Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUỐC HÙNG
TRÌNH TỰ XÉT HỎI TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
TRÌNH TỰ XÉT HỎI TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Võ Thị Kim Oanh
Học viên: Nguyễn Quốc Hùng
Lớp: Cao học Luật, khóa 25
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sĩ về “Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ
thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân,
được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành định hướng
nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng các nguyên tắc và kết
quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực.
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Võ Thị Kim Oanh. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Nguyễn Quốc Hùng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật Tố tụng hình sự : BLTTHS
Cơ quan điều tra : CQĐT
Hội đồng xét xử : HĐXX
Hội thẩm nhân dân : HTND
Kiểm sát viên : KSV
Người bào chữa : NBC
Tòa án nhân dân : TAND
Tố tụng hình sự : TTHS
Viện kiểm sát nhân dân : VKSND
Viện kiểm sát : VKS
Vụ án hình sự : VAHS
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÌNH TỰ XÉT HỎI TẠI
PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ SƠ THẨM.......................................................................10
1.1. Khái niệm trình tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm........................10
1.2. Đặc điểm của trình tự xét hỏi trong phiên tòa sơ thẩm ...........................12
1.3. Ý nghĩa của trình tự xét hỏi trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự......14
1.4. Cơ sở việc quy định trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm......................15
1.4.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................15
1.4.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................16
1.5. Một số nguyên tắc liên quan đến trình tự xét hỏi trong phiên tòa sơ
thẩm vụ án hình sự .............................................................................................17
1.5.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật .......................17
1.5.2. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm................................18
1.5.3. Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật...................................................................................................19
1.5.4. Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự .....20
1.6. Quy định pháp luật một số nƣớc về trình tự xét hỏi ................................21
1.6.1. Pháp luật tố tụng hình sự Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ..............................21
1.6.2. Pháp luật tố tụng hình sự Cộng hoà Pháp .............................................24
1.6.3. Pháp luật tố tụng hình sự của Cộng hòa Liên bang Nga.......................26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................29
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG VỀ
TRÌNH TỰ XÉT HỎI TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM .......................31
2.1. Quy định của pháp luật về trình tự xét hỏi trong phiên tòa hình sự sơ
thẩm .....................................................................................................................31
2.1.1. Quy định của pháp luật về trình tự xét hỏi trước Bộ luật tố tụng hình sự
năm 1988 ..........................................................................................................31
2.1.2. Quy định của pháp luật về trình tự xét hỏi của Bộ luật tố tụng hình sự
năm 1988 ..........................................................................................................32
2.1.3. Quy định của pháp luật về trình tự xét hỏi Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003..........................................................................................................34
2.1.4. Quy định của pháp luật về trình tự xét hỏi Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015..........................................................................................................37
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về trình tự xét hỏi trong
phiên tòa hình sự sơ thẩm ..................................................................................45
2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về trình tự xét hỏi của Hội
đồng xét xử .......................................................................................................45
2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về trình tự xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân .......................................................49
2.2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về trình tự xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự của những người tham gia tố tụng.............................................53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................57
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRÌNH TỰ
XÉT HỎI TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM ............................................59
3.1. Nhu cầu của việc nâng cao hiệu quả thực hiện trình tự xét hỏi ..............59
3.1.1. Yêu cầu của cải cách tư pháp.................................................................59
3.1.2. Hạn chế của pháp luật hiện hành...........................................................60
3.1.3. Vướng mắc từ thực tiễn ..........................................................................61
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trình tự xét hỏi....................62
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trình
tự xét hỏi...........................................................................................................62
3.2.2. Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trình tự xét hỏi
..........................................................................................................................65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................71
KẾT LUẬN..............................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước yêu cầu khách quan của nhu cầu đổi mới kinh tế xã hội- giai đoạn đầu
Nhà nước tập trung hoàn thiện pháp luật về kinh tế (đổi mới pháp luật nội dung), về
sau chú trọng đến đổi mới thủ tục tố tụng (pháp luật hình thức) để nhằm bảo vệ
quyền con người, quyền công dân và phù hợp với các chuẩn mực chung của quốc
tế. Trong bối cảnh hiện nay, theo tinh thần cải cách tư pháp, Nhà nước mong muốn
đạt được mục tiêu là hoạt động xét xử được diễn ra theo hướng tranh tụng, công
bằng, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự. Vì lẽ
đó, nhu cầu hoàn thiện pháp luật tố tụng và đổi mới phiên tòa hình sự, hoàn thiện
thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trở nên cấp thiết. Việc lựa chọn lĩnh
vực nghiên cứu với đề tài Luận văn thạc sỹ luật học: “Trình tự xét hỏi tại phiên tòa
sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” dựa trên:
Một là, sự cần thiết phải làm rõ lý luận khoa học luật tố tụng hình sự về trình
tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm: Trong giai đoạn cải cách tư pháp đang diễn
ra mạnh mẽ ở nước ta, đặt ra cho các nhà khoa học pháp lý trách nhiệm giải quyết
thấu đáo về mặt lý luận việc đổi mới phiên tòa hình sự gắn liền với đổi mới thủ tục
xét hỏi. Vì thủ tục xét hỏi là cơ sở của quá trình tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ
thẩm; ở đó còn là cơ sở để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ quyền lợi
ích hợp pháp của công dân và xã hội.
