Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài giảng kinh tế và phát triển nông thôn
PREMIUM
Số trang
145
Kích thước
58.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
718

Bài giảng kinh tế và phát triển nông thôn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHOA KHUYÊN NÔNG & PTNT

BÀI GIẢNG

KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thái nguyên, 2008

Nôi dung Trang

Chương 1. Tổng quan về kinh tế phát triển nông thôn 4

1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế 4

1.1.1. Các khái niêm 4

1.1.2. Đánh giá phát triển kinh tế 8

l ễ2. Khái niệm và vai trò vùng nông thôn 25

1.2.1. Khái niêm 25

1.2.2. Đặc trưng cùa vùng nông thôn 26

1.2.3. Phân biệt vùng nông thôn và đô thị 27

1.2.4. Vai trò kinh tế cùa vùng nông thôn. 28

1.3. Quan hệ giữa vùng nông thôn và đô thị 29

1.3.1. Quan hệ về đất đai 29

1,3.2. Ọuan hệ về dân số, lao động và đời sống 30

1.3.3. Quan hệ về kinh tế 31

1.3.4. Quan hệ về bào vệ môi trường 31

1.4. Quan điểm và phương hướng phát triển của nông thôn nước ta 32

1.4.1. Nông thôn trong những năm đổi mới 32

1.4.2. Những quan điểm phát triển kinh tế nông thôn trong quá trinh CNH-H ĐH 34

1.4.3. Phương hướng phát triển kinh tế nông thôn 37

1.5. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học 39

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu cùa môn học 39

1,5.2. Nội dung của môn học kinh tế phát triển nông thôn 40

1.5.3. Phương pháp nghiên cứu môn học 40

Chương 2: Cơ cấu kinh tế nông thôn 42

2.1. Bản chất và đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông thôn 42

2.1,1. Bản chất của kinh tế nông thôn 42

2.2.2. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông thôn 43

2.2.3. Những chi tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả của cơ câu kinh tê NT 46

2.2. Nội dung cơ cấu kinh tế nông thôn 47

2.2.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành 47

2.2.2. Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ 49

2,2.3. Cơ cấu theo thành phần kinh tế 50

23. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu 51

2.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 51

2.3.2. Nhóm các nhân tố về kinh tế - xã hội 51

2.3.3. Nhóm nhân tố về tồ chức - kỹ thuật 53

2.4. Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cáu 54

2.4.1. Phương hướng chuyên dịch cơ câu kinh tê 54

2,4.2. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế 55

Chương 3: Kinh tế nông nghiệp và chính sách phát triển NNNT 59

3.1. Vai trò, đặc điểm và phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp 59

3.1.1. Vai trò và đặc điểm 59

-1-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

5.1. Bản chất, vai trò, đặc điểm kinh tế dịch vụ nông thôn 92

5.1.1. Bản chất 92

5.1.2. Vai trò của các ngành dich vu nông thôn 92

5.1.3. Đặc điểm kinh tế dich vu nông thõn 93

5.2. Phân loại kinh tế dịch vụ nông thôn 94

5.2.1. Theo lĩnh vưc cung ứng dich vu 94

5.2.2. Theo tính chất xã hội của đối tương phuc vu 95

5.2.3. Theo nội dung của các dich vu 95

5.2.4. Theo trách nhiêm chi trả dich vu của người sử dung dich '01 97

5.3. Các hình thức tổ chức kinh tế dịch vụ 97

5.3.1. Các hình thức tổ chức kinh tế dịch vụ 97

5.3.2. Điều kiện và thủ lục cấp giấy phép kinh doanh 101

Chương 6: Kinh tế xây dựng kết cấu hạ tầng nồng thôn 106

6.1. Bản chất, vai trò, dặc điếm của hệ thống kết cấu hạ tảng nông thón 106

6 .1.1. Bản chát hê thống kết cấu hạ tầng nông thôn 106

6.1.2. Vai trò của hê thống kết cấu ha tâng nông thôn 105

6.1.3, Những đãc điểm chủ yếu của việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn 107

