Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xếp dỡ và bảo quản hàng hoá part 7 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Xếp dỡ và bảo quản hàng hoá
78
c
h
hi D
V
V
Pi = ×
Do phương pháp này thường không thoả mãn được yêu cầu về hiệu số mớn nước nên
sau khi phân hàng xuống từng hầm, nếu thấy không thoả mãn về hiệu số mớn nước thì có
thể điều chỉnh lượng hàng trong các hầm hàng (trong khoảng 10% trọng lượng hàng của
từng hầm) mà không làm ảnh hưởng lớn đến sức bền dọc thân tàu.
Trong thực tế, người ta thường tính toán sẵn xem từng hầm hàng một trên tàu chiếm
bao nhiêu phần trăm tổng dung tích chứa hàng của tàu. Khi xếp hàng chỉ việc nhân các
phần trăm này với lượng hàng, ta sẽ được lượng hàng cho từng hầm.
Ví dụ:Tàu A có 2 hầm hàng với dung tích là:
H1 = 8000 m3
H2 = 12000 m3
Tổng dung tích chở hàng của tàu là Vh = 20.000 m3
Khi đó tỷ lệ dung tích từng hầm sẽ là:
100% 40%
20000
8000 H1 = × =
100% 60%
20000
12000 H 2 = × =
Muốn phân lượng hàng là 9000 tấn xuống các hầm thì ta làm như sau:
H1 = 40% × 9000 = 3600T
H 2 = 60% × 9000 = 5400T
* Đảm bảo sức bền cục bộ:
Sau khi đã tính toán phân hàng xuống các hầm hàng thì cần phải kiểm tra xem trọng
lượng hàng này có vượt quá tải trọng tối đa cho phép của hầm hàng không. Nếu không
vượt quá thì phương án là đạt yêu cầu.
Pi ≤ Pmax
Tải trọng tối đa cho phép đối với từng hầm hàng thường được cho trong hồ sơ tàu hoặc
có thể tính toán như sau:
Pmax = S x Pkt
Trong đó:
- Pmax là tải trọng tối đa cho phép.
- Pkt là tải trọng phủ tính bằng T/m2
của vật liệu làm sàn hầm hàng.Giá trị
này cũng được cho trong hồ sơ tàu.
- S là diện tích sàn hầm hàng (m2
). Giá trị này có trong hồ sơ tàu hoặc có
thể đo trực tiếp.