Hai là, sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục xét hỏi và nâng cao chất lượng xét
hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm: Pháp luật tố tụng hình sự nước ta qua 03 lần
pháp điển hoá (Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988; năm 2003 và năm 2015), ở đó
nhà lập pháp đã thiết lập thành công một hệ thống thủ tục tố tụng hình sự, là công
cụ sắc bén để phòng, chống tội phạm và tăng cường pháp chế. Tuy nhiên, mô hình
tố tụng hình sự nước ta chưa tiếp thu được nhiều các hạt nhân hợp lý của mô hình
tranh tụng, nhiều quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 còn bất cập,
trong đó quy định về trình tự xét hỏi chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn
tranh tụng. Trên thực tế, trong những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực về
mọi mặt trong hoạt động tư pháp hình sự, tuy nhiên chất lượng, hiệu quả xét xử
vẫn chưa cao; việc tổ chức phiên tòa hình sự và hoạt động tranh tụng tại phiên tòa
còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong xã hội. Về tổ chức
phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp và vấn đề văn hoá pháp lý cũng có tính
2
thời sự được dư luận quan tâm; thực trạng án bị huỷ, sửa do vi phạm thủ tục tố
tụng đáng kể hoặc có trường hợp gây oan, sai xâm phạm đến quyền lợi ích hợp
pháp của công dân.v.v.
Ba là, yêu cầu cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và một số văn bản
được ban hành: Trước yêu cầu đó, pháp luật tố tụng hình sự phải cụ thể hóa nguyên
tắc tranh tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội và các nguyên tắc khác được Hiến pháp
năm 2013 quy định. Bên cạnh đó, tinh thần Hiến pháp năm 2013 coi trọng bảo vệ
quyền con người, quyền công dân là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm,
trong đó nhiệm vụ bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự phải được
xác định rõ và thực thi có hiệu quả.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cho đến thời điểm này, ở Việt Nam có một số công trình chuyên khảo nghiên
cứu nào đề cập về lý luận và thực tiễn thuộc lĩnh vực của đề tài. Tuy nhiên, các
công trình này thiên về thực tiễn, chưa có tính lý luận cao.
- Về sách: Ở Việt Nam, tài liệu về sách có liên quan đến đề tài nghiên cứu
không nhiều. Trong cuốn “Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm” của tác giả Dương
Thanh Biểu, do Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2007 đề cập một cách hạn chế
về thủ tục tranh luận. Bên cạnh sự thành công trong việc phân tích khá sâu sắc về
các kiểu tố tụng hình sự được áp dụng ở một số nước trên thế giới, cuốn sách chủ
yếu bàn luận về nghiệp vụ kiểm sát như các kỹ năng về nghiên cứu hồ sơ, đọc cáo
trạng, thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và cho ví dụ minh họa
từ rất nhiều vụ án, tình huống có thật. Đáng lưu ý là quan điểm của tác giả cho rằng,
Hội đồng xét xử vẫn phải giữ trách nhiệm xét hỏi để kiểm tra, xác định tính khách
quan, chân thực của các tài liệu, chứng cứ, để làm rõ các tình tiết của vụ án; còn
Kiểm sát viên hỏi để làm rõ thêm các tình tiết buộc tội, gỡ tội. Vấn đề này khác với
chiều hướng, quan điểm khác là không giao trách nhiệm xét hỏi chính thuộc về Hội
đồng xét xử. Ngoài ra còn có các cuốn: “Xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt
Nam” của tác giả Võ Thị Kim Oanh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh năm 2011; cuốn “Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự” của tác giả Mai
Thanh Hiếu- Nguyễn Chí, Dương Thanh Biểu (2007); “Tranh luận tại phiên tòa sơ
thẩm”, NXB Tư pháp, Hà Nội, trang 23-27, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội năm
2008. Ở đó phần lớn đề cập đến các vấn đề liên quan đến công tác xét xử, như nêu
lý luận chung về các phiên tòa hình sự, các vấn đề về mô hình tố tụng và chức năng
cơ bản của tố tụng hình sự, về thẩm quyền xét xử, các giai đoạn xét xử, các bước
3
tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử .v.v, trong đó đề cập mang tính chất giới
thiệu, sơ lược về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
- Về đề tài nghiên cứu khoa học các cấp: Các đề tài khoa học thực hiện ở các
khía cạnh khác nhau liên quan đến khoa học luật tố tụng hình sự, tiêu biểu gồm có:
+ Đề tài khoa học cấp bộ: “Các giai đoạn của tố tụng hình sự Việt Nam -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hoàn thành
vào năm 2010. Đề tài đã khá thành công khi giải thích về khái niệm, bản chất pháp
lý và vị trí vai trò của các giai đoạn tố tụng, gồm giai đoạn khởi tố, điều tra, truy
tố... Qua đó khẳng định những vấn đề cần tăng cường nhận thức, hoàn thiện và áp
dụng pháp luật tố tụng hình sự theo hướng cải cách tư pháp. Về các thủ tục tố tụng
hình sự được các tác giả của công trình đánh giá mang tính khái quát, không đi sâu
