Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng văn hóa học tập ở trường Trung học Phổ thông Ngọc Hà tỉnh Hà Giang
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1043

Xây dựng văn hóa học tập ở trường Trung học Phổ thông Ngọc Hà tỉnh Hà Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NHÂN THỊ NGA

XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC TẬP

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NGỌC HÀ TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NHÂN THỊ NGA

XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC TẬP

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NGỌC HÀ TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TÍNH

THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NHÂN THỊ NGA

XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC TẬP

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NGỌC HÀ TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TÍNH

THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

TS Nguyễn Thị Tính, người cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi

trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, cảm ơn các giáo

sư, phó giáo sư, giảng viên, các cán bộ, công nhân viên của trường Đại học

Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ

tôi, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành

luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ, giáo viên, học sinh

trường THPT Ngọc Hà Tỉnh Hà Giang đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện và

hợp tác trong quá trình thực hiện đề tài.

Luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Tác giả kính mong nhận

được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các chuyên gia và các bạn

đồng nghiệp.

Thái Nguyên, tháng 8/2010

Tác giả

Nhân Thị Nga

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................4

4. Giả thuyết khoa học.....................................................................................4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................4

6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................5

7. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................5

8. Những đóng góp mới của đề tài...................................................................5

9. Cấu trúc luận văn.........................................................................................6

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC TẬP

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...............................7

1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................7

1.2. Các khái niệm công cụ .............................................................................8

1.2.1. Văn hoá ............................................................................................8

1.2.2. Văn hoá tổ chức...............................................................................10

1.2.3. Nhà trường ......................................................................................13

1.2.4. Văn hoá nhà trường ........................................................................16

1.2.5. Văn hoá học tập ...............................................................................18

1.2.6. Xây dựng văn hoá học tập ...............................................................18

1.3. Xây dựng văn hoá học tập ở trường THPT ............................................19

1.3.1. Tầm quan trọng của VHHT đối với việc nâng cao chất lượng

giáo dục THPT .................................................................................19

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới VHHT ...................................................22

1.3.3. Nội dung xây dựng văn hoá học tập ở trường THPT.......................24

1.4. Hiệu trưởng nhà trường với việc xây dựng VHHT .................................26

Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ HỌC TẬP VÀ XÂY DỰNG

VHHT Ở TRƢỜNG THPT NGỌC HÀ - TỈNH HÀ GIANG........29

2.1. Một vài nét về khách thể điều tra ............................................................29

2.1.1. Lịch sử thành lập .............................................................................29

2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường...........................................29

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường.........................................................30

2.1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ...............................................30

2.1.5. Quy mô chất lượng đào tạo qua các năm (2005- 2010)....................31

2.1.6. Công tác đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh .........................32

2.2. Thực trạng VHHT ở trường THPT Ngọc Hà - Tỉnh Hà Giang...............33

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về VHHT và xây

dựng VHHT.....................................................................................33

2.2.2. Thực trạng VHHT ở trường THPT Ngọc Hà - Tỉnh Hà Giang.........37

2.2.3. Thực trạng các biện pháp xây dựng VHHT ở trường THPT Ngọc

Hà - Tỉnh Hà Giang ..........................................................................53

Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................61

Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC TẬP Ở

TRƢỜNG THPT NGỌC HÀ - TỈNH HÀ GIANG........................62

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp .......................................................62

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của quá trình GD .......................62

3.1.2. Nguyên tắc tập trung - dân chủ .......................................................62

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả thiết thực ...................................63

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của GV và HS ..........63

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ...................................................63

3.2. Các biện pháp.........................................................................................64

3.2.1. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, GD nhằm nâng cao nhận thức và

trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường đối với việc xây

dựng VHHT ......................................................................................64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

3.2.2. Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện........................65

3.2.3. Huy động các nguồn lực để xây dựng VHHT ..................................68

3.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy vai trò của người học.....74

3.2.5. Đổi mới quá trình quản lý, đảm bảo có hiệu quả tất cả các giai

đoạn quản lý .....................................................................................76

3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học ..................78

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................81

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...........82

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ...................................................................82

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ...................................................................82

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ..............................................................82

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm.......................................................................82

Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................87

1. Kết luận ....................................................................................................87

2. Kiến nghị...................................................................................................88

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................90

PHỤ LỤC ....................................................................................................92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1. VH Văn hoá

2. VHNT Văn hoá nhà trường

3. HT Hiệu trưởng

4. BGH Ban Giám hiệu

5. GD Giáo dục

6. THPT Trung học phổ thông

7.VHHT Văn hoá học tập

8. HS Học sinh

9. SV Sinh viên

10. XH Xã hội

11. CBQL Cán bộ quản lý

12. CSHCM Cộng sản Hồ Chí Minh

13. XH Xã hội

14. KT- XH Kinh tế- Xã hội

15. GD& ĐT Giáo dục và đào tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Biểu quy mô và chất lượng hai mặt GD của nhà trường từ

năm 2005 đến 2010......................................................................31

Bảng 2.2 : Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về VHHT ở trường THPT .......33

Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về nội dung xây

dựng VHHT.................................................................................34

