướng gia tăng.
Theo thống kê của Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO) hàng năm trên thế giới xảy
ra trên 340 triệu người bị tai nạn lao động
và 160 triệu người bị bệnh nghề nghiệp
trong đó hơn 2,3 triệu người chết vì tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Ở
Việt Nam, theo thống kê của Bộ Lao
động – TBXH trung bình hàng năm có
khoảng trên dưới 7.000 người bị tai nạn
lao động và hiện nay có hơn 28.000
người bị bệnh nghề nghiệp. Trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu, hàng năm trung
bình có khoảng trên dưới 10 vụ tai nạn
lao động chết người, riêng năm 2008 xảy
ra 18 vụ, năm 2009 xảy ra 9 vụ, năm
2010 xảy ra 19 vụ, nằm 2011 xảy ra 12
vụ tai nạn lao động chết người.
Điều kiện lao động ở các doanh nghiệp
đã xuất hiện nhiều yếu tố, nguy cơ mới
về an toàn và sức khoẻ do sử dụng các
công nghệ mới. Ô nhiễm môi trường lao
động đang ở mức báo động. BNN có xu
hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh
và loại bệnh. Nếu từ năm 1976 đến năm
1990, trong cả nước chỉ có 5497 người
lao động bị mắc BNN thì từ năm 1990
đến năm 2009, số người mắc BNN đã
tăng thêm gấp gần 3 lần, đưa tổng số
người mắc BNN tính đến cuối năm 2009
gần 25.000 người (mỗi năm có thêm
1000-1500 người mắc mới BNN). Bệnh
nghiệp nghiệp được phát hiện chủ yếu là
bệnh bụi phổ silic, bệnh điếc nghề
nghiệp.... Đáng chú ý là chỉ có 5% số
người lao động được khám BNN, cho
nên trên thực tế số người mắc BNN cao
gấp hàng chục lần số báo cáo. Do lao
động trong điều kiện chuyên môn hoá,
tính đơn điệu lớn, tư thế lao động ít được
thay đổi nên đã xuất hiện một số bệnh
liên quan đến nghề nghiệp như giãn tĩnh
mạch chân, thoái hoá cột sống, sưng
viêm khớp v.v...
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 1
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
Thống kê tai nạn lao động chết người
trong những năm gần đây luôn có xu
hướng gia tăng. Số liệu thống kê của Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội theo
báo cáo chưa đầy đủ của các Bộ, ngành,
địa phương, doanh nghiệp giai đoạn 2005
- 2009, trung bình xảy ra 5500 vụ tai
nạn lao động và có 550 vụ tai nạn chết
người. Tai nạn xảy ra nhiều ở các ngành,
các địa phương công nghiệp phát triển.
Theo số liệu điều tra thì tai nạn lao động
xảy ra trong thực tế cao gấp hàng chục
lần so với báo cáo. Năm 2010, trong khu
vực công nghiệp có khoảng hơn 100.000
người bị tai nạn/năm và khoảng 200.000
người mắc bệnh nghề nghiệp và dự báo
con số này sẽ tăng cao trong những năm
tới nếu không có các biện pháp ngăn
chặn, cải thiện tốt về điều kiện lao động,
môi trường lao động.
Các nhiệm vụ trọng tâm của
doanh nghiệp về ATVSLĐ:
Nhằm đẩy mạnh công tác an toàn vệ
sinh lao động, hạn chế thấp nhất tai nạn
lao động xảy ra, doanh nghiệp cần tổ
chức thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1/ Đẩy mạnh các hoạt động thông tin,
tuyên truyền về công tác bảo hộ lao động
với nhiều hình thức, nội dung phong phú
cho cán bộ quản lý, công nhân lao động.
2/ Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh
lao động cho người lao động, cử cán bộ
quản lý tham gia các lớp huấn luyện về
an toàn vệ sinh lao động do Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội, cơ quan chủ
quản tổ chức.
3/ Củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức
làm công tác bảo hộ lao động của doanh
nghiệp; xây dựng đầy đủ các nội quy,
quy chế, quy trình, biện pháp an toàn vệ
sinh lao động cho từng công việc, máy,
thiết bị, vật tư, nơi làm việc của người
lao động.
4/ Tăng cường công tác tự kiểm tra
việc thực hiện quy định về an toàn vệ
sinh lao động của doanh nghiệp. Có chế
độ khen thưởng, xử lý vi phạm về an toàn
vệ sinh lao động kịp thời.
5/ Đầu tư đúng mức cho việc cải thiện
điều kiện làm việc cho người lao động,
chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường
lao động.
