Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài giảng kinh tề hộ và kinh tế trang trại
MIỄN PHÍ
Số trang
68
Kích thước
466.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1195

Bài giảng kinh tề hộ và kinh tế trang trại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bài giảng

Kinh tề hộ và Kinh tế

trang trại

Bài giảng Kinh tề hộ và Kinh tế trang trại Thời gian 45 tiết

MỤC LỤC TRANG

Chương 1......................................................................................................................................................3

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIẼN VỀ

PHÁT TRIỂN KINH TÉ HỘ NÔNG DÂN Ở NƯỚC TA.....................................................................3

1.QUAN NIỆM VỀ HỘ NÔNG DÂN VÀ KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN...........................................3

2. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN..........................................................................5

3. VAI TRÒ KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN...........................................................................................5

4. NHỮNG KẾT QUẢ TÍCH CỰC BƯỚC ĐẦU .............................................................................6

5. KHÓ KHĂN VÀ THỬ THÁCH TRONG THỜI GIAN TỚI VỚI KINH TẾ HỘ. .....................7

6. PHÂN BIỆT HỘ VÀ GIA ĐÌNH..................................................................................................11

7. NÔNG HỘ......................................................................................................................................11

8. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA HỘ.............................................................................................13

9. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU KINH TẾ NÔNG HỘ...................................................15

10. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KINH TẾ HỘ .............................................................................16

CHƯƠNG II...............................................................................................................................................17

KINH TẾ TRANG TRẠI ....................................................................................................................17

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI.......................................................17

2. KINH TẾ TRANG TRẠI Ở MỘT SỐ NƯỚC.............................................................................18

3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở NƯỚC TA.........................................................23

CHƯƠNG III..............................................................................................................................................31

LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI SẢN XUẤT VÀ

TIÊU DÙNG CỦA HỘ (NÔNG DÂN VÀ NÔNG TRẠI)..................................................................31

1. KINH TẾ HỘ VÀ KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (KTTT)

............................................................................................................................................................31

2. LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰA CHỌN SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG CỦA NÔNG HỘ VÀ

NÔNG TRẠI......................................................................................................................................32

3. NÔNG DÂN VÀ TRANG TRẠI VỚI TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN..........................................35

4. NÔNG DÂN VÀ TRANG TRẠI VỚI RỦI RO .........................................................................36

5. NÔNG DÂN VỚI SỰ VẤT VẢ....................................................................................................38

6. QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘ TRONG ĐK CÓ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG.................................38

CHƯƠNG IV..............................................................................................................................................44

CÁC NGUỒN LỰC CỦA HỘ NÔNG DÂN VÀ TRANG TRẠI......................................................44

1.VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI ....................................................................................44

2. MỘT SỐ NGUỒN LỰC CHỦ YÉU ............................................................................................44

2

Bài giảng Kinh tề hộ và Kinh tế trang trại Thời gian 45 tiết

CHƯƠNG V...............................................................................................................................................48

HẠCH TOÁN VÀ ĐÁNH GÍA KINH TẾ NÔNG HỘ VÀ NÔNG TRẠI.........................................48

1.THU VÀ THU NHẬP ........................................................................................................................48

1.THU ( tổng thu)...............................................................................................................................48

2.CHI TIÊU CỦA HỘ.......................................................................................................................49

3. HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ SẢN XUÁT THEO PHƯƠNG PHÁP LÃI THÔ.......51

4. CÁCH LỰA CHỌN MUA SẮM CÔNG CỤ…...........................................................................57

5. HẠCH TOÁN THỰC KIẾM CỦA HỘ .......................................................................................58

6. ĐÁNH GIÁ KINH TẾ NÔNG HỘ...............................................................................................58

CHƯƠNG VI .............................................................................................................................................62

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ VÀ TRANG TRẠI...................................................62

1. THỰC TRẠNG KTH NƯỚC TA.................................................................................................62

2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KTNH..............................................................................................63

3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ NÔNG HỘ VÀ NÔNG TRẠI NƯỚC TA..........66

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIẼN VỀ

PHÁT TRIỂN KINH TÉ HỘ NÔNG DÂN Ở NƯỚC TA.

