Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

“ Thực trạng an ninh lương thực tại Việt Nam và các biện pháp khắc phục”.
MIỄN PHÍ
Số trang
58
Kích thước
323.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
994

“ Thực trạng an ninh lương thực tại Việt Nam và các biện pháp khắc phục”.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập

A. Phần Mở Đầu

1. Lý do chọn đề tài.

Trong nhiều thập kỷ qua, an ninh lương thực luôn là vấn đề bức xúc

của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Tìm kiếm giải pháp đảm bảo an ninh lương thực cho tất cả mọi người

không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia nghèo mà nó đã trở

thành vấn đề thời sự mang tính toàn cầu. Nhiều sách báo, nhiều tổ chức và

cá nhân, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế đã thường xuyên đề cập

và thảo luận về chương trình an ninh lương thực quốc gia và toàn cầu. Từ

đó họ đã rút ra một kết luận hết sức có ý nghĩa đó là: giải quyết kịp thời

vấn đề lương thực là trung tâm của mọi cố gắng hiện nay để phát triển kinh

tế xã hội một cách bền vững.

Ở Việt Nam, sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng

và Chính phủ, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói

riêng đã có bước phát triển nhanh, liên tục và tương đối ổn định. Sản xuất

nông nghiệp tăng trưởng nhanh với tốc độ bình quân 4.3%/năm. Từ năm

1988 đến nay, sản lượng lương thực (gạo, ngô, sắn) liên tục tăng với mức

hơn 1 triệu tấn/năm, tốc độ tăng bình quân là 5%, gấp 2 lần mức tăng dân

số. Năm 2000 sản lượng lương thực đạt trên 34 triệu tấn, bình quân lương

thực đầu người đạt gần 450 kg. Nhờ vậy hầu hết dân cư đã có đủ lương

thực để dùng. Sản xuất các loại thực phẩm, như rau, quả, cá, thịt,… cũng

tăng nhanh đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước và có dư để xuất

khẩu. Sau đổi mới, Việt Nam từ một nước thiếu lương thực phải nhập khẩu

hàng năm trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo chủ yếu trên thế

giới với số lượng lương thực xuất khẩu trên 3 triệu tấn/năm.

An ninh lương thực ở nước ta đang được thiết lập và đã đạt được

những thành công to lớn trên nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, việc đảm bảo an

Thiều Đình Trọng KTNN 47 1

Chuyên đề thực tập

ninh lương thực vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là khả năng tiếp cận lương

thực của mọi tầng lớp dân cư còn thấp và không đồng đều. Do khả năng

tiếp cận lương thực của các hộ gia đình còn hạn chế nên trên thực tế hiện

nay tại Việt Nam vẫn còn trên 17% hộ đói và trên 40% trẻ em dưới 5 tuổi

suy dinh dưỡng. Mức tiêu dùng bình quân nhiều loại thực phẩm còn thấp so

với thế giới. Một bộ phận dân cư có mức tiêu dùng lương thực thực phẩm

quá thấp (dưới 2100 kcal/ngày), bấp bênh và có sự chênh lệch giữa các

vùng, giữa thành thị và nông thôn.

Có thể nói an ninh lương thực hiệ nay đã trở thành yêu cầu mang

tính pháp lý của mỗi quốc gia, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vần đề

này trong quá trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất

nước. Có thực mới vực được đạo, sự đúc kết kinh nghiệm đó cho thấy giữ

được an ninh về lương thực đảm bảo được an huy xã hội sẽ tạo điều kiện thuận

lợi cho tất cả các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, sản xuất, kinh doanh,

vượt qua mọi khó khăn, thách thức trước mắt tiếp tục đưa nền kinh tế trong đó

có sản xuất lương thực phát triển ổn định, bền vững.

Với tâm nguyện góp phần nâng cao nhận thức về an ninh lương thực,

đồng thời tìm ra những giải pháp hợp lý để đạt được an ninh lương thực

một cách bền vững, là một sinh viên kinh tế nông nghiệp, trước thực trạng

trên em xin mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:

“ Thực trạng an ninh lương thực tại Việt Nam và các biện pháp khắc

phục”.

