Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xử Lý Chậm Cháy Cho Gỗ Bạch Đàn Trắng Eucalyptus Camaldulensis Dehnh Bằng Hỗn Hợp Boric Borat Natrisilicat
MIỄN PHÍ
Số trang
54
Kích thước
633.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
738

Xử Lý Chậm Cháy Cho Gỗ Bạch Đàn Trắng Eucalyptus Camaldulensis Dehnh Bằng Hỗn Hợp Boric Borat Natrisilicat

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA CHẾ BIẾN LÂM SẢN

----------------   -----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XỬ LÝ CHẬM CHÁY CHO GỖ BẠCH ĐÀN TRẮNG

(Eucalyptus camaldulensis Dehnh.) BẰNG HỖN HỢP

BORIC - BORAT - NATRISILICAT

Ngành: chế biến lâm sản

Mã số: 101

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Quý Nam

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Phú

Khoá học: 2004 – 2008

Hà tây, 2008

2

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn sự

giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo và các bộ môn trong khoa Chế Biến

Lâm Sản, những người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn

Quý Nam, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập đề tài.

Cảm ơn Trung Tâm Thông Tin Khoa Học Thư Viện, phòng Thí Nghiệm

khoa Chế Biến Lâm Sản, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao

công nghệ rừng của Trường Đại Học Lâm Nghiệp, cùng toàn thể các bạn đồng

nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài nay.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Tây, tháng 05 năm 2008

Sinh Viên

Nguyễn Tiến Phú

3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay vật liệu gỗ được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống của

chúng ta. Đặc biệt là gỗ tự nhiên có màu sắc vân thớ đẹp, độ bền cơ học cao

được sử dụng rất phổ biến trong đời sống của con người. Nhưng gỗ còn có

nhược điểm là dễ cháy, nhất là ở độ ẩm thấp (độ ẩm sử dụng).

Với biện pháp xử lý chống cháy cho gỗ và sản phẩm từ gỗ đã có rất

nhiều biện pháp khác nhau mà trên thế giới đã từng quan tâm. Nhưng mỗi

phương pháp khác nhau mang lại hiệu quả sử dụng khác nhau. Trong đề tài này

chúng tôi muốn tìm ra một phương pháp nhằm đem lại hiệu quả sử dụng tốt

hơn cho sản phẩm từ gỗ tự nhiên.

Gỗ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Denhn) là một trong số

loại gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến trong công trình xây dựng, giao thông,

khai thác hầm mỏ, đồ mộc,….Như vậy môi trường sử dụng đa phần là tiếp xúc

với ẩm rất dễ bị rửa trôi. Do vậy, khi đưa hoá chất vào trong gỗ phải có tính ổn

định cao (khó bị rửa trôi) nhằm đạt được thời gian sử dụng lâu hơn. Ở đây, dựa

vào tính chất của các hỗn hợp chất dưới đây để tẩm cho gỗ Bạch đàn.

Do vậy, được sự nhất chí của Trường Đại Học Lâm Nghiệp, khoa Chế

Biến Lâm Sản, tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Xử lý chậm cháy cho gỗ Bạch

đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh.) bằng hỗn hợp Boric - Borat -

Natrisilicat”

4

Chƣơng 1

TỔNG QUAN

1.1. Hiện trạng và xu thế của các sản phẩm gỗ chậm cháy

1.1.1. Hiện trạng

Ngày nay do nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng nhiều, mà gỗ là nguyên liệu

dễ gây ra cháy nên chúng ta cần phải có các biện pháp xử lý chậm cháy cho nó

để gỗ không phải là nguyên nhân gây ra cháy. Trong hệ thống phân loại các sản

phẩm xây dựng của Châu Âu, mức độ nguy hiểm bắt lửa của các loại vật chất

phân thành 5 cấp A, B, D, E, G. Ưu điểm chủ yếu của các sản phẩm gỗ được

xử lí chậm cháy là chúng có khả năng mở rộng phạm vi sử dụng. Các sản phẩm

gỗ được xử lí chậm cháy có thể đáp ứng yêu cầu của nhóm B trong hệ thống

phân loại các sản phẩm xây dựng của châu Âu, trong khi đó các sản phẩm gỗ

không xử lí chậm cháy xếp vào nhóm D.

