Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC HOAN
XÉT HỎI TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
XÉT HỎI TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Võ Thị Kim Oanh
Học viên: Nguyễn Ngọc Hoan
Lớp: Cao học Luật, Phú Yên khóa 1
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ “Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo Luật Tố tụng
hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu không bị trùng lập với các đề tài khác
trong cùng một lĩnh vực nghiên cứu. Tác giả cam đoan rằng các thông tin, tài liệu
trình bày trong luận văn có chú thích rõ nguồn gốc. Dưới sự hướng dẫn khoa học
của Ts Võ Thị Kim Oanh luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả.
Tác giả
Nguyễn Ngọc Hoan
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CHỦ THỂ XÉT HỎI TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ..................................................6
1.1. Quy định của Pháp luật Tố tụng hình sự về chủ thể có quyền xét hỏi tại
phiên tòa hình sự sơ thẩm....................................................................................6
1.2. Thực tiễn áp dụng quy định về chủ thể có quyền xét hỏi tại phiên tòa
hình sự sơ thẩm...................................................................................................15
1.3. Nguyên nhân của những hạn chế và giải pháp hoàn thiện quy định Pháp
luật về chủ thể có quyền xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm......................20
1.3.1. Nguyên nhân.................................................................................... 20
1.3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Tố tụng hình sự về chủ
thể có quyền xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ...................................... 21
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................23
CHƢƠNG 2. TRÌNH TỰ XÉT HỎI TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................25
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trình tự xét hỏi tại phiên tòa
hình sự sơ thẩm...................................................................................................25
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về trình tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ
thẩm......................................................................................................................30
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế và giải pháp hoàn thiện quy định pháp
luật về trình tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm .....................................33
2.3.1. Nguyên nhân.................................................................................... 33
2.3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Tố tụng hình sự về trình
tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ...................................................... 34
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................39
KẾT LUẬN..............................................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xét hỏi là thủ tục quan trọng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Đây là một
“phiên điều tra công khai” nhằm kiểm tra cũng như thu thập chứng cứ, làm cơ sở
cho hoạt động tranh luận liền ngay sau đó cũng như làm căn cứ cho việc kết án của
Tòa án có thẩm quyền.
Ngày 02 tháng 01 năm 2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-
NQ/TW về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, trong
đó có đoạn nói: “Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh
tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của
Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự và những người có quyền lợi, lợi ích hợp pháp để ra những bản án,
quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy
định...”1
. Tiếp đến, ngày 02 tháng 6 năm 2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết
số 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đề ra những nhiệm
vụ và phương hướng mới trong công tác cải cách tư pháp với mục tiêu đề ra là “xây
dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý,
từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu
quả và hiệu lực cao”
2
. Bên cạnh đó Nghị quyết cũng đề cập “đổi mới việc tổ chức
phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành
tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ,
nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là
khâu đột phá của hoạt động tư pháp”3
.
Pháp luật tố tụng hình sự đã trải qua 3 lần pháp điển hóa, 3 bộ luật ở 3 thời kỳ
đã quy định khá rõ những nội dung có liên quan đến thủ tục xét hỏi. Nhằm thực hiện
yêu cầu của Bộ chính trị về cải cách tư pháp, các bộ luật Tố tụng hình sự, đặc biệt là
Bộ luật Tố tụng hình sự được ban hành năm 2015 đã có những nội dung mới về chủ
thể có quyền hỏi cũng như trình tự xét hỏi tại phiên tòa, đáp ứng phần nào yêu cầu
của tình hình xã hội mới cũng như yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp mà Bộ
chính trị đã xác định từ năm 2005. Tuy nhiên, từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có
1 Bộ Chính trị, Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp
2 Bộ Chính trị, Nghị quyết 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
3 Bộ Chính trị, Nghị quyết 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020