Bảng 2.4 : Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về vai trò của việc

xây dựng VHHT trong nhà trường...............................................36

Bảng 2.5 : Thực trạng VH học hỏi của GV trong nhà trường.........................37

Bảng 2.6: Thực trạng văn hoá học hỏi của HS trong nhà trường....................39

Bảng 2.7: Thực trạng văn hoá thực hiện nề nếp dạy - học, quản lý thời

gian, nguồn lực học tập của GV...................................................41

Bảng 2.8: Thực trạng văn hoá nề nếp dạy - học, quản lý thời gian,

nguồn lực học tập của HS ............................................................43

Bảng 2.9 : Tự đánh giá về mức độ biểu hiện những hành vi vi phạm nội

qui học tập của HS.......................................................................45

Bảng 2.10: Thực trạng VH chia sẻ, hợp tác của GV ......................................48

Bảng 2.11: Thực trạng VH chia sẻ, hợp tác của HS.......................................51

Bảng 2.12: Đánh giá thực trạng hoạt động của Hiệu trưởng trong việc

xây dựng VHHT ..........................................................................53

Bảng 2.13: Các biện pháp xây dựng VHHT của Hiệu trưởng .......................54

Bảng 2.14: Những hành vi của GV đã tham gia xây dựng VHHT trong

nhà trường ...................................................................................57

Bảng 2.15: Những hành vi của HS đã tham gia xây dựng VHHT trong

nhà trường ...................................................................................58

Bảng 2.16: Đánh giá về VHHT của trường THPT Ngọc Hà ..........................60

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của những biện pháp

xây dựng VHHT nhà trường ........................................................83

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp xây dựng

VHHT trong nhà trường ..............................................................84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI với sự phát triển nhanh chóng của

khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông và

đang bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. Sự phát triển đó có ảnh

hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của toàn xã hội nói chung và giáo dục

(GD) nói riêng.

Từ trên nền tảng đó, cùng với những biến đổi lớn lao về chính trị xã hội

vào các thập niên vừa qua, xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ đang diễn ra trên thế

giới. Ở nước ta, sau gần hai thập niên thực hiện đường lối “đổi mới”, chuyển

dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo

định hướng xã hội chủ nghĩa. Không chỉ có sự “đổi mới”, chuyển sang nền

kinh tế thị trường, mà còn có xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa. Một bước

ngoặt của nước ta về hội nhập quốc tế là trở thành thành viên chính thức của

WTO vào tháng 11 năm 2006 đã minh chứng cho sự thay đổi hội nhập của đất

nước. Trong bối cảnh nêu trên, có thể nói đã tác động vào trong nước tạo nên

một thời kỳ đổi mới sâu sắc căn bản đối với đất nước. Trong thời kỳ này sự

đổi mới có ảnh hưởng trực tiếp tới nền GD của cả quốc gia, làm cho nền GD

nước ta chuyển sang một giai đoạn mới, mang những đặc trưng mới về sứ

mạng, tầm nhìn, giá trị, cơ cấu, chức năng… Những đặc trưng mới đó cũng

làm nảy sinh yêu cầu phải đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và

phương pháp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

Nước ta, với "Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt Nam phát triển

toàn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành

với lý tưởng độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng

nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc"[5]; Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

không ngừng nỗ lực trong việc xây dựng "nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có

tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư

tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng; đồng thời thực hiện "nguyên lý học đi đôi

với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực

tiễn, GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội"[5]. Với mục tiêu

của Đảng và tính chất, nguyên lý trên đặt ra cho giáo dục những thách thức

lớn về sản phẩm đào tạo nhằm đáp ứng với yêu cầu của thực tế cuộc sống và

thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để

thực hiện được mục tiêu tổng quát về phát triển KT- XH 5 năm 2005- 2010

Đảng ta đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ " Phát triển

khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển

kinh tế tri thức"[4]

Tuy nhiên chất lượng và hiệu quả GD tại các cơ sở GD nói chung và

các trường Trung học phổ thông (THPT) nói riêng tại Việt Nam còn chưa đáp

ứng yêu cầu xã hội. Thực trạng đó đã đặt ra yêu cầu cho Đảng, Nhà nước và

toàn dân ta tiếp tục nhận thức "GD là quốc sách hàng đầu", đổi mới tư duy và

phương thức quản lý giáo dục theo phương châm lấy "đổi mới quản lý giáo

dục là khâu đột phát"[3], nhằm "nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và

đào tạo"[3], mà trước hết là chất lượng và hiệu quả của các nhà trường.

Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển của sự nghiệp đổi mới GD ở Việt

Nam đã cho thấy muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả GD, trước hết phải

nâng cao chất lượng và hiệu quả của các cơ sở GD (nhà trường). Đặc biệt là

cấp THPT là cấp cuối cùng giúp các em bước vào cuộc sống hoặc học lên cao

với đầy đủ các kiến thức, kỹ năng sống hoà nhập một cách tốt nhất.

Trong sự nghiệp đổi mới GD, đã xuất hiện ngày càng nhiều trường

THPT tiên tiến, xuất sắc, đạt chuẩn Quốc gia, chất lượng cao, trường trọng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!