6.2. Nội dung hệ thống kết cấu hạ tầng nòng íhỏn 109

6.2.1. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật 109

6.2.2. Hệ thống kết cấu hạ !ầng xã hội 111

6.3. Đầu tư xáy dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nòng thôn 112

6.3.1. Thưc trạng đầu tư xây dựng hê thống kết cấu hạ tầng nông thôn 112

6.3.2. Phương thức tao vốn đẩu tư xây dựng kêì cấu hạ tẩng nỏng thôn 116

Chương 7: Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với nông thôn ¿f'CrttA 123

7ẽl. Vai trò, đặc điểm và xu hướng phát triển các làng xã 123

7.1.1. Vai trò 123

7.1.2. Đăc điểm 123

7 1 3 Xu hướng phát triển các làng xã 126

7.2. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nông thôn 127

7.2.1. Các nguyên tắc hoạt động của hệ thống tổ chức quàn lý nông thôn 127

7.2.2, Hê thống tổ chức chính trị cơ sở ở nông thôn 129

7.2.3. Hê thông tổ chức kinh tế cơ sờ ở nông thôn 131

7.2.4. Hê thống các tổ chức xã hôi hoặc chính trị - xã hội ờ nông thôn 131

7.3. Hệ thống thông tin trong quản lý nhà nước ở nông thôn 132

7.3.1. Hê thống các thông ¡in về kinh tế nông thôn 133

7.3.2. Hê thống thống tin về dán số lao động nông thôn 133

7.3.3. Hê thống thông tin về đất đai ở nông thôn 136

7.4. Hệ thống công cụ quản lý nhà nước đôi với nông thôn 138

7.4.1. Pháp luật 138

7.4.2. Hệ thống chính sách 139

7.4.3. Kế hoach hoá 141

-3-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 1 ,

Tổng quan về kinh tế phát triên nông thôn

1.1. TẢNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRlỂN k in h t ê

1.1.1. Các khái niệm

Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước

trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc

gia. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển trong

quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển.

a. Tảng trưởng kinh tế

Tăng trường kinh tế được xem là một trong những vấn đề hấp dẫn trong

nghiên cứu kinh tế phát triển và cùng với thời gian, quan niệm vể vấn đề này

cũng ngày càng hoàn thiện hon.

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một

khoảng thời gian nhất định (thường là một nãm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy

mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ

tãng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng

nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới

dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP,

GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người.

Như vậy, bản chất cùa tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của

nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gấn liền với tính bền

vững hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh

này, điều được nhấn mạnh nhiều hom là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ

tiôu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình q'ùâẽ"ề đầu Rguòi. HơrẾ thẫô nữa, quá trìnhẳ

ấy nhải được tạo nên hởi nhân tố đóng vai trò quvết định là khoa học. công nehệ

và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý.

b. Phát triển kinh tê

Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời

gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được

hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mạt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế đươc

xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kếí hợp một cách

chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia

- A -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo cách hiểu như vậy, phát triển phải là một quá trình lâu dài và do các nhân tố

nội tại của nền kinh tế quyết định.

Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:

Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng

thu nhập bình quân trên đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về

lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một

quốc gia và thực hiện những mục tiêu phát triển khác.

Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức

phản ánh sự hiến đổi vể chất cùa nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các giai

đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tê' giữa các nước với

nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc

gia đạt được.

Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu

cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng

hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự

tăng tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các địch vụ y tế, nước sạch, trình độ

dân trí giáo dục của quần chúng nhân dán v.v,.. Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự

thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.

c. Phát triển kinh tế bền vũmg

Từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, khi tăng trường kinh tê của

nhiều nước trên thế giới đã đạt được một tốc độ khá cao, người ta bắt đầu có

những lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai

cơn người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Theo thời gian, quan niệm

về phát triển bền vững ngày càng được hoàn thiện. Năm 1987, vấn đề về phát

triển bền vững được Ngân hàng Thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên, theo đó phát

triển bền vững là "... sự phái triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm

nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai''' Quan niệm

đầu tiên về phát triển bền vững của WB chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng có

hiệu quả nguổn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con

người trong quá trình phát triển. Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững

