Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 1 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 1
Thiên một : THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN
Ngày xưa, Hoàng Đế khi sinh ra đã có tính thần linh, tuổi còn nhỏ đã biết nói, còn bé
đã xử lý mọi việc nhanh nhẹn và chu đáo. Khi lớn lên, tính tình ông đôn hậu, minh
mẫn. Khi thành nhân ông được lên ngôi vua [1]. Có lần ông hỏi Thiên Sư (Kỳ Bá) rằng :
“Ta nghe rằng người thì thượng cổ tuổi tác có đến trăm tuổi mà động tác vẫn không suy
yếu, người thì nay tuổi mới nửa trăm mà động tác đều suy yếu. Đó là vì thì thế khác
nhau ư ? Hay là con người sắp mất đi ( sự hòa điệu Âm Dương)?[2] - Kỳ Bá đáp : “
Người thì thượng cổ đều biết đạo dưỡng, họ bắt chước theo lẽ (biến hóa) của Âm
Dương, hòa hợp được với thuật luyện tinh khí, Ăn uống có điều độ, thức ngủ theo lẽ
thường, không lao động mệt nhọc 1 cách cẩu thả, do đó hình thể và thần khí của họ
đầy đủ để có thể sống trọn tuổi trời, trăm tuổi mới chết [3]. Người thì nay thì không thế,
họ lấy rượu làm thứ uống, lấy sự cẩu thả làm lẽ thường, say sưa rồi giao hợp, lấy sắc
dục làm cho tinh khí bị hao kiệt, hao tổn đến chân khí, họ không biết giữ vững cái chén
đầy, không theo đúng sự thay đổi khí tiết bốn mùa để bảo dưỡng tinh thần, họ chỉ muốn
làm cho khoái cái tâm, làm nghịch lại cái vui chân thực, họ thức bgủ không điều độ, do
đó mà tuổi mới nửa trăm thì đã suy yếu vậy [4]. Ôi ! Thì thượng cổ, bậc thánh nhân dạy
người dân dưới mình, (muốn cho họ) đều phải rõ về (tai hại) của hư tà, tặc phong,
muốn cho họ tùy theo thì tiết mà tránh tà khí, phải giữ lòng điềm đạm, hư vô, phải sống
đúng với chân khí mình [5]. Tinh thần có giữ được bên trong thì bệnh làm sao có thể
đến được? [6] Được vậy thì chí sẽ nhàn mà ít ham muốn, tâm được an mà không sợ
sệt, hình thể nhọc nhằn mà không mệt mỏi [7]. Khí được theo với lẽ thuận, mọi việc
theo đúng ý muốn của mình và đều được toại nguyện [8]. Nhờ vậy mọi người được ăn
ngon, mặc theo ý muốn, vui với tập tục nơi mình sống [9]. Kẻ ở vùng cao hay thấp
không ham muốn cái gì ngoài nơi của mình ở [10]. Nhờ vậy, ta gọi người dân này là
“phúc” [11]. Nhờ vậy, sự ham muốn không làm mắt bị mệt, điều dÂm tà không làm Tâm
bị mê hoặc [12]. Tất cả kẻ ngu, bậc trí, bậc hiền, người đúng đắn không bị ngoại vật
làm cho kinh sợ [13]. Cho nên, ta gọi đó là hợp với Đạo [14].
Lý do tại sao những người này có thể sống đến trăm tuổi mà động tác không suy
yếu, đó là nhờ họ đã giữ được cái Đức của mình toàn vẹn, nên không bị nguy (tính
mạng )(15).
-Hoàng Đế hỏi : “Con người khi tuổi già không thể có con, đó là do tinh lực đã tận ư ?
Hay là do Thiên số khiến như vậy ?”[16] - Kỳ Bá đáp : “Con gái 7 tuổi Thận khí thịnh,
răng thay, tóc dài; tuổi mười bốn (nhị thất – 2 x 7) thì Thiên quý đến, Nhậm mạch thông,
Xung mạch thịnh, Nguyệt sự theo đúng thì chảy xuống, cho nên có thể sinh con; tuổi
hai mươi mốt (tam thất – 3 x 7) Thận khí sung mãn, cho nên răng thực mọc lên và dài
hẳn; tuổi hai mươi tám (tứ thất – 4 x 7) thì gân và xương cứng chắc, tóc dài nhất, thân
thể thịnh tráng; tuổi ba mươi lăm (ngũ thất – 5 x 7) mạch Dương minh bị suy, mặt bắt
đầu nhăn, tóc bắt đầu rụng; tuổi bốn mươi hai (lục thất – 6 x 7) mạch Tam dương bị suy
ở trên, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu trắng; tuổi bốn mươi chín (thất thất – 7 x 7) Nhậm
mạch bị hư, mạch Thái xung suy thiếu, Thiên quý kiệt, mạch đạo ở hạ bộ không còn
thông, cho nên hình thể bị hoại và không còn sinh con nữa [17]. Trượng phu (con trai) 8
tuổi thì Thận khí thực, tóc dài, răng thay; tuổi mười sáu (nhị bát – 2 x 8) Thận khí thịnh,
Thiên quý đến, tinh khí (có thể) chảy tràn ra, Âm Dương được hòa, cho nên có thể có
con; tuổi hai mươi bốn (tam bát – 3 x 8) Thận khí được sung mãn, gân xương thẳng