Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng tranh chấp thương hiệu ở Việt Nam.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
23
Kích thước
280.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1967

Thực trạng tranh chấp thương hiệu ở Việt Nam.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

B. NỘI DUNG

I. Lý luận chung

1 . Thương hiệu

a. Các cách tiếp cận của thương hiệu

- Thương hiệu chính là nhãn hiệu hàng hóa.

- Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức,

cá nhân khác nhau.

- Nhãn hiệu là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của từ ngữ, hình ảnh

được thể hiện bằng màu sắc.

- Thương hiệu là nhãn hiệu đã được đăng kí bảo hộ và đã nổi tiếng.

- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng

rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

- Thương hiệu dành cho doanh nghiệp còn nhãn hiệu dành cho hàng

hóa.

- Thương hiệu là tên gộp chung của nhãn hiệu hàng hóa, tên thương

mại, chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa.

- Một nhãn hiệu cũng bao gồm các yếu tố trên.

- Thường có sự nhầm lẫn giữa tên thương mại và thương hiệu.

Tên thương mại( tradename) nếu đáp ứng được các yêu cầu của pháp

luật sẽ đương nhiên được bảo hộ mà không cần bất kỳ một thủ tục xác lập

nào – tức là được cấp đăng ký kinh doanh thì quyền được bảo hộ đối với tên

thương mại đã được xác lập.

=> Có rất nhiều các cách tiếp cận để nhận biết một thương hiệu nhưng

ta có hiểu thương hiệu một cách tổng quát đó là:

Thương hiệu là một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản

phẩm, doanh nghiệp,và là hình tượng trong tâm trí công chúng.

b. Các thành tố của thương hiệu

- Tên thương hiệu( brandname): là phần phát âm được.

Ví dụ: Samsung, Honda, LG …..

- Biểu tượng( symbol): là phần không phát âm được, thông qua biểu

tượng truyền tải thông điệp tới khách hàng, có thể sử dụng hình ảnh của

nhân vật là người thật.

Ví dụ: Hình ảnh ông già cầm cây gậy của dầu ăn Neptune, hình con hổ

của Tiger.....

- Biểu trưng( logo):

- Khẩu hiệu( slogan)

Ví dụ: Bitis: nâng niu bàn chân Việt

Bia Hà Nội: bia của những khát khao

Prudental: Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu.

- Kiểu dáng cá biệt của hàng hóa: tự bản thân hàng hóa, sản phẩm có

kiểu dáng cá biệt khiến người tiêu dùng nhớ đến nó.

Ví dụ: Iphone, Vespa, ...

- Nhạc hiệu

Ví dụ: nhạc hiệu của Knorr, izzi…

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!