Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

bản tin kiến thức nông nghiệp năm 2012  1
MIỄN PHÍ
Số trang
29
Kích thước
272.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
900

bản tin kiến thức nông nghiệp năm 2012 1

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số 145 – 01/2012

NĂM CON RỒNG

Trong số mười hai con giáp, thì

con rồng là con vật huyền thoại.

Theo quan niệm truyền thống của

Trung Hoa và Việt Nam, con Rồng

là con vật thần linh, là con vật mạnh

mẽ nhất được con người ngưởng mộ,

yêu quí, tôn thờ. Sự truyền tụng sự

tích con rồng, cháu tiên, gắn với

huyền thoại Âu Cơ – Lạc Long Quân

mang tính phổ biến tổng quát của

dân tộc Việt và cũng là niềm tự hào

chung cho tất cả dân tộc. Rồng đi

vào lễ hội với đua thuyền được tổ

chức hằng năm, gắn liền với truyền

thống văn minh sông nước. Rồng

được cách điệu qua múa lân, có khi

là đầu sư tử, nhưng chủ yếu là đầu

rồng, còn thân hình dài thướt, vẩy

ngủ sắc lóng lánh, uyển chuyển,

mượt mà mạnh mẻ. Rồng đi vào kiến

trúc tạo thành dạng hoa văn quan

trọng mà qua đó phân định thời kỳ

lịch sử, thời đại tạo tác. Rồng gắn

liền với đền chùa miếu mạo, không

có chỗ nào không có hình ảnh rồng.

Con rồng đi vào các tri thức phong

thủy qua hệ thống long mạch gắn

liền với truyền thuyết đất Rồng bay –

Thăng Long – thời vua Lý dựng

nghiệp. Còn có thể kể thêm những

địa danh như Hạ Long , Bái Tử

Long, Bạch Long Vĩ… Rồng đi vào

cuộc sống con người, qua giao duyên

kết đôi hạnh phúc: “Long phượng

sinh trường”. Rồng được gọi là long,

là rồng, là thìn, từ đó ta có hàm

Long, Hàm rồng, nhưng không ai nói

hàm thìn bao giờ.

Về nhiều mặt, Rồng gắn liền với

truyền thống văn hóa dân tộc, nó là

sản phẩm của trí tưởng tượng siêu

việt của người xưa, gắn liền với nền

văn minh sông nước. Rồng là 1 biểu

tượng văn hóa mang khát vọng cao

cả của đất nước con rồng cháu tiên.

(Sưu tầm)

CON RỒNG TRONG TÂM

THỨC NGƯỜI VIỆT

Mặc dù con rồng là một con vật

tưởng tượng đầy tính siêu nhiên,

nhưng bóng dáng của nó đã trở

thành rất phổ biến trong đời sống xã

hội nước ta, và cũng đã tiềm ẩn

trong tâm thức sâu thẳm của mọi

người dân Việt.

Con rồng đã cùng với những nhân

vật có thật trong lịch sử dân tộc, như

Lý Thái Tổ thấy rồng vàng xuất hiện

nên đặt tên Kinh đô mới là Thăng

Long; và sống cùng với những con

vật trong nghệ thuật Việt Nam, như

qua bộ tứ linh: long, lân, qui, phụng.

Và nó vẫn tồn tại đến ngày nay,

chẳng những nằm yên trong sử sách,

trong các tác phẩm mỹ thuật (điêu

khắc, hội họa, trang trí), mà còn múa

bay, bay lượn một cách sống động và

hấp dẫn trong các lễ hội dân gian.

Con rồng Việt đã ra đời từ thời

Hồng Bàng với truyền thuyết "Con

Rồng cháu Tiên" chứa đầy huyền

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 1

VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN

Số 145 – 01/2012

thoại. Ẩn phục mấy ngàn năm, nó

bay lên vào năm 1.010 vào đầu đời

Lý, rồi đi theo con đường phát triển

của dân tộc trong gần 1.000 năm nay

để sinh ra một đàn 9 con chung sống

trên vùng đồng bằng Cửu Long ở

Nam Bộ. Cuộc đời của con rồng Việt

cũng lâu dài và sức sống của nó cũng

mãnh liệt như chính lịch sử tiến hóa

của dân tộc.

Từ con rồng là một biểu trưng cho

nguồn cội của giống nòi, nó hóa thân

thành một hình tượng của quyền lực

tối cao trong thiên hạ: ông vua. Yết

kiến "long nhan" không phải nhìn

thấy "mặt rồng" mà là được gặp con

người đứng trên trăm họ. Vua và

rồng như hình với bóng. Hình ảnh

con rồng đã được các triều đại quân

chủ Việt Nam từ thời Lý đến thời

Nguyễn dùng để trang trí trên các

công trình kiến trúc cung đình từ

Thăng Long thuở ấy đến Cố đô Huế

hiện nay.

Khi thấy dân chúng bắt chước hình

ảnh con rồng để tô vẽ, đắp nối, khắc

chạm tại các công trình kiến trúc

trong dân gian như nhà ở, đình chùa,

miếu mạo, thì triều đình cấm không

làm rồng đầy đủ cả 5 móng và tô

điểm đẹp đẽ như rồng của vua.

Trước luật lệ khắt khe đó, họ lại làm

rồng từ 4 móng trở xuống với hình

thức đơn giản hơn, nhưng vẫn là

rồng. Con rồng phổ biến trong dân

gian tuy đơn giản, nhưng vô cùng

linh hoạt và bay bướm. Nhiều vật thể

đã được người nghệ sĩ tài hoa cách

điệu hóa thành rồng để đáp ứng yêu

cầu thẩm mỹ và thỏa mãn ước vọng

thăng hoa của nội tâm lãng mạn. Một

đóa hoa, một nhành lá, một cành

mai, một thân trúc, một gốc tre đều

có thể kiểu thức hóa thành rồng với

hàng trăm mô-típ trang trí tuyệt vời.

Nhưng con rồng không phải chỉ

dùng để trang trí, mà nó còn có một

ý nghĩa sâu xa trong sinh hoạt đời

thường của người Việt: biểu tượng

cầu mưa, ước mong phồn thực. Từ

thuở xa xưa, nhân dân ta sống

chuyên về nghề trồng lúa nước. Đã

làm ruộng nước thì cần phải có mưa

thuận gió hòa. Đối với nông dân

trong mấy ngàn năm qua, hiện tượng

cơn lốc cuốn nước ngoài biển khơi là

hình ảnh con rồng thò đầu xuống đại

dương uống nước để lên trời làm

mưa tưới tắm ruộng đồng. Bất cứ

thời nào, mưa cũng là một nhu cầu

thiết yếu, một điều kiện sống còn đối

với nông nghiệp. "Đến ngày nay,

người dân quê Việt Nam vẫn thường

coi những hiện tượng của khí tượng

như gió lốc cuốn nước biển, là hình

ảnh của rồng hút nước gây mưa"

Người xưa cũng đã thường xem

con rồng là một linh vật. Nó đứng

đầu trong "tứ linh" như đã thấy. Qua

ca dao, người bình dân Việt Nam

quan niệm con rồng như là một hình

ảnh đẹp, có giá trị về cả thể chất lẫn

tinh thần. Nó cũng thuộc về loài vật,

nhưng là loài vật cao cấp nhất. Có

nhiều câu ca dao đã sử dụng hình

tượng con rồng để nói bóng về một

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!