Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xử Lý Chậm Cháy Cho Gỗ Bạch Đàn Trắng Eucalyptus Camaldulensis Dehnh Bằng Hỗn Hợp Boric Borat B B
MIỄN PHÍ
Số trang
61
Kích thước
661.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1240

Xử Lý Chậm Cháy Cho Gỗ Bạch Đàn Trắng Eucalyptus Camaldulensis Dehnh Bằng Hỗn Hợp Boric Borat B B

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA CHẾ BIẾN LÂM SẢN

---------------  -----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XỬ LÝ CHẬM CHÁY CHO GỖ BẠCH ĐÀN TRẮNG

(Eucalyptus Camaldulensis Dehnh.)

BẰNG HỖN HỢP BORIC – BORAT (B – B)

Ngành: Chế biến Lâm sản

Mã số: 101

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quý Nam

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hiên

Khóa học: 2004 – 2008

Hà Tây, 2008

2

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn sự

giúp đỡ tận tình của thầy giáo, cô giáo trong khoa Chế biến Lâm sản trường

Đại học Lâm nghiệp.

Cảm ơn các thầy cô, cán bộ của Trung tâm thông tin thư viện, phòng thí

nghiệm khoa Chế biến Lâm sản, cùng toàn thể các bạn sinh viên đã tạo điều

kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn

ThS. Nguyễn Quý Nam người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực

hiện đề tài.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Tây, ngày 12 tháng 05 năm 2008.

Sinh viên thức hiện

Nguyễn Thị Hiên

3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Gỗ là một vật liệu quan trọng trong đời sống dân sinh cũng như trong

kiến thiết của nhà nước. Gỗ được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quốc

phòng, tàu thuyền, giao thông, dệt, xây dựng nhà kiến trúc, cầu, đường sắt, hầm

mỏ, bến cảng, âm nhạc, đồ mộc…đặc biệt là gỗ tự nhiên có màu sắc vân thớ

đẹp. Nhưng một nhược điểm lớn của gỗ là tính dễ cháy, nhất là gỗ có độ ẩm

thấp (độ ẩm sử dụng). Đó luôn là mối đe dọa thường xuyên đối với đời sống

con người và ảnh hưởng đến vật chất của người sử dụng.

Xuất phát từ nhược điểm đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn

đề phòng cháy, chữa cháy cho gỗ mà thế giới quan tâm. Trong công tác phòng

cháy chữa cháy thì phòng cháy bao giờ cũng phải là chủ yếu, vì đó là biện pháp

tích cực, cơ bản và hiệu quả nhất. Mặt khác, khả năng chống cháy là một chỉ

tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng gỗ cũng như các sản phẩm từ gỗ, không

những thế còn nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường.

Mỗi một phương pháp khác nhau lại đem lại hiệu quả khác nhau. Trong đề tài

này chúng tôi chọn hai phương pháp ngâm thường và phương pháp quét.

Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh.), được xem là một

loài cây có nhiều tiềm năng do cây Bạch đàn trắng dễ trồng, chi phí trồng rừng

thấp, sinh trưởng nhanh, chúng được sử dụng phổ biến trong công trình xây

dựng, giao thông, đồ mộc, bột giấy…thích hợp cho sản xuất nhiều loại hình sản

phẩm gỗ tự nhiên.

Đi từ nhu cầu thực tiễn và nhu cầu của cuộc sống đồng thời được sự nhất

chí của khoa Chế biến Lâm sản, trường Đại học Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực

hiện đề tài: “Xử lý chậm cháy cho gỗ Bạch đàn trắng (Eucalyptus

camaldulensis Dehnh.) bằng hỗn hợp Boric - Borat (B – B)”.

