Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng tranh chấp về phí bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TRỌNG ĐẠT
THỰC TRẠNG TRANH CHẤP VỀ PHÍ
BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
THỰC TRẠNG TRANH CHẤP VỀ PHÍ
BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thủy
Học viên: Nguyễn Trọng Đạt
Lớp: Luật Kinh Tế, khóa 30
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Trọng Đạt, là học viên lớp Cao học Luật Khóa 30, chuyên
ngành Luật Kinh tế, mã số học viên: 18300710085.
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào, được hoàn
thiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thủy.
Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ
và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng …năm 2022
Học viên thực hiện
Nguyễn Trọng Đạt
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SST Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 BLDS Bộ luật dân sự
1 DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
2 HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
3 KDBH Kinh doanh bảo hiểm
4 TAND Tòa án nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ PHÍ BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN ......................15
1.1. Khái quát về phí bảo hiểm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ......15
1.1.1. Khái niệm về phí bảo hiểm và phí bảo hiểm tài sản.....................................15
1.1.2. Đặc điểm của phí bảo hiểm tài sản ..............................................................17
1.1.3. Cơ sở hình thành nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài
sản...........................................................................................................................21
1.1.4. Sự cần thiết phải điều chỉnh của pháp luật đối với phí bảo hiểm tài sản ....24
1.2. Quy định của pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng tài sản ................27
1.2.1. Khái quát chung pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
tài sản.....................................................................................................................27
1.2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về phí bảo hiểm tài sản..............................31
Kết luận Chương 1 ......................................................................................................37
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ PHÍ BẢO HIỂM
TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN...38
2.1. Thực tiễn tranh chấp về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hiểm tài
sản..............................................................................................................................38
2.1.1. Khái niệm tranh chấp và thẩm quyền giải quyết tranh chấp về phí trong hợp
đồng bảo hiểm tài sản.............................................................................................38
2.1.2. Tranh chấp về tránh nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khi bên
mua bảo hiểm nộp phí sau thời hạn nộp phí nhưng trước thời điểm sự kiện bảo
hiểm xảy ra..............................................................................................................41
2.1.3. Tranh chấp về trách nhiệm bảo hiêm của doanh nghiệp bảo hiểm khi bên
mua bảo hiểm nộp phí sau thời hạn thỏa thuận nộp phí và khi sự kiện bảo hiểm đã
xảy ra ......................................................................................................................45
2.1.4. Tranh chấp về việc bên mua bảo hiểm có thỏa thuận nợ phí bảo hiểm và
hợp đồng bảo hiểm chưa chấm dứt ........................................................................49
2.1.5. Thanh toán phí bảo hiểm thông qua ủy nhiệm chi tại ngân hàng và lãi suất
do quá thời hạn trả tiền bồi thường và nộp phí bảo hiểm......................................52
2.2. Thực trạng quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về thời điểm
phát sinh trách nhiệm bảo hiểm và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm .....................56
2.3. Một số giải pháp và kiến nghị về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài
sản..............................................................................................................................58
2.3.1. Sự cần thiết của các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phí bảo
hiểm trong bảo hiểm tài sản ...................................................................................58
2.3.2. Giải pháp định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phí bảo hiểm
trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ............................................................................59
2.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về phí bảo hiểm trong bảo
hiểm tài sản.............................................................................................................63
Kết luận Chương 2 ......................................................................................................66
KẾT LUẬN ..................................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................1
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm (KDBH) đã hình thành và phát triển tại cách
đây hàng trăm năm và đã trở thành một cơ chế quan trọng trong việc hạn chế tác hại
của rủi ro. Một điều có tính quy luật là kinh tế - xã hội càng phát triển, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân càng nâng cao thì nhu cầu về bảo hiểm càng lớn1
.
Ngày nay hoạt động bảo hiểm không ngừng phát triển, trở thành ngành
dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với nhiều loại hình bảo
hiểm đa dạng, phong phú ăn sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trở thành
một nhu cầu không thể thiếu của hoạt động thương mại và đời sống thường nhật
của con người. Nếu phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện có tính chất quyết định mở
và phát triển bảo hiểm thì bảo hiểm cũng có tác dụng kích thích kinh tế - xã hội phát
triển2
. Lợi ích này của dịch vụ bảo hiểm do phương thức hoạt động kinh doanh của
DNBH tạo ra. Ngoài ra, dịch vụ bảo hiểm đóng vai trò là công cụ tập trung vốn cho
nền kinh tế. Điều này thể hiện ở chỗ, do sự chênh lệch giữa thời gian thu phí và chi trả
tiền bảo hiểm của DNBH nên tạo ra sự tạm thời nhàn rỗi của vốn, nguồn vốn này có
thể khai thác để đầu tư. Như vậy, khi nhắc đến KDBH là nhắc đến rủi ro và lợi nhuận;
KDBH cũng là kinh doanh rủi ro và mang tính rủi ro; Rủi ro không chỉ xảy ra với
DNBH mà còn với người mua BH. Bên cạnh đó BH giúp nâng cao khả năng ngăn
ngừa rủi ro và hạn chế rủi ro đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.
Pháp luật là công cụ thiết yếu để nhà nước thực hiện việc quản lý, điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng
đòi hỏi pháp luật cũng luôn phải vận động phát triển và dự liệu đáp ứng nhu cầu thực
tế đặt ra. Bảo hiểm ở Việt Nam là một trong những lĩnh vực mới so mới thế giới có
thể nói là lĩnh vực còn ra đời khá muộn. Năm 1964 Công ty Bảo hiểm Việt Nam được
thành lập theo Quyết định 179/CP của Chính phủ ngày 17/12/1964 chính thức đi vào
hoạt động ngày 15/01/1965 từ năm 1965 đến năm 1992 chỉ có duy nhất công ty bảo
hiểm Việt Nam (gọi tắt Bảo Việt). Đánh dấu cho sự hình thành khung pháp lý cho sự
phát triển hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam bằng việc ngày 18/12/1993 Chính phủ ban
hành Nghị 100/CP về KDBH, Các DNBH ra đời với hình thức tổ chức và sở hữu khác
nhau. Trải qua trình hình thành và phát triển, bảo hiểm tài sản đã và đang thể hiện
những vai trò quan trọn của mình đối với nền kinh tế thể hiển qua số liệu thống kê hoạt
1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2004), Giáo trình Bảo hiểm, Nxb. Thống kê, tr.26.
2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2004), tlđd (1), Nxb. Thống kê, tr.27.