1.QUAN NIỆM VỀ HỘ NÔNG DÂN VÀ KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

Có nhiều ý kiến khác nhau về hộ, tập hợp một số ý kién của các học giả

cho thấy:

3

Bài giảng Kinh tề hộ và Kinh tế trang trại Thời gian 45 tiết

1). Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà.

2). Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung

và có chung một ngân quỹ.

3). Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản

xuất, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác (Hà Lan 1980)

4). T.G.Mc.Gee (1989): hộ là nhóm người chung huyết tộc, hay không

cùng chung huyết tộc, ở chung trong một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và

có chung một ngân qũy.

5). Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động

6). Hộ là một đơn vị bảo đảm tái sản xuất nguồn lao động thông qua việc

tổ chức nguồn thu nhập chung.

7). Prof. Raul Iturna, Hộ là một tập hợp những người cùng chung huyết

tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo ra vật phẩm để bảo tồn

chính bản thân họ và cộng đồng.

Quan niệm của các nhà học giả về hộ nông dân trên thề giới đều cho rằng

hộ nông dân có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của hộ nong dân mang lại. Từ những quan

niệm của các nhà học giả ta thấy KTH nông dân là một hình thức kinh tế cơ

bản và tự chủ trong nông nghiệp được hình thành và tồn tại khách quan lâu

dài dựa trên cơ sở sử dụng lao dộng, đất đai và tư liệu sản xuất khác của gia

đình là chính.

Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trò của hộ gia

đình cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản

xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà còn là

chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế.

Kinh tế hộ nông dân (KTHND) khác hình thức kinh tế khác:

- Đó là kinh tế của những người sống chung một gia đình, họ cùng

làm ăn chung và có cùng một ngân quỹ.

- Là loại hình kinh tế thích nghi, có lợi thế cùng các hạn chế bởi các

yếu tố đất đai, lao động, tiền vốn và thái độ tiêu dung của người chủ hộ.

Ở các nước phát triển, KTHND thường thể hiện ở dạng trang trại. Ở các

nước kém phát triển KTHND chủ yếu là kinh tế tiẻu nông.

Hiện nay nước ta có trên 13 triệu hộ nông dân và các hộ kinh doanh dịch

vụ gắn với kinh tế nông dân trên địa bàn nông thôn (dưới đây gọi chung là kinh

tế hộ nông dân) có trình độ sản xuất khác nhau từ tự cung tự cấp đến sản xuất

hàng hóa, tử tiểu nông đến trang trại. Vì vậy ở đây chúng ta nghiên cứu cả

4

Bài giảng Kinh tề hộ và Kinh tế trang trại Thời gian 45 tiết

KTHND và kinh tế trang trại (KTTT), do KTHND và KTTT không hoàn toàn

giống nhau do vậy có sự nghiên cứu tách biệt.

2. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

- Là loại hình kinh tế trong đó các thành viên làm việc một cách tự

chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản than, gia đình và xã hội. Xét về nội tại

của hộ thì các thành viên cùng huyết tộc.

- Là đơn vị kinh tế cơ sở vừa sản xuất vừa tiêu dùng. Có sự thống

nhất giữa đơn vị kinh tế và đơn vị xã hội. do đó đòng thời thực hiện hài hòa

được nhiều chức năng mà các đơn vị kinh tế khác khong thể có dược. KTHND

có khả năng điều chỉnh rất cao trong mối quan hệ sản xuất – trao đổi – phân phối

– tiêu dung.

- Là hình thức kinh tế luôn thích nghi với các dặc điểm của sản xuất

nông nghiệp là sinh vật, đất đai là TLSX chủ yếu.

- Là một tế bào xã hội phổ biến mang tính chất đặc thù với điều kiện

tự nhiên của mỗi nước và mỗi khu vực trên thế giới. Trình dộ của nó phát triển

từ thấp đến cao.

- Tuy là đơn vị kinh tế độc lập, nhưng không đối lập với kinh tế HTX

và kinh tế Nhà nước.