được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tô' môi trường tài nguyên thiên

nhiên, yếu tô' môi trường xã hội được đặt ra với ý nghĩa quan trọng. Hội nghị

Thượng đỉnh Thế giói về Phát triển bển vững tổ chức ỏ Johannesbug (Cộng hoà

-5-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nam Phi) nãm 2002 đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có

sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triền, gồm: tăng

trưởng kinh tế, cãi thiện các vấn dể xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí đê

đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt

tiến bộ và công bầng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên

nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Đảng cộng sản Việt Nam

đã thể hiện rõ quan điểm về phát triển bền vững trong Chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước đến năm 2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi

trường”, gắn sự phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị xã hội, bảo đảm

an ninh quốc phòng.

d. Lựa chọn con đường phát triển theo quan điểm tăng trưởng và phát

triển kinh tế

Lịch sự phát triển kinh tế cho thấy, mỗi quốc gia, tuỳ theo quan niệm khác

nhau của các nhà lãnh đạo đã lựa chọn những con đường phát triển khác nhau.

Nhìn một cách tổng thể, có thể hệ thống sự lựa chọn ấy theo ba con đường: nhấn

mạnh tãng trưởng nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và phát

triển toàn diện.

Các nước phái triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa trước đây

thường lựa chọn con đường nhấn mạnh lãng trưởng nhanh. Theo cách lựa chọn

này, Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng

trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội, Các vấn đề về bình đẳng, công bằng xã

hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt ra khị tãng trưởng thu

nhập đã đạt được một trình độ khá cao. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia thực hiện

iheu mô ỉùiili này đã ỉàm cho nền kinh tế rất nhanh khởi sắc, tốc độ íărẨg truởrỄg

thu nbẩập bình quân năm rất cao. Tuy vậỵi theo sợ lựa chọn nàv. nhữne hệ auả

xấu đã xảy ra: một mặt, cùng với quá trình tâng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng

vê kinh tế, chính tn, xã hội ngày càng gay gắt, các nội dung về nâng cao chất

lượng cuộc sống thường không được quan tâm, một số giá trị văn hoá, lịch sử

truyển thống của dân tộc và đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân bị

phá huỷ. Mặt khác, việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh trước mắt đã

nhanh chóng dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia, huỷ hoại môi trường

sinh thái, chất lượng tăng trưởng kinh tế không đảm bảo và vi phạm những yêu

-6-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

cầu phát triển bền vững. Chính những hạn chế này đã tạo ra lực cản cho sự tàng

trưởng kinh tế ở giai đoạn sau. Sự phát triển kinh tế của các nước Braxin, Mehico,

các nước OPEC và kể cả Philipin, Malaysia, Indonesia đi theo sự lựa chọn này.

Mô hình nhấn mạnh vào bình đẳng và công bằng xã hội lại đưa ra yêu

cầu giải quyết các vấn đề xã hội ngay từ đầu trong điều kiện thực trạng tăng

trưởng thu nhập ờ mức độ thấp. Các nguồn lực cho phát triển cũng như chăm sóc

sức khoẻ, giáo dục, văn hoá được quan tâm và thực hiện theo phương thức dàn

đều, bình quân cho mọi ngành, mọi vùng và các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Đây là mô hình khá nổi bật của các nước đi theo Chủ nghĩa xã hội trước đây,

trong đó có cả Việt Nam. Theo mỏ hình này, các nước đã đạt được một mức độ

khá tốt về các chỉ tiêu xã hội, Tuy vậy, nền kinh tế thiếu các động lực cần thiết

cho sự tăng trưởng nhanh, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nền kinh tế

lâu khởi sắc và ngày càng trở nên tụt hậu so với mức chung của thế giới. Các chỉ

tiêu xã hội thường chỉ đạt cao về mặt số lượng mà có thể không đảm bảo về chất

lượng.

Hiện nay, nén kinh tế mở cửa, hội nhập cho phép nhiều nước đang phát

triển tận dụng ỉợi thế lịch sử để thực hiện một sự lựa chọn tối ưu hơn bằng con

đường phát triển toàn diện. Theo mô hình này, Chính phủ của các nước, một mặt

đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, khuyến khích dán cư làm giàu,

phát triển kinh tế tư nhân và ỉhực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp

nguồn lực; mặt khác, cũng đồng thời đặt ra vấn đề bình đẳng, công bằng và nâng

cao chất lượng cuộc sống dân cư. Hàn Quốc, Đài Loan là những nước đã thực

hiện theo sự lựa chọn này. Trong quá trình cải tổ nén kinh tế, Đảng và Chính phủ

Việt Nam đã thể hiện sự lựa chọn theo hướng phát triển toàn diện. Đi đôi với thực

hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, chúng ta đã đưa ra mục tiêu giải quyết vấn đề

công bằng xã hội ngay từ đầu và trong toàn tiến trình phát triển.

Việc hệ thống hoá các con đường phát triển kinh tế mặc dù mang nội dung

tương đối, nhưng nó là cần thiết để giúp các nưóc, căn cứ vào điều kiện kinh tế,

chính trị trong và ngoài nước ở từng giai đoạn cụ thể để có hướng đi thích hợp

cho mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.1.2. Đánh giá phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế theo cách hiểu toàn diện như trên được đánh giá theo ba

tiêu thức cơ bản: tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự thay đổi

trong các chỉ tiêu xã hội.

a. Đánh giá tăng trưởng kinh tê

Theo mô hình kinh tế thị trường, thước đo tăng trưởng kinh tế được xác

định theo các chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia (SNA). Các chỉ tiêu chủ yêu

gồm có:

* Tổng giá trị sản xuất (GO Gross output) là tổng giá trị sản phẩm vật

chất, dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời

kỳ nhất định (thường là một năm). Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất có thể được tính

theo hai cách

Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các dơn vị, các

ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC)

và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA).

* Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross domestic product) là tổng giá trị

sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi

lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định.

Để tính GDP, có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối

+ Theo cách tiếp cận từ sản xuất, GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ

kinh tế. Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất

thường trú trong nền kinh tế.

Như vậy: VA = ¿(VA,) Trong đó VA là giá trị gia tăng của toàn nền kinh

;=1

tẻ; VA, là giá trị gia tăns ngành i.

VA, = GO, - IC, Trong đó: GO, là tổng giá trị sản xuất và

ICj là chi phí trung gian của ngành i.

+ Tiếp cận từ chi tiêu, GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia

đình (C), chi tiêu của Chính phủ (G), đầu tư tích luỹ tài sản (I) và chi tiêu qua thương

mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X-M).

GDP = c + G + 1 + (X-M)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tiếp cận từ thu nhập, GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình

thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: Thu nhập của người có

sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W); Thu nhập của người có

đất cho thuê (R); Thu nhập của người có tiền cho vay (In); Thu nhập của người có

vốn (Pr); Khấu hao vốn cố định (Dp) và cuối cùng là thuế kinh doanh (Tị).

GDP = w + R + In + PR + Dp + T[

* Tóng thu nhập quốc dán (GNI - Grosx national income) Đây là chỉ tiêu

thay cho chỉ tiêu GNP, về nội dung thì GNI và GNP là như nhau, tuy vậy khi sử

dụng GNI là muốn nói theo cách tiếp cận từ thu nhập chứ không phải nói theo

góc độ sản phẩm sản xuất như GNP

Hiểu khía cạnh trên, GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ

cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất

định. Chỉ tiêu này bao gồm các khoản hình thành thu nhập và phân phối lại thu

nhập lần đầu có tính đến cả các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước

ngoài. Như vậy, GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được

điều chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài.

GNI = GDP + Chênh lệch thu nhập nhân tô'với nước ngoái.

Chênh ¡ệch thu nhập Thu nhập lợi lức Chi trả lợi tức nhân

nhân tố với nước ngoài nhân tô' từ nước ngoài tô' ra nước ngoài

Sự khác nhau về lượng giữa GDP và GNI là ở phần chênh lệch thu nhập

nhân tố với nước ngoài, Ở các nước đang phát triển thì GN1 thường nhỏ hơn GDP

vì thông thường phẩn chênh lệch này nhận giá trị ám.

