Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng văn hóa tổ chức ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
………..………..
LÊ HỒNG SINH
XÂY DỰNG VĂN HOÁ TỔ CHỨC
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN
VÀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÍNH
Thái Nguyên- năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả
Lê Hồng Sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện đề tài "Xây dựng văn hoá tổ chức ở Trung tâm Giáo dục
thường xuyên và Đào tạo cán bộ tỉnh Quảng Ninh”, tôi xin trân trọng cảm
ơn Ban Giám hiệu trƣờng ĐHSP Thái Nguyên, Khoa Tâm lý giáo dục, khoa
Sau đại học, các giáo sƣ, phó giáo sƣ, Tiến sĩ và các giảng viên đã trực tiếp
tham gia giảng dạy, quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
khoá học.
Xin cho tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn
Thị Tính - ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc định
hƣớng đề tài cũng nhƣ trong suốt quá trình nghiên cứu, viết luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh
Quảng Ninh, Cán bộ GV trong trung tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp
tôi có những tƣ liệu để hoàn thành luận văn.
Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả luận văn kính mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn
và góp ý thêm của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn
trở nên hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012
Tác giả luận văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Những cụm từ viết tắt trong luận văn .............................................................. vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 4
7. Giới hạn nghiên cứu.................................................................................. 4
8. Những đóng góp mới của đề tài................................................................ 4
9. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ TỔ CHỨC Ở
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP TỈNH.......... 6
1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................... 6
1.2. Các khái niệm công cụ ........................................................................... 7
1.2.1. Tổ chức, Văn hoá ............................................................................ 7
1.2.2. Văn hoá tổ chức giáo dục.............................................................. 10
1.2.3. Xây dựng văn hóa tổ chức giáo dục.............................................. 10
1.3. Các nội dung cơ bản trong xây dựng văn hóa tổ chức giáo dục .......... 12
1.3.1. Các đặc trƣng cơ bản của văn hoá tổ chức giáo dục..................... 12
1.3.2. Những vấn đề cơ bản về xây dựng văn hóa tổ chức ở TTGDTX cấp tỉnh . 12
1.4. Vai trò của Giám đốc TTGDTX với việc xây dựng văn hóa tổ chức.. 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRUNG
TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN VÀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ
TỈNH QUẢNG NINH..................................................................... 30
2.1. Một vài nét về Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh ............ 30
2.2. Thực trạng xây dựng văn hóa tổ chức Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh
Quảng Ninh ......................................................................................... 33
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học viên, sinh
viên về văn hóa tổ chức ở Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh
Quảng Ninh................................................................................. 33
2.2.2. Thực trạng xây dựng nề nếp dạy học và nề nếp hành chính của
Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh ........................... 43
2.2.3. Xây dựng văn hóa ứng xử ở Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh
Quảng Ninh ................................................................................ 50
2.2.4. Thực trạng về xây dựng cơ sở vật chất ở Trung tâm GDTX và
ĐTCB tỉnh Quảng Ninh.............................................................. 61
2.2.5. Thực trạng về xây dựng văn hóa quản lý ở Trung tâm GDTX và
ĐTCB tỉnh Quảng Ninh.............................................................. 62
2.3. Những khó khăn của cán bộ quản lý khi xây dựng văn hóa tổ chức ở
Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh ................................... 71
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN VÀ ĐÀO TẠO
CÁN BỘ TỈNH QUẢNG NINH .................................................... 72
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp........................................................ 72
3.1.1. Quán triệt mục tiêu chiến lƣợc phát triển Trung tâm GDTX và
ĐTCB tỉnh Quảng Ninh.............................................................. 72
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................... 72
3.1.3. Nguyên tắc tập trung - dân chủ ..................................................... 73
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của cán bộ, giáo viên