2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề an ninh lương thực

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, nghiên cứu vấn đề tại Việt Nam

Về thời gian, giai đoạn 2006-2009

Thiều Đình Trọng KTNN 47 2

Chuyên đề thực tập

3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề an ninh lương thực tại Việt Nam nhằm phản ánh

thực tiễn tình hình an ninh lương thực quốc gia, đồng thời tìm hiểu những

ảnh hưởng của tình hình an ninh lương thực thế giới đối với Việt Nam, từ

đó góp phần làm sáng tỏ nội dung, yêu cầu về an ninh lương thực ở Việt

Nam trong quá trình phát triển đất nước. Đồng thời, góp phần bổ sung

phương pháp nghiên cứu, đánh giá an ninh lương thực quốc gia, phân tích

điều kiện, khả năng cũng như các trở ngại của Việt Nam trong quá trình

phát triển để đề ra giải pháp thực hiện an ninh lương thực một cách bền

vững

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Trước hết hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan vấn đề an ninh lương

thực. Sau đó, phản ánh thực tiễn tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam,

khẳng định những thành công đã đạt được và tìm ra những khó khăn bất ổn

còn tồn tại trong hoạt động bảo đảm an ninh lương thực tại Việt Nam để có

những giải pháp phù hợp.

4. Vấn đề nghiên cứu

Có phải tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam hiện nay đang có

nhiều bất ổn?

5. Giả thuyết nghiên cứu

Tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam hiện nay đang có nhiều bất

ổn.

6. Phương pháp nghiên cứu

Bài luận văn được viết ra dựa trên phương pháp nghiên cứu là phương

pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải các tài liệu thu được từ Tổng công ty

lương thực Miền Bắc và kết hợp với quan sát, phỏng vấn đề thu thập thông

tin thực tế .

Thiều Đình Trọng KTNN 47 3

Chuyên đề thực tập

Kết cấu của khóa luận gồm có ba phần:

Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về an ninh lương thực.

Chương II : Thực tiễn tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam

Chương III : Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những bất ổn.

Sau đây ta đi vào dàn ý chi tiết từng chương :

Thiều Đình Trọng KTNN 47 4

Chuyên đề thực tập

B. Phần Nội Dung

Chương I :

Cơ sở lý luận và thực tiễn về an ninh lương thực

1. Khái niệm, vai trò của an ninh lương thực

1.1. Khái niệm an ninh lương thực

Khái niệm về an ninh lương thực được Tổ chức Lương - Nông Liên

Hiệp Quốc (FAO) đưa ra vào thập niên 80 của thế kỷ trước với ba nội dung

để một nước được cho là bảo đảm an ninh lương thực: (1) Có đủ lương

thực cho cả nước, (2) Có khả năng cung cấp lương thực ổn định và điều

hòa cho mọi người đang sống trên lãnh thổ và (3) tất cả mọi người dân có

đủ khả năng mua lương thực khi cần. Ba nội dung này đã được Ủy ban An

toàn lương thực thế giới và Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên Hiệp Quốc

thừa nhận sau một thời gian dài tranh cãi vì nhận thấy đây là những yêu cầu

khắc nghiệt. Một quan điểm khác cho rằng một quốc gia được xem là đạt

an ninh lương thực khi tỷ lệ tăng sản lượng lương thực hàng năm cao hơn

tỷ lệ tăng dân số.

An ninh lương thực là một trạng thái mà không lúc nào con người bị

đói, nghĩa là họ có đủ các chất dinh dưỡng cho một cuộc sống hiệu quả,

hoạt bát và khỏe mạnh. Tuy nhiên sẵn có nguồn lương thực chưa phải một

điều kiện để bảo đảm an ninh, bởi vì con người vẫn có thể bị chết đói khi

lương thực dồi dào. Trong một thế giới tiến bộ như ngày nay vẫn còn hơn

800 triệu người bị đói. Vấn đề chủ yếu ở chỗ việc phân phối lương thực

kém hiệu quả và con người thiếu khả năng mua hàng. Qua đó có thể thấy

ngoài nhân tố ảnh hưởng của thiên tai đối với khả năng sản xuất lương

thực, các chính sách và trình độ quản lý kinh tế của các chính phủ cũng

đóng góp một phần không nhỏ vào việc bảo đảm nguồn cung cấp lương

thực cũng như thu nhập cho người dân.

Thiều Đình Trọng KTNN 47 5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!