Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho sinh viên không chuyên TDTT trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trần Thị Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 33 - 38
33
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC
CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TDTT TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trần Thị Tú*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản lựa chọn đƣợc 6 test đánh giá trình độ thể lực có đủ
độ tin cậy và tính thông báo cho đối tƣợng nghiên cứu, đồng thời xây dựng tiêu chuẩn phân loại,
thang điểm cũng nhƣ bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực của sinh viên không chuyên
TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐH Thái Nguyên.
Từ khóa: Trình độ thể lực, sinh viên không chuyên TDTT, phương pháp nghiên cứu.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trƣờng
là một bộ phận không thể tách rời của nền
giáo dục Xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều năm
qua Bộ Giáo dục và đào tạo và các ngành chủ
quản rất quan tâm đến công tác GDTC trong
các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học
chuyên nghiệp. Công tác GDTC và TDTT
trong nhà trƣờng các cấp đã có nhiều phát
triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao các chỉ số
về hình thái, chức năng và khả năng hoạt
động thể lực của học sinh, sinh viên. Tuy
nhiên, hiện nay xuất phát từ đòi hỏi về công
tác đổi mới giáo dục đại học, đa dạng hoá các
loại hình đào tạo, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ về số lƣợng sinh viên thì việc đảm bảo
chất lƣợng giáo dục trong đó có GDTC đang
đứng trƣớc những thử thách to lớn. Công tác
GDTC và phong trào TDTT trong nhà trƣờng
các cấp đang có sự biểu hiện mất cân đối, học
sinh, sinh viên rất thích chơi thể thao nhƣng
lại không thích học môn thể dục hay GDTC,
sự quan tâm, đầu tƣ của lãnh đạo các trƣờng
không thống nhất, cán bộ làm công tác giảng
dạy và hoạt động phong trào TDTT ở các
trƣờng còn thiếu và không thƣờng xuyên
đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, thiếu
thốn... đã ảnh hƣởng không nhỏ tới chất
lƣợng và hiệu quả công tác GDTC trong các
nhà trƣờng.
*
Tel: 0986 703726, Email : [email protected]
Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn
tới thực trạng trên là do nội dung GDTC trong
các nhà trƣờng không thiết thực, công tác
quản lý, đánh giá mức độ rèn luyện thể chất
của sinh viên không chặt chẽ, thiếu những chỉ
tiêu, tiêu chuẩn đánh giá cụ thể trong các
trƣờng học khác nhau (theo đặc điểm ngành
nghề của từng trƣờng). Chính vì vậy, công tác
GDTC cũng nhƣ hoạt động TDTT trong
trƣờng cần hƣớng việc phát triển thể chất và
thể lực của sinh viên cho phù hợp với yêu cầu
đặc điểm ngành nghề của từng trƣờng.
Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN lâu nay
vẫn thực thi chƣơng trình GDTC của Bộ Giáo
dục - Đào tạo ban hành. Việc kiểm tra đánh
giá trình độ thể lực (TĐTL) của sinh viên còn
nhiều khó khăn do chƣa xây dựng đƣợc tiêu
chuẩn đánh giá phù hợp với từng đối tƣợng
sinh viên và ngành nghề đào tạo.Vậy đối với
sinh viên việc chuẩn bị thể lực đến đâu là phù
hợp, là có lợi cho việc học tập nâng cao thể
lực? Dựa vào đâu để có thể đánh giá TĐTL
một cách khoa học, đúng đắn và hiệu quả?
Trƣớc nhu cầu thực tiễn và xu thế phát triển
của trƣờng thì việc xây dựng tiêu chuẩn để
đánh giá TĐTL cho sinh viên là rất cần thiết.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thông qua việc phân tích, tổng hợp những cơ
sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm tra đánh
giá TĐTL cho học sinh, sinh viên và thanh
niên, để từ đó xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
TĐTL cho sinh viên không chuyên TDTT