và sinh viên trong xây dựng VHTC............................................ 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả .................................................................. 73
3.2. Các biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở Trung tâm GDTX và
ĐTCB tỉnh Quảng Ninh ...................................................................... 74
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý hành chính ở
trung tâm và tổ chức thực hiện theo hệ thống văn bản đã ban
hành, tạo dựng nề nếp hành chính và văn hóa quản lý ............... 74
3.2.2. Xây dựng môi trƣờng dạy học và giáo dục tạo động lực cho giáo
viên và ngƣời học hoạt động....................................................... 77
3.2.3. Xây dựng các chuẩn mực trong văn hoá ứng xử ở trung tâm, tạo
dựng văn hóa học hỏi, văn hóa chia sẻ ....................................... 84
3.2.4. Huy động các nguồn lực, phát huy tính tự giác tích cực của cán bộ, giáo
viên, học viên, sinh viên để xây dựng văn hoá ở trung tâm ............... 87
3.2.5. Nêu gƣơng các CBQL, giáo viên, sinh viên xuất sắc; tuyên truyền,
nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng văn
hóa tổ chức ở trung tâm .............................................................. 92
3.2.6. Lựa chọn đối tác để liên kết đào tạo, xây dựng cam kết đào tạo
nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục ở trung tâm........................ 95
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................... 96
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...... 97
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm................................................................. 97
3.4.2. Đối tƣợng khảo nghiệm ................................................................ 97
3.4.3. Phƣơng pháp khảo nghiệm............................................................ 97
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm .................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 103
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1 CBQL Cán bộ quản lý
2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
3 ĐT Đào tạo
4 ĐTCB Đào tạo cán bộ
5 GD-ĐT Giáo dục và đào tạo
6 GDTX Giáo dục thƣờng xuyên
7 GV Giáo viên
8 HV Học viên
9 KT-XH Kinh tế -xã hội
10 SV Sinh viên
11 TT Trung tâm
12 TTGDTX Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên
13 VH Văn hoá
14 VHNT Văn hóa nhà trƣờng
15 VHTC Văn hoá tổ chức
16 XH Xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức của cán bộ quản lý về văn hóa tổ chức ở Trung tâm
GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh................................................. 34
Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về văn hóa tổ chức ở Trung tâm GDTX và
ĐTCB tỉnh Quảng Ninh.................................................................. 34
Bảng 2.3: Nhận thức của học viên, sinh viên về văn hóa tổ chức ở Trung tâm
GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh................................................. 35
Bảng 2.4: Thực trạng nhận thức của CBQL về vai trò, ý nghĩa xây dựng văn
hóa tổ chức ở Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh ........ 36
Bảng 2.5: Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa xây dựng
văn hóa tổ chức ở Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh . 37
Bảng 2.6: Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa xây dựng
văn hóa tổ chức ở Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh . 38
Bảng 2.7: Nhận thức của CBQL về nội dung của xây dựng văn hóa tổ chức ở
Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh ............................... 39
Bảng 2.8: Nhận thức của GV về nội dung của xây dựng văn hóa tổ chức ở
Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên................................................. 41
Bảng 2.9: Nhận thức của SV về nội dung của xây dựng văn hóa tổ chức ở
Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh ............................... 42
Bảng 2.10: Mức độ thực hiện nề nếp hành chính ở Trung tâm GDTX và
ĐTCB tỉnh Quảng Ninh.................................................................. 43
Bảng 2.11: Mức độ thực hiện nề nếp dạy học ở Trung tâm GDTX và ĐTCB
tỉnh Quảng Ninh.............................................................................. 44
Bảng 2.12: Đánh giá của CBQL vê hành vi thực hiện nề nếp hành chính, nề
nếp dạy học ở Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh........ 45
Bảng 2.13: Đánh giá của GV về hành vi thực hiện nề nếp hành chính, nề nếp
dạy học ở Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh .............. 47
Bảng 2.14: Đánh giá của SV về hành vi thực hiện nề nếp hành chính, nề nếp
học tập ở Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh ............... 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
Bảng 2.15: Văn hóa học hỏi của CBQL ở Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh
Quảng Ninh..................................................................................... 51