3. VAI TRÒ KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừa cung cấp nguồn

nhân lực, vừa là nguồn của cải vật chất (chưa nói tới tinh thần) cho cuộc chiến,

đồng thời lại là nơi sản xuất vật chất để bảo đảm cuộc sống không những cho gia

đình (chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ gia đình làm kinh tế

vườn theo lối tự túc, tự cấp), mà còn đóng vai trò là hậu phương lớn miền Bắc

cho tiền tuyến lớn miền Nam (trên cơ sở phát triển hợp tác xã theo kiểu cũ).

Vai trò của kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn lao

động sản xuất, nhất là kể từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực phát

triển. Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của Chỉ thị 100, ngày 31-

1-1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến

nhóm và người lao động trong hợp tác xã. Tiếp theo đó, Nghị quyết 10, ngày 5-

4-1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp đã tạo cơ sở quan trọng

để kinh tế hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp. Ngoài

ra, đối với khu vực nông, lâm trường, nhờ có Nghị định số 12/NĐ-CP, ngày 3-2-

1993 về sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông

nghiệp nhà nước, các nông, lâm trường đã từng bước tách chức năng quản lý nhà

nước đối với quản lý sản xuất, kinh doanh, các gia đình nông, lâm trường viên

cũng được nhận đất khoán và hoạt động dưới hình thức kinh tế hộ. Tuy những

đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn không thay đổi, nhưng việc được giao

5

Bài giảng Kinh tề hộ và Kinh tế trang trại Thời gian 45 tiết

quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh

doanh tự chủ, tự quản. Động lực mới cho sự phát triển kinh tế trong nông

nghiệp, nông thôn đã xuất hiện.

4. NHỮNG KẾT QUẢ TÍCH CỰC BƯỚC ĐẦU

Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh

tế hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng đi vào

cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân. Và mặc dầu phong trào hợp tác xã không

còn phát huy tính tích cực như xưa, nhưng diện mạo của kinh tế hộ nông dân

Việt Nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho

việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành

nghề mới, nâng cao thu nhập. Theo số liệu điều tra, trên 74,5% số hộ đã có từ 2 -

4 loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập(1)

.

Cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng tăng

dần số lượng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp, như

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; số hộ làm nông, lâm nghiệp và

thủy sản giảm từ 80,9% năm 2001 xuống còn 70,9% năm 2006. Các nghiên cứu

đều cho thấy, giai đoạn 2001 - 2006 tốc độ chuyển dịch ấy đã diễn ra nhanh hơn

trước. Nếu thời gian này GDP nông nghiệp đóng góp 20,23% vào cơ cấu kinh tế,

nhưng là nền tảng của sự ổn định chính trị - xã hội vì chúng ta có tới trên 70%

dân số sống tại nông thôn, thì trong số đó, đã có tới 40% dân số nông thôn có

nguồn thu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đây là một động thái

tích cực.

Trong bản thân lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, số hộ sản

xuất thuần túy nông nghiệp giảm dần, trong lúc số hộ tham gia sản xuất lâm

nghiệp, thủy sản tăng lên. Tuy vậy, tính đến năm 2006, số lượng và tỷ trọng các

hộ trong lĩnh vực thủy sản (chiếm 6,2%), lâm nghiệp (chiếm 0,3%) vẫn bị đánh

giá là còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế.

Khi nhắc tới những thành tựu chung của kinh tế đất nước như giữ được vị

thứ thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo (tính đến năm 2007), đứng đầu về xuất

khẩu cà phê rô-bu-sta và hạt tiêu, một trong 10 nước hàng đầu về thủy sản..., thì

phải nói, kinh tế hộ nông dân trong nông thôn đã đóng vai trò chính trong việc

tạo ra lượng hàng hóa lớn để phục vụ xuất khẩu. Trong lĩnh vực nông nghiệp nói

riêng, đã có 5 mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Đó là thủy

sản (3,8 tỉ USD), gỗ (2,4 tỉ USD), cà phê (1,86 tỉ USD), gạo (1,46 tỉ USD), cao

su (1,4 tỉ USD).

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!