Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng văn hóa công sở tại trường cao đẳng nghề nghi sơn, tỉnh thanh hoá
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
3.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1248

Xây dựng văn hóa công sở tại trường cao đẳng nghề nghi sơn, tỉnh thanh hoá

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH

NGUYỄN THỊ HUYỀN

XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NGHI SƠN,

TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

THANH HÓA, 2021

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH

NGUYỄN THỊ HUYỀN

XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NGHI SƠN,

TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa

Mã số: 8.319.042

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Văn Trường

THANH HÓA, 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Thị Huyền, tôi thực hiện chọn đề tài: “Xây dựng Văn

hóa công sở tại trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” để làm đề

tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý văn hóa.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian

qua. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông

tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này.

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 8 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ....................................................................v

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................1

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:................................................................5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................9

5. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................9

6. Những đóng góp của luận văn:.............................................................12

7. Cấu trúc của luận văn:...........................................................................13

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ TỔNG

QUAN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NGHI SƠN.................................14

1.1. Các khái niệm cơ bản.........................................................................14

1.1.1. Văn hóa...........................................................................................14

1.1.2. Quan niệm về công sở.....................................................................16

1.1.3. Văn hóa công sở..............................................................................17

1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở...............................................19

1.3. Vai trò của văn hóa công sở...............................................................22

1.3.1. Văn hóa công sở góp phần nâng cao ý thức con người...................22

1.3.2. Văn hóa công sở góp phần vào thực hiện mục tiêu chung..............23

1.3.3. Văn hóa công sở góp phần vào sự ổn định trong hoạt động của tổ

chức...........................................................................................................24

1.3.4. Văn hóa công sở góp phần tạo nên bản sắc riêng cho hoạt động của

tổ chức.......................................................................................................24

1.4. Khái quát về Trường cao đẳng nghề Nghi Sơn..................................25

ii

1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ......................................................................25

1.4.2. Cơ cấu tổ chức của nhà trường........................................................27

Tiểu kết......................................................................................................29

Chương 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NGHI SƠN...............................................31

2.1. Vai trò của xây dựng văn hóa công sở đối với sự phát triển của

Trường cao đẳng nghề Nghi Sơn..............................................................31

2.1.1. Vai trò của văn hóa công sở đối với sự phát triển của công sở.......31

2.1.2. Những nội dung của văn hóa công sở tại trường Cao đẳng nghề

Nghi Sơn...................................................................................................32

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện VHCS tại

trường CĐN Nghi Sơn..............................................................................40

2.2. Thực trạng các quy định về xây dựng Văn hóa công sở tại Trường cao

đẳng nghề Nghi Sơn..................................................................................46

2.2.1. Những kết quả đạt được..................................................................48

2.2.2. Những tồn tại, hạn chế....................................................................57

2.3. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế..................................................62

Tiểu kết......................................................................................................64

Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA

CÔNG SỞ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NGHI SƠN...................66

3.1. Quan điểm, định hướng về việc nâng cao văn hóa công sở...............66

3.1.1. Quán triệt chủ trương của Đảng về đường lối xây dựng, phát triển

văn hóa......................................................................................................66

3.1.2. Bám sát các đặc tính, tiêu chí ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa

công sở......................................................................................................67

3.1.3. Khắc phục những hạn chế từ thực trạng xây dựng văn hóa công sở

và đảm bảo tính phù hợp trong điều kiện hiện nay...................................69

iii

3.2. Các giải pháp nâng cao văn hóa công sở tại trường Cao đẳng nghề

Nghi Sơn...................................................................................................70

3.2.1. Nâng cao nhận thức về văn hóa công sở, tăng cường công tác tuyên

truyền, phổ biến giáo dục về văn hóa công sở..........................................70

3.2.2. Đổi mới phương pháp tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động........73

3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện

văn hóa công sở.........................................................................................75

3.2.4. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao thái độ phục vụ người học

của viên chức, người lao động trong Nhà trường......................................75