Bảng 2.16: Văn hóa học hỏi của giáo viên, cán bộ ở Trung tâm GDTX và
ĐTCB tỉnh Quảng Ninh.................................................................. 53
Bảng 2.17: Thực trạng văn hóa học hỏi của học viên, sinh viên ở Trung tâm
GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh................................................. 54
Bảng 2.18: Thực trạng xây dựng văn hóa chia sẻ của cán bộ quản lý ở Trung
tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh.......................................... 56
Bảng 2.19: Xây dựng văn hóa chia sẻ của cán bộ, giáo viên ở Trung tâm
GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh................................................. 58
Bảng 2.20: Thực trạng văn hóa chia sẻ của học viên, sinh viên ở Trung tâm
GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh................................................. 60
Bảng 2.21: Thực trạng công tác lập kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở
Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh ............................... 62
Bảng 2.22: Thực trạng các nội dung quản lý xây dựng VHTC ở Trung tâm
GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh................................................. 63
Bảng 2.23: Thực trạng các biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức của CBQL ở
Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh ............................... 65
Bảng 2.24: Đánh giá của giáo viên và cán bộ trung tâm về các biện pháp của
giám đốc trung tâm để xây dựng VHTC ở Trung tâm GDTX và
ĐTCB tỉnh Quảng Ninh.................................................................. 67
Bảng 2.25: Các biện pháp xây dựng VHTC của giáo viên và cán bộ ở
TTGDTX......................................................................................... 67
Bảng 2.26: Các biện pháp thực hiện hành vi VHTC của học viên, sinh viên ...... 69
Bảng 2.27: Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng VHTC
ở Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh............................ 70
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết, tính khả thi của những biện pháp
xây dựng VHTC ở Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh......98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đã bƣớc vào thế kỷ XXI với sự phát triển nhanh chóng của
khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông và
đang bƣớc đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. Sự phát triển đó có ảnh
hƣởng mạnh mẽ đến sự phát triển của toàn xã hội nói chung và giáo dục
(GD) nói riêng.
Từ trên nền tảng đó, cùng với những biến đổi lớn lao về chính trị xã hội
vào các thập niên vừa qua, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra
mạnh mẽ trên thế giới. Ở nƣớc ta, sau gần hai thập niên thực hiện đƣờng lối
“đổi mới”, chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Một bƣớc ngoặt của nƣớc ta về
hội nhập quốc tế là trở thành thành viên chính thức của WTO vào tháng 11
năm 2006 đã minh chứng cho sự thay đổi hội nhập của đất nƣớc. Sự phát triển
trên đã đặt ra cho giáo dục đào tạo một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là
đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học kĩ thuật cao có tay nghề giỏi, có
khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng, có khả năng học tập thƣờng
xuyên và học tập suốt đời. Bên cạnh hệ thống đào tạo chính quy cần phải đẩy
mạnh phát triển giáo dục không chính quy giúp con ngƣời có cơ hội học tập
thƣờng xuyên, học tập suốt đời để thăng tiến và thành đạt. Để thực hiện đƣợc
mục tiêu tổng quát về phát triển KT- XH 5 năm 2005- 2010 Đảng ta đã đề ra
những nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ "Phát triển khoa học và công
nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và phát triển kinh tế tri thức"[4]
Tuy nhiên chất lƣợng và hiệu quả GD tại các cơ sở GD nói chung và các
Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên nói riêng tại Việt Nam còn chƣa đáp ứng
yêu cầu xã hội về nguồn nhân lực có trình độ cao có kĩ năng giỏi và có phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
chất tốt. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển của sự nghiệp đổi mới GD ở Việt
Nam đã cho thấy muốn nâng cao chất lƣợng và hiệu quả nguồn nhân lực,
trƣớc hết phải nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của các cơ sở GD (nhà
trƣờng). Trong một xã hội đầy biến động, ảnh hƣởng mặt trái của nền kinh tế
thị trƣờng hiện nay không ít trƣờng học, đặc biệt là hệ thống các Trung tâm
Giáo dục thƣờng xuyên chất lƣợng GD đƣợc đánh chƣa cao. Tại Nghị quyết
số 37/2004 QH 10 của Quốc hội về GD&ĐT đã đánh giá về tình hình GD thời
gian qua. Chất lƣợng GD còn nhiều yếu kém, bất cập, hiệu quả giáo dục còn
thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự
nghiệp phát triển đất nƣớc..."[6]. Chính vì vậy mà nâng cao chất lƣợng giáo
dục nói chung và nâng cao chất lƣợng giáo dục thƣờng xuyên nói riêng là một
nhiệm vụ cơ bản và vô cùng quan trọng của các nhà trƣờng và cơ sở giáo dục.