* Thu nhập quốc dân (NI National Income) là phần giá trị sản phẩm vật

chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là

tổng thu nhập quốc dân (GNI) sau khi đã loại trừ đi khấu hao vốn cố định của

nền kinh tế (Dp).

NI = GN1 - Dp

* Thu nhập quốc dân sử dụng (NDl National Disposable ỉncome) là

phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong

một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này được hình thành sau khi thực hiện phân phối

thu nhập lẩn thứ hai, thực chất nó là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều

chỉnh các khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thưởng trú

-9-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

và không thường trú. Tuy vậy, xét trên toàn bộ nền kinh tế các chuyển nhượng

hiện hành giữa các đơn vị thường trú sẽ triệt tiêu nhau, vì nếu có mộl đơn vị chi

thì sẽ có một đơn vị khác thu chuyển nhượng. Vì vậy, NDI là NI sau khi điều

chỉnh các khoản chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài:

NDỈ = NI + Chênh lệch vé chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài

Chênh lệch về chuyển Thu chuyển Chi chuyển nhượng

nhượng hiện hành với = nhượng hiện hành hiện hành ra

nước ngoài từ nước ngoài nước ngoài

* Thu nhập bình quàn đầu người

Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng để

đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người,

GNI/người). Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi

dân số. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo

quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. Sự gia

tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự

tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân

cư giữa các quốc gia với nhau.

Theo dõi chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người có thể xác định khoảng thời

gian cẩn thiết để nâng cao mức thu nhập lên gấp 2 lần dựa vào tỷ lệ tăng trưởng kinh

tế theo dự báo. Một phương pháp đơn giản và khá chính xác tiếp cận đến con số nàv

gọi là “Luật 70” Theo luật này, thời gian để thu nhập dán cư tăng lên gấp 2 lần được

xác định xấp xỉ bằng 70 chia cho tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người

hàng năm theo dự báo. Ví dụ, nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người

của một nước đặt ra là 5% thì sẽ đạt được mức tăng gấp 2 lần sau khoảng 14 năm

(70 : 5). Dự báo mức tăng thu nhập bình quân trên đầu người có V nơhĩa nuan Ịrọn.p

trong nghiên cứu xu hướng chuyển biến thu nhập của các quốc gia từ nhóm này

sang nhóm khác so với mức bình quân toàn thế giới.

* Vấn đê giá đ ể tính các chỉ tiêu tăng trưởng

Các chỉ tiêu phản ánh tãng trưởng kinh tế nêu trên đều được tính bằng giá

trị. Giá sử dụng để tính các chỉ tiêu tăng trưởng gồm ba loại khác nhau: giá so

sánh, giá hiện hành và giá sức mua tương đương.

Giá so sánh (giá cố định) là giá được xác định theo mặt bằng của môi

năm gốc. Năm được chọn làm nărn gốc là năm mà nền kinh tế của quốc gia ít c -

-10-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

những biến động lớn, và khoảng cách của năm gốc không nên quá xa so với năm

hiện hành.

- Giá hiện hành là giá được xác định theo mặt bằng của năm tính toán.

- Giá sức mua tương đương (PPP - Purchasing power parity) do nhà thống

kê học người Mỹ là R.C.Geary đề xuất, theo đó giá được xác định theo mặt bằng

quốc tế và hiện nay thường tính theo mặt bằng giá của Mỹ.

Mỗi loại giá phản ánh một ý nghĩa và được dùng vào những mục đích khác

nhau. Chỉ tiêu tăng trường tính theo giá cố định phản ánh thu nhập thực tế, thường

sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các thời kỳ và có ý nghĩa so sánh

theo thời gian. Nếu tính theo giá hiện hành, kết quả nhận được là thu nhập danh

nghĩa, thu nhập đạt được theo mặt bằng giá tại thời điểm tính toán và thường được

sử dụng trong việc xác định các chỉ tiêu có liên quan đến vốn đầu tư, cơ cấu ngành

kinh tế, ngân sách, thương mại v.v... Để quy đổi GDP thực tế thành GDP danh

nghĩa và ngược lại, cần sử dụng thông tin về chỉ số giảm phát GDP (deflater GDP).