3.2.5. Nâng cao chất lượng môi trường làm việc của viên chức, người lao

động Nhà trường.......................................................................................77

3.2.6. Hoàn thiện quy định về văn hóa công sở của Nhà trường..............77

Tiểu kết......................................................................................................78

KẾT LUẬN....................................................................................................80

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................82

PHỤ LỤC 1....................................................................................................86

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CB, GV, NLĐ : Cán bộ, giáo viên, người lao động

CCVC : Công chức, viên chức

CĐN : Cao đẳng nghề

CQHCNN : Cơ quan hành chính Nhà nước

CQNN : Cơ quan Nhà nước

HSSV : Học sinh sinh viên

NQ-CP : Nghị quyết của Chính phủ

QĐ-TTg : Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

QH : Quốc hội

UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VHCS : Văn hóa công sở

v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường cao đẳng nghề Nghi Sơn........27

Biểu đồ 2.1. Biểu đánh mức độ hài lòng nội quy quy định quy chế của CB,

GV, NLĐ...................................................................................49

Biểu đồ 2.2. Biểu đánh mức độ phù hợp của trang phục, lễ phục, thường

phục đối với CB, GV, NLĐ......................................................50

Biểu đồ 2.3. Khảo sát việc tuân thủ kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ

cán bộ, giáo viên.......................................................................52

Biểu đồ 2.4. Đánh giá mức độ phù hợp về giao tiếp ứng xử của cán bộ, giáo

viên nhà trường.........................................................................53

Biểu đồ 2.5. Đánh giá mức độ hài lòng của cán bộ, giáo viên về cơ sở vật

chất, bài trí công sở...................................................................56

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực

phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ,

hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định

hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền văn

hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,

một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân

văn; chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong

đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt

đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn

hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích

chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối

sống và thẩm mỹ ngày càng cao. Chúng ta xác định: Con người giữ vị trí

trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người

vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục￾đào tạo và khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là

một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng

gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực

hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh.

Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa có những bước

vận động rất quan trọng. Văn hóa được coi là nền tảng tinh thần vững chắc

của xã hội, trong đó con người được nhìn nhận là trung tâm trong chiến lược

phát triển bền vững. Việc nhấn mạnh đến vấn đề con người thể hiện sự phù

hợp với quan điểm tiến bộ về văn hóa trên thế giới hiện nay. Nghị quyết Hội

nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt

2

Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã khẳng định mục tiêu:

xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến

chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa

học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là

sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững

chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn

minh. Văn hóa tiếp tục là vấn đề quan trọng, có tính thời sự và dành được sự

quan tâm sâu sắc.

Văn hóa công sở (VHCS) là tổng hợp của hệ thống các giá trị về vật

chất và tinh thần, là thành quả trí tuệ sáng tạo của con người, thể hiện bản

chất nhà nước và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch

sử. Văn hóa công sở được xem như một dạng đặc thù của văn hóa xã hội bao

gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, cách hành xử trong hoạt động công sở

mà các thành viên trong công sở thừa nhận và tuân theo để ứng xử với nhau

trong nội bộ công sở và phục vụ xã hội.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 129/2007/QĐ￾TTg ngày 02/8/2007 về văn hóa công sở, Quyết định 1847 QĐ-TTg ngày

27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án văn hóa công

vụ tại các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan, đơn vị đã đã có những

chuyển biến tích cực, nghiêm túc, kỷ luật, kỷ cương. Nhận thức của cán bộ,

công chức, viên chức về văn hóa công sở đã có thay đổi rõ rệt. Nhiều cơ quan,

đơn vị đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá văn hóa công sở, cơ chế khen thưởng

và chế tài xử lý vi phạm về ứng xử văn hóa công sở. Từ đó hình thành phong

cách ứng xử hướng tới mục tiêu xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công

chức, viên chức chuyên nghiệp, chuẩn mực trong thực thi nhiệm vụ, thể hiện

phẩm chất đạo đức, lối sống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!