Muốn thực hiện đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ trên, có nhiều giải pháp khác
nhau, một trong những giải pháp quan trọng là tạo ra môi trƣờng văn hóa tổ
chức lành mạnh là điều kiện để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Xây dựng văn
hoá tổ chức, văn hóa nhà trƣờng trong các cơ sở giáo dục là nhằm tạo động
lực cho hoạt động dạy học, hoạt động GD phát triển, tạo điều kiện cho ngƣời
học hình thành và phát triển nhân cách theo yêu cầu của xã hội và yêu cầu
của nghề nghiệp. Bởi văn hoá tổ chức, văn hóa nhà trƣờng có ảnh hƣởng vô
cùng to lớn đối với chất lƣợng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của cơ sở
giáo dục, nhà trƣờng. Môi trƣờng văn hoá xã hội nơi ngƣời học trƣởng thành
và phát triển, môi trƣờng văn hoá trƣờng học thuận lợi giúp ngƣời học có
nhiều cơ hội để phát triển. Văn hoá nhà trƣờng lành mạnh giúp giảm bớt sự
không hài lòng của nhà quản lý giáo viên và giúp giảm thiểu hành vi cử chỉ
không lịch sự của ngƣời học. Tạo môi trƣờng thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học,
khuyến khích GV, HV nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi. Môi
trƣờng văn hoá tổ chức, văn hóa nhà trƣờng lành mạnh nuôi dƣỡng, hỗ trợ
việc dạy và học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Thực tế ở các Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên trong quá trình GD ít
chú ý đến môi trƣờng văn hoá tổ chức. Chƣa phát huy hết những tác động
của văn hoá tổ chức đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách
ngƣời học và tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy đạt
chất lƣợng. Đồng thời việc xây dựng nề nếp học tập, quản lý công tác tự học
và thời gian biểu học tập của ngƣời học cũng ít đƣợc chú trọng đến. Do đó
chúng tôi lựa chọn đề tài: "Xây dựng văn hoá tổ chức ở Trung tâm Giáo dục
thường xuyên và Đào tạo cán bộ tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp xây dựng văn hoá tổ chức ở Trung tâm GDTX và
ĐTCB tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao chất lƣợng liên kết đào tạo.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình xây dựng văn hoá tổ chức Trung tâm GDTX và ĐTCB tỉnh
Quảng Ninh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp xây dựng văn hoá tổ chức ở Trung tâm GDTX và ĐTCB
tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Văn hoá tổ chức ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng giáo dục ở các
Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên, nếu đề xuất đƣợc các biện pháp xây dựng
văn hóa tổ chức tạo môi trƣờng làm việc và học tập hiệu quả ở các Trung tâm
Giáo dục thƣờng xuyên thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của xây dựng văn hóa tổ chức ở Trung tâm
Giáo dục thƣờng xuyên cấp tỉnh.
Nghiên cứu thực trạng xây dựng văn hóa tổ chức ở Trung tâm GDTX
và ĐTCB tỉnh Quảng Ninh.