Các chỉ tiêu tính theo giá ppp phản ánh thu nhập được điều chỉnh theo mặt bằng

giá quốc tế và dùng để so sánh theo không gian. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đáu

người tính theo sức mua tương đương thường dùng để so sánh mức sống dân cư

bình quân giữa các quốc gia, là cơ sở để các tổ chức quốc tế xét đoán việc cho vay

hay điều kiện, thời hạn được vay đối với các nước khác nhau và xác định mức

đóng góp của các nước thành viên trong các tổ chức quốc tế.

Theo dõi tình hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới (xem bảng số liệu ở

dưới) cho thấy nền kinh tế các nước có mức íhu nhập cao chiếm khoảng 80%

GDP và GNI toàn thế giới, thu nhập bình quân trên đầu người ở các nước này

cũng cao hon rất nhiều so với các nước khác. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng GDP

bình quan năm của các nước có mức thu nhập thấp lại có xu hướng cao hơn cá.

Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, Ân Độ và một

số nước Đông Nam Á trong những năm gần đây vẫn duy trì tốc độ tăng trường

kinh tế cao. Mộí nhận xét khác cho thấy từ bảng số liệu, nếư theo phương pháp

ppp, tỷ trọng tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người của các nước đang

phát triển trong tổng thu nhập thế giới cao hơn nhiều so với thu nhập tính theo

phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp. Năm 2003, tỷ trọng thu nhập tính theo

GNI ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình trong tổng thu nhập thế giới

chỉ chiếm 19% nếu tính theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp nhưng con

-11-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

số này đã lên đến 44,5% nếu tính theo ppp. Theo phương pháp này, Trung Quốc

trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ và Ấn Độ đứng thứ 5. Việt Nam

nếu tính theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp thì GNI/người năm 2003 là

480$, nhưng tính theo ppp thì mức này là 2490$ (gấp khoảng 5 lần)

Bảng 1.1. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế của một sổ nước năm 2003

Tên nước

GDP GNI GNI theo ppp

Tỷ đỏ

la

% tăng trung

bình hàng

năm 1990-

2003

Tỷ đô

la

Đôla

trên đầu

người

Tỷ đô

la

Đôla

trên đầu

người

1. Theo nhóm nước

- Thu nhập cao 29.270 2,5 27732 28.550 28603 29450

- Thu nhập trung bình 5.995 3,3 5732 1920 17933 6000

- Thu nhập thấp l ẻ101 4,3 1038 450 5052 2190

2. Môt số nước tiêu biểu

-M ỹ 10.881 3,2 10946 37610 10946 37610

- Nhât 4.326 1,3 4390 34510 3641 28620

- Anh 1.794 2,6 1680 28350 1639 27650

- Pháp 1.747 1,9 1523 24770 1640 27460

- Trung Quốc 1.409 9,5 1470 1100 6435 4990

- Ấn Đô 598 5,8 568 530 3068 2880

3. Một số nước Đông

Nam Á

- Singapore 91 6,3 90 21230 103 24180

- Hồni? Kỗnp 158 3.7 m 2S41Ồ 196 28810

- Hàn Quốc 605 5,5 576 12020 859 17930

-Thái Lan 143 3,7 136 2190 462 7450

- Indonesia 208 3,5 173 810 689 3210

- Malaysia 103 5,9 94 3780 222 8940

- Philipin 80 3,5 88 1080 379 4640

- Viêt Nam 40 7,5 39 480 202 2490

Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới, 2005

-12-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Đánh giá cơ cấu kinh tê

Cơ cấu kinh tế được hiểu là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể

nển kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất

lượng giữa các bộ phận với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong

những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn vận động và hướng vào những

mục tiêu cụ thể. Nếu các thước đo tãng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng thì

xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thể hiện mặt chất của nền kinh tế trong quá

trình phát triển, Đánh giá sự phát triển kinh tế cần xem xét một cách toàn diện

các góc độ của cơ cấu kinh tế.