6/ Tổ chức nghiêm túc việc thực hiện
các quy trình, nội quy, quy định về an
toàn vệ sinh lao động trong doanh
nghiệp. Từng bước xây dựng mô hình
quản lý về ATVSLĐ tại doanh nghiệp.
7/ Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính
sách về bảo hộ lao động đối với người
lao động: khám sức khỏe định kỳ, khám
bệnh nghề nghiệp, bồi dưỡng hiện vật,
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thực
hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi, chế độ đối với lao động nữ, lao
động chưa thành niên, lao động cao
tuổi... theo quy định.
Theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh BR-VT
TAI NẠN LAO ĐỘNG: THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành, dù
đã có nhiều cố gắng, nhưng năm 2011
toàn quốc vẫn xảy ra 5.896 vụ TNLĐ,
làm 6.154 người bị nạn, chết 574 người,
bị thương nặng 1.314 người. 10 địa
phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn chết
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 2
người là: TP. HCM, Bình Dương, Hà
Nội, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Sơn La, Thái Nguyên
2 trong 3 tiêu chí đều tăng
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2011,
số vụ và số người bị tai nạn tăng, nhưng
người chết giảm 9,02%. Tần suất TNLĐ
chết người năm 2011 là 5,55/100.000
người lao động, giảm 2,42 so với năm
2010. Địa phương không xảy ra TNLĐ
chết người trong năm 2011 là Nam Định,
Bình Phước, Hà Giang, Bạc Liêu (riêng
tỉnh Bạc Liêu 3 năm liền không để xảy ra
TNLĐ chết người). Theo báo cáo chưa
đầy đủ, chi phí do TNLĐ năm 2011 lên
tới 298 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản 5,85
tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là
661.374 ngày.
Ngành nghề xảy ra nhiều TNLĐ
nghiêm trọng trong năm 2011 là khai
thác mỏ, xây dựng, thợ gia công kim
loại, thợ cơ khí, thợ vận hành máy, thiết
bị, chiếm tỷ lệ 16,2%; Khai thác và xây
dựng chiếm tỷ lệ 11,84%; Gia công kim
loại, cơ khí và liên quan chiếm tỷ lệ 6,44;
Thợ vận hành máy, thiết bị sản xuất vật
liệu chiếm tỷ lệ 5,22%; Lắp ráp và vận
hành máy chiếm tỷ lệ 3,48% trên tổng số
người chết vì TNLĐ.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến mất
ATLĐ cho thấy: có 5,26% do người lao
động không được huấn luyện về ATLĐ;
4,93% do không có quy trình, biện pháp
ATLĐ; 2,22% do tổ chức lao động không
hợp lý; 6,8% do thiết bị không đảm bảo
an toàn. Về người lao động, có 29,54% vi
phạm các quy trình, biện pháp làm việc
an toàn về ATLĐ; 5,03% không sử dụng
các trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá
nhân; 3,45% do vi phạm quy định về
ATLĐ.
Về phía các cơ quan quản lý, việc triển
khai hướng dẫn, thanh kiểm tra việc thực
hiện chưa thực sự hiệu quả dẫn đến tình
trạng còn nhiều người sử dụng lao động,
người lao động cố ý không chấp hành.
Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp
tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các làng
nghề, nông nghiệp chưa được quan tâm
hướng dẫn đầy đủ quy định nhà nước về
ATVSLĐ.
4 nhiệm vụ trọng tâm năm 2012
Để góp phần giảm TNLĐ, bệnh nghề
nghiệp và sự cố cháy nổ, bảo vệ nguồn
nhân lực và phát triển kinh tế bền vững,
cần chú trọng tuyên truyền sâu rộng về
công tác ATVSLĐ-PCCN trong năm
2012 và các năm tiếp theo. Tuần lễ Quốc
gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 14 có chủ
đề: “Xây dựng văn hóa an toàn, phòng
ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
là trách nhiệm, quyền lợi của doanh
nghiệp và người lao động”.
Bộ LĐ-TB&XH, Ban Chỉ đạo Tuần lễ
quốc gia ATVSLĐ-PCCN đề nghị thực
hiện tốt 4 nội dung cơ bản, đó là:
- Các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công
ty tăng cường kiểm tra và chỉ đạo các
đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện
đầy đủ các quy định của Nhà nước về
ATLĐ-VSLĐ và các chế độ BHLĐ;
- Tiếp tục đổi mới phương thức huấn
luyện, trang bị kiến thức về ATLĐ cho
người sử dụng lao động và người lao
động.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 3