Hiện nay, sự phát triển của các sản phẩm gỗ chậm cháy không đáp ứng đủ

nhu cầu sử dụng. Vấn đề chính là độ bền của các chất chậm cháy trong trường hợp

sử dụng ngoài trời nơi mà thời tiết có thể làm rò rỉ các chất chậm cháy.

Trong trường hợp sử dụng trong nhà, vấn đề quan trọng nhất là đặc điểm

thẩm mỹ mà không phải lúc nào cũng có thể đoán biết được. Nhiều chất chậm

cháy truyền thống có tính hút ẩm dẫn đến hiện tượng kết tinh của các muối trên

bề mặt cũng xảy ra ở các sản phẩm dùng trong nhà.

1.1.2. Xu thế chung

Các sản phẩm gỗ không được xử lý chậm cháy là nguyên nhân gây ra các vụ

hoả hoạn làm thiệt hại đến con người và của cải vật chất. Do vậy, các sản phẩm

gỗ phải được xử lý chậm cháy để giảm rủi ro hoả hoạn và giảm số người chết

do hoả hoạn gây ra , đó là triển vọng về thị trường các sản phẩm gỗ chậm cháy.

1.2. Vật liệu chậm cháy

1.2.1. Trên thế giới

Lịch sử phát triển về chậm cháy cho gỗ và sản phẩm từ gỗ có thể nói bắt

đầu từ năm 1907. Lúc đó, người ta cho MgO, MgCl2, MgBr2 vào trong các loại

5

ván tương tự như các loại gỗ tự nhiên. Do đó thành phần Halogen thể hiện tính

chậm cháy rõ rệt và ngay lập tức được các nhà sản xuất chấp nhận.Việc tạo ra

các chất chậm cháy đã có từ lâu, đầu tiên người ta chậm cháy cho vải đến sau

này được chậm cháy cho gỗ mới xuất hiện. Đã có ý kiến cho rằng chỉ nên lấy

các chất chậm cháy cho vải để dùng chậm cháy cho gỗ là được. Quan điểm đó

bị nhiều nhà khoa học đã bác bỏ.

Năm 1940, các công trình nghiên cứu của hãng “Bankroft” đã công bố

một số chất chậm cháy vô cơ như: chậm cháy muối Bazơ, các sáng chế của

Z.A.Zôgovin cùng các cộng tác viên đã tạo ra các chất chậm cháy hữu cơ như:

chất Cloparafin.

Năm 1953, Anon đã đưa ra hợp chất chậm cháy vô cơ như: chất chậm

cháy vô cơ như: Chất chậm cháy nhóm Bo, hợp chất kim loại. Đến năm 1960,

S.M.Gorxin đã công bố các chất chậm cháy vô cơ như: Chất chậm cháy hệ P￾N, nhóm Halogen.

Vào những năm 1970 bến năm 1980, các nhà khoa học Liên Xô đã tạo ra

chất chậm cháy Axit Photphoric đa tụ. Chất này được tạo ra do các phẩn ứng

của Ure, Melamin với axit Photphoric (H3PO4). Chất chậm cháy này được sử

dụng nhiều để xử lý các loại vải chậm cháy, trong ván dăm, ván dán.

Từ những năm 1970 trở lại đây, hợp chất đa tụ nhóm P-N, chất chậm

cháy được ký hiệu (A-PP) có công thức phân tử (NH4)n+2PnO3n+1 được tạo ra.

Nó là một hợp chất dạng bột màu trắng, có khả năng chậm cháy tốt, khả năng

tan trong nước 0,1-6%. Vào những năm 1970, các nhà khoa học Trung Quốc đã

tạo ra các loại keo kí hiệu (U.D.PF), MDPF, H3PO4, PFAC, MFAC, MFAC,

H3PO4. MFAC có khả năng chậm cháy.

Năm 1986, Trung Quốc đưa ra chất chống cháy thế hệ 2 của acrylic axit

là B60-2 mở rộng vào thị trường, tính năng lý hoá đã được nâng cao. Mấy năm

gần đây, Trung Quốc đưa ra một thế hệ chất chống cháy vô cơ mới E60-1 là

kiểu chương nở Pe60-1cũng là loại chất chống cháy nhũ trương nở và AE60-1 vừa

có khả năng chống cháy vừa có khả năng trang sức.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!