Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

y học gia đình - Chương 3: Làm việc với các gia đình ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 3: Làm việc với các gia đình
Nathan Berolzheimer, Susan M. Thrower, and Aleberta Koch - Hatlem
Người thầy thuốc gia đình có một vai trò độc đáo trong việc kết hợp hai chuyên
khoa tâm lý xã hội với y sinh học trong thực hành lâm sàng. Bởi vì việc thực hành
tại gia đình không bị giới hạn bởi tuổi, giới và loại vấn đề, người thầy thuốc gia
đình có thể chǎm sóc lâu dài cho toàn thể các thành viên trong gia đình. Hiểu biết
sự phát triển của từng cá thể và cả gia đình cho phép người thầy thuốc giải quyết
được những vấn đề tâm lý cũng như về y học. Chương này giới thiệu lý thuyết về
các hệ gia đình và một số các ứng dụng mấu chết cho sự chǎm sóc bệnh nhân tại
gia đình.
MÔ HìNH TÂM Lý Xã HộI
Mô hình sinh tâm lý xã hội trong chǎm sóc sức khoẻ được bác sĩ George Engel đề
nghị nǎm 1997, mở rộng mô hình y sinh học truyền thống bằng thêm vào đó phần
cá nhân và xã hội của sức khoẻ và bệnh tật. Những ảnh hưởng tâm lý xã hội lên
bệnh tật bao gồm cả những khả nǎng về trí tuệ, thể chất, cảm xúc, cả những kinh
nghiệm sống và vai trò là một thành viên của gia đình kiểu hạt nhân và kiểu mở
rộng, nhóm nghề nghiệp và một cộng đồng.
Các yếu tố tâm lý - xã hội vừa tác động lên quá trình bệnh tật vừa bị quá trình
bệnh tật tác động lên. Để điều trị bệnh nhân có hiệu quả, người thầy thuốc phải
chú ý tới những yếu tố đó.
Các yếu tố tâm lý - xã hội trong đời sống bệnh nhân thường đóng vai trò chủ chết
trong việc tuân thủ điều trị. Chẳng hạn như sự điều trị có hiệu quả đối với bệnh
nhân đái tháo đường bao gồm thay đổi tập quán gia đình và thay đổi hành vi của
bệnh nhân như phải tuân thủ những can thiệp y học truyền thống.
ĐịNH NGHĩA GIA ĐìNH
Gia đình là khối tổ chức cơ sở trong đa số nền vǎn hoá. Nó bảo hộ, nuôi dưỡng,
dìu dắt và xã hội hoá trẻ em, hội nhập và xác định cá thể, hợp pháp hoá các quan
hệ giới tính và sinh đẻ tổ chức xã hội kinh tế. Sự đô thị hoá và hai cuộc chiến tranh
thế giới đã đem lại nhiều đổi thay trong cấu trúc và chức nǎng gia đình ở Hợp
chủng quốc Hoa kỳ. Cấu trúc gia đình truyền thống hay còn gọi là gia đình hạt
nhân (chồng, vợ và các con cái cùng chung sống một nhà) với nhưng quan hệ
khǎng khít với họ hàng (những người ngoài các gia đình hạt nhân, có quan hệ
huyết thống hay hôn nhân) không còn là dạng gia đình chiếm đa số trong xã hội
chúng ta nữa. Thật vậy chỉ có 26% trong tổng số các hộ gia đình ở Hợp chủng
quốc 1991 là có cặp vợ chồng (có kết hôn) ở cùng với con cái.
Chưa có số liệu cụ thể về vấn đề khi thành viên của những gia đình lớn sống xa
cách nhau về mặt địa lý thì sự giúp đỡ của họ đối với nhau ra sao nhưng kết quả
cuộc điều tra dân số nǎm 1990 đã đưa ra một số dạng gia đình sau đây tǎng lên (1).
Người lớn sống một mình - 25% tổng số các hộ (tǎng 75% so với nǎm 1970).
Cặp nam nữ sống chung không cưới - 3 triệu nhà có các cặp này (tǎng 2,5 triệu kể
từ nǎm 1970).
Con sống chung với một trong hai bố mẹ - 25% tổng trẻ em dưới 18 tuổi (16,6
triệu trẻ em, tǎng 5% so với nǎm 1980).
Do những thay đổi về kinh tế trong thập kỷ 1980, các chuyên gia tiên đoán sự
giảm sút trong lối sống tốn kém, cụ thể là sẽ giảm số lượng người lớn sống một
mình. Tỷ lệ li dị cũng được tính là sẽ giảm, một phần cũng do chi phí tốn kém cho