* Cơ cấu ngành kinh tẻ

Về lý thuyết, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện cả mặt định lượng và định tính ,

Mặt định lượng chính là quy mô và tỷ trọng chiếm về GDP, lao động, vốn của

mỗi ngành trong tổng thể kinh tế quốc dân. Mặt định tính thể hiện vị trí và tầm

quan trọng của mỗi ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân. Các nước đang phát

triển có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng

nông nghiệp của các nước này thường chiếm từ 20% - 30% GDP. Trong khi đó ở

các nuớc phát triển, tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm từ 1 % 7%.

Bảng sau đây sẽ minh hoạ cơ cấu ngành kinh tế năm 2003 theo từng nhóm nước

với các mức độ thu nhập khác nhau.

Bảng 1.2. Cơ cấu ngành theo GDP cho một sở nhóm nước năm 2003

Đơn vị tính: %

Nhóm nước Nông nghiệp Công nghiệp Dich vu

1. Các nước thu nhập cao 2 27 71

2. Các nước thu nhập trung bình 11 38 51

3. Các nước thu nhập thấp 25 25 50

4. Đông á & Thái Bình Dương 14 49 38

5. Nam á 23 25 52

6. Châu Mỹ la tinh 7 25 68

7. Châu Phi 14 29 57

Nguồn: Báo cáo phát triển th ế giới 2005, Ngân hàng Thế giới

Trong quá trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều có

sự chuyển đổi theo một xu hướng chung là tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng

-13-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

giảm đi, trong khi đó tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng

tãng lên

Ở Việt Nam, qua bảng trên và những số liệu từ những nãm 2000 trở lại đây

cho thây cơ cấu ngành kinh tê đang có sự chuyển dịch phù hợp với xu hướng

chung. Tuy vậy, việc chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp còn

chậm là một điểm yếu của nước ta so với một sô nước trong khu vực. Nếu cứ tiếp

tục theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa trên lợi thê so sánh tĩnh như hiện nay thì

Việt Nam khó có thể duy trì được mức tăng trưởng cao trong thời gian dài, đặc

biệt trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng.

* Cơ cáu vùng kinh tế

Sự phát triển kinh tế được thể hiện ở cơ cấu vùng kinh tế theo góc độ thành

thỊ-và nông thôn, ở các nước đang phát triển, kinh tế nông thôn chiếm tỷ trọng

rất cao. Theo số liệu của WB vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, 45 nước có

mức thu nhập thấp, tỷ trọng dân số nông thôn chiếm 72%, còn 63 nước có mức

thu nhập tiếp theo, con số này là 65%. Trong khi đó các nước phát triển có hiện

tượng đối ngược lại, 80% dân số sống ở khu vực thành thị.

Một xu hướng khá phổ biến của các nước đang phát triển là luôn có một

dòng di dân từ nông thôn ra thành thị. Đó là kết quả của “lực đẩy” ra khỏi khu

vục nông thôn bởi sự nghèo khổ cũng như sự thiếu thốn đất đai ngày càng nhiều

và cả “lực hút” từ sự hấp dẫn của khu vực thành thị. Dòng di dán ngày càng lớn

đã tạo ra áp lực rất mạnh đối với Chính phủ các nước đang phát triển. Mặt khác,

việc thực hiện các chính sách công nghiệp hoá nông thôn, đô thị hoá, phát triển

hệ thống công nghiệp, dịch vụ nông thôn làm cho tỷ trọng kinh tế thành thị ở các

nước đang phái triển ngày càng tăng lên, tốc độ tăng dàn sô' thành thị cao hơn so

VƠI [OC QỌ lang ir ư u n ^ u& n SÜ CI 1 u 11U v a u u LỈ1ỈIU1 I'd x u ÍI1C ì l ù p lý liO iĩg íjü ci îrin ii

phát írierễế WB đã ÌÍÌCO doi xii the pli át triển này ở các nước đang phát trịểp tron0

20 năm từ 1980 đến 2000 và đưa ra số liệu khá thuyết phục, thể hiện qua bảng

1.4 sau đây:

-14-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!