4

Chƣơng 1

TỔNG QUAN

1.1. Hiện trạng và xu thế phát triển của sản phẩm gỗ chậm cháy

1.1.1. Trên thế giới

Theo báo cáo tại Mỹ có 21% vụ hỏa hoạn là do dẫn đến từ nguồn

xenlulo, giấy, gỗ, đại bộ phận hoả hoạn nhà ở, trong đó 70% là kết cấu gỗ.

Theo báo cáo của sở Phòng Hỏa Đông Kinh, Nhật Bản thì trong các vụ cháy

cửa hàng ăn năm 1982 với số lượng người chết và bị thương có quan hệ trực

tiếp đến sự cháy nổ của người và động vật [10].

Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vật liệu cháy và vấn

đề chậm cháy cho gỗ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó mặc dù đã đề

cập đến vấn đề cháy nổ cho gỗ, nhưng có nhiều lý do khác nhau mà các công

trình mới chỉ dừng lại ở mức độ thông tin, còn các thông số cụ thể hoặc một

đơn vị cụ thể để chậm cháy cho gỗ phù hợp với điều kiện môi trường tương tự

như chúng ta thì các tài liệu chưa giải quyết được.

Lịch sử phát triển về chống cháy cho gỗ, sản phẩm gỗ nói chung có thể

bắt đầu từ năm 1907. Lúc đó, người ta cho MgO, MgCl2, MgBr2 vào trong các

loại ván. Do có thành phần Halozen thể hiện tính chống cháy rõ rệt và ngay lập

tức được các nhà sản xuất chấp nhận.

Năm 1940, các công trình nghiên cứu hãng “Bankroft” đã công bố một

số chất chống cháy vô cơ, như chất chống cháy muối Bazơ. Các sáng chế của

Z.A.Rogovin cùng các cộng tác viên đã tạo ra các chất chống cháy hữu cơ, như:

Cloparaphin.

Năm 1953, Anon đã đưa ra một số chất chống cháy vô cơ, như: chất

chống cháy nhóm Bo, hợp chất kim loại.

Đến năm 1960, S.M.Gorxin đã công bố các chất chống cháy vô cơ như:

chất chống cháy hệ P – N, nhóm halozen.

Ở thế kỷ 19, Kian đã tẩm gỗ với dung dịch 1% HgCl2 trong thùng xây

bằng gạch. Bunet (1838) tẩm gỗ trong dung dịch 2% ZnCl2 trong thùng tẩm

5

bằng gỗ. Bryan (1830) đã miêu tả sự thấm thuốc creosote của một số loại gỗ

khác nhau với thời gian ngâm khác nhau.

Bryan là người đầu tiên được cấp bằng sáng chế phương pháp tẩm chân

không áp lực (1831). Phương pháp này còn gọi là phương pháp tế bào đầy, nó

mang lại hiệu quả cao trong việc ngâm tẩm gỗ với thời gian ngắn. Chín năm

sau, Bunet cũng dùng phương pháp này khi ngâm tẩm gỗ bằng dung dịch

ZnCl2.

Phương pháp ngâm thường, phun, quÐt là phương pháp mang tính truyền

thống được sử dụng đầu tiên, nó rất đơn giản, ít tốn kém, rễ thao tác mà hiện

nay vẫn đang được sử dụng phổ biÕn. Tuy nhiên, các vấn để nghiên cứu đó chỉ

dừng lại ở mức rất chung. Do vậy, việc nghiên cứu tiếp theo là rất có ý nghĩa.

1.1.2. Tại Việt Nam

Từ 3000 năm trước vào chiều nhà Thanh còn ghi lại từng đám cháy,

người ta đều xem gỗ là căn nguyên gây ra hoả hoạn. Năm 1911, thành phố Cát

Lâm, nguyên nhân do nấu cơm dẫn đến hoả hoạn, thành phố phồn hoa bỗng

chốc trở thành tro bụi, đây là một trong những đám cháy lớn nhất vào cuối đời

nhà Thanh. Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 1986 toàn quốc có 1188 vụ cháy

lớn, thiêu huỷ 16198 gian nhà kết cấu gạch gỗ, thiệt hại đến 43,96 triệu nhân

dân tệ[10].

Viện khoa học vật liệu và Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy đã có

một số công trình nghiên cứu về cháy và nổ chủ yếu các công trình nghiên cứu

này là về phòng, chống cháy cho các công trình làm vật liệu là gỗ.

Từ xa xưa, gỗ là nguyên vật liệu được người dân sử dụng làm nhà, đồ gia

dụng, chụ cột…Hiện nay, mốt làm nhà gỗ đang thịnh hành và phát triển như ở

Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Các sản phẩm làm từ gỗ không ngừng được cải

tiến cả về số lượng và chất lượng. Thị xã Hà Tĩnh hiện có gần 50 nhà gỗ được

dựng trong những năm gần đây. Nhà nào cũng to lớn sử dụng các loại gỗ quý

như Lim, Đinh Hương…Khu nhà gỗ Quận Hoàn Kiếm, Quận Long Biên, Hà

Nội được xây dựng từ những năm 50 của thế kỉ trước(1954).

6

Một số vụ hoả hoạn xảy ra tại Việt Nam trong những năm gần đây:

Ngày 27/12/2005 ngọn lửa bùng lên tại khu nhà gỗ Hàm Tử Quan,

Phường Chương Dương, Hà Nội nhanh chóng lan rộng. Trong khoảng hai tiếng

hơn 40 hộ dân bị thiêu rụi bất chấp trời mưa và sự lỗ lực của lực lượng chữa

cháy. Làm 40 căn nhà và nhiều đồ đạc bị thiêu cháy. Rất may không thiệt hại

về người.

Đêm 15/1, 23 căn nhà và tài sản của người dân tại khu dân cư Cù Lao

Hạ, phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã bị thiêu rụi.

Ngày 21/8/2007 khu tập thể nhà gỗ ngõ 117 phố Vọng Hà (phường

Chương Dương, quận Hoàn Kiếm) đã bị thiêu rụi, làm cháy rụi 22 căn hộ. Đây

là khu nhà gỗ được xây dựng từ những năm 50 của thế kỉ trước.

Tại thành phố Hồ Chí Minh (26/01/2008) một đám cháy lớn bất ngờ

bùng lên tại đường Dương Bá Trác, phường 1, quận 8 rồi nhanh chóng lan đi

thiêu rụi 17 căn nhà trong đó 10 căn nhà bị phá huỷ hoàn toàn. Không ai bị

thương vong.

Trên đây chỉ là một số dẫn chứng cho những vụ hoả hoạn cháy nhà gỗ,

nguyên nhân khách quan là do chập điện, thời tiết hanh khô, tính chủ quan của

con người…Vấn đề là phải tìm ra giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu sự cháy lổ

cũng như tính bắt lửa của gỗ.

Trong những năm đầu của thập kỉ 90, Hồ Xuân Các đã đưa ra các loại

thuốc bảo quản gỗ lấy tên là Caxe – 01 để xử lý gỗ cao su, sau đó Caxe – 01

được cải tiến thành Caxe – 02, Caxe – 03 có tác dụng chống mối mọt cho gỗ.

Ở trường Đại học Lâm nghiệp cũng đã có một số công trình nghiên cứu

về phòng chống cháy cho gỗ của PGS.TS.Hoàng Thúc Đệ, TS.Nguyễn Cảnh

Mão trong quá trình sấy gỗ và hóa lâm sản. Điều đáng chú ý nhất, trong những

năm gần đây (1995-2003) đã có một số công trình nghiên cứu tạo ván dăm

chậm cháy như đề tài TS.Trần Văn Chứ và một số đề tài có liên quan đến chất

chống cháy và ảnh hưởng của một số chất chống cháy đến khả năng trang sức,

độ bền, khả năng chống cháy của ván dăm, ván sợi, ván LVL, như :

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!