làm rõ thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
+ Ngoài ra còn có các đề tài: Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Những vấn đề lý
luận và thực tiễn của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách
tư pháp”, của tác giả Lê Hữu Thể hoàn thành vào năm 2010; Đề tài khoa học cấp
Nhà nước: “Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện các thủ tục tư pháp, nâng
cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân” của tác giả Uông Chu Lưu hoàn thành năm 2005;
Đề tài “Cải cách hệ thống tư pháp hình sự nhằm bảo vệ các quyền con người”; Đề
tài nghiên cứu nhóm B của Đại học Quốc gia Hà Nội trong Dự án của Đan Mạch,
do tác giả Lê Văn Cảm (chủ nhiệm) hoàn thành năm 2011; và Đề tài thuộc Dự án
nêu trên: “Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người” do tác
giả Nguyễn Ngọc Chí làm chủ nhiệm. Các công trình nêu trên chủ yếu làm rõ các
cơ sở: lý luận, thực tiễn, khoa học, pháp lý của việc đổi mới hoạt động cơ quan tư
pháp, định hướng chung về hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự theo hướng dân
chủ, bình đẳng và gần dân hơn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà
nước pháp quyền Việt Nam.
- Về tạp chí khoa học chuyên ngành luật: Hoạt động xét hỏi và tranh luận tại
phiên tòa hình sự sơ thẩm có tính thời sự được nhiều nhà khoa học và cán bộ làm
công tác chuyên môn quan tâm nghiên cứu, trao đổi trên diễn đàn tạp chí chuyên
ngành luật.
+ Về các bài viết như: “Một số vấn đề về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm
hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003” của tác giả Đinh Văn Quế trên tạp
chí Tòa án nhân dân tháng 4/2004 (số 8); “Một số vấn đề hoàn thiện quy định của
4
Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm” của tác giả Trần Văn Độ, đăng
trên Tạp chí Kiểm sát số 08 năm 2012. Một số ý tưởng nghiên cứu được gợi mở: Cụ
thể tại trang 22 tác giả bài báo đã nêu quan điểm: “Thậm chí cần phải đi xa hơn
trong vấn đề này, cần cho phép người tham gia tố tụng có quyền trực tiếp xét hỏi về
các tình tiết liên quan đến quyền, lợi ích của mình”. Quả thật cần phải hướng tới
đánh giá sâu sắc hoạt động, vai trò của các chủ thể tham gia xét hỏi và tranh luận
làm cơ sở cho đề xuất mở rộng quyền trực tiếp xét hỏi của người tham gia tố tụng
tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Tác giả Trần Văn Độ còn đưa ra quan điểm là nên
gộp phần thủ tục xét hỏi và phần thủ tục tranh luận làm một. Đây là một vấn đề mới
được đã được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 gộp thủ tục xét hỏi và tranh luận
làm một tại Mục V: Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa của chương XX: Những quy
định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa; “Về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự
sơ thẩm” của tác giả Lê Thị Thúy Nga, đăng trên Tạp chí Luật học số 07 năm 2008.
Ở bài này tác giả chỉ tiếp cận một số vấn đề cụ thể liên quan đến phương pháp xét
hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm có giá trị tham khảo cho Luận văn, như vấn đề về
thứ tự xét hỏi và cách ly bị cáo tại phiên tòa (nhất là định hướng mở rộng quyền xét
hỏi của người giám định), nhưng chỉ nêu định hướng chung; bài “Các nguyên tắc
cơ bản của cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam” của tác giả Lê Cảm- Tạp chí Tòa án nhân dân số 1/2006; bài “Những chức
năng cơ bản trong tố tụng hình sự” của tác giả Nguyễn Thái Phúc - Tạp chí Nhà
nước và pháp luật số 12/2005; bài “Tố tụng hình sự Việt Nam cần được đổi mới và
hoàn thiện theo hướng nào?” của tác giả Đào Trí Úc- Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
số 15/2011. Các bài báo nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về các yếu tố chi phối
thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và vấn đề bảo đảm chất
lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự. Đây không phải là các nghiên cứu có hệ
thống, chuyên sâu về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm; “Hoàn thiện quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm”
của tác giả Nguyễn Ngọc Kiện trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22 (302)
T11/2015; “Bảo đảm quyền của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình
sự của Tòa án nhân dân ở thủ tục xét hỏi” của tác giả Võ Quốc Tuấn trên tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 22 (326) T11/2016; “Hoàn thiện các quy định về phiên tòa
hình sự sơ thẩm trong Bộ luật tố tụng hình sự” của tác giả Lê Thanh Phong-Tòa án
nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh đăng trên trang điện tử Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật năm 2017; “Một